NoriKid Plus https://norikidplus.vn Giải pháp tốt nhất cho trẻ biếng ăn, táo bón Thu, 09 Nov 2023 08:55:57 +0000 vi hourly 1 Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ và cách điều trị! https://norikidplus.vn/benh-dau-mat-do-o-tre-2985/ https://norikidplus.vn/benh-dau-mat-do-o-tre-2985/#respond Mon, 30 Oct 2023 07:31:01 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2985 Hiện nay, số ca mắc bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em ngày càng tăng cao và có xu hướng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng vô cùng khó chịu và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, cha mẹ hãy cùng dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc mắt) là bệnh nhiễm trùng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này cao nhất. Đau mắt đỏ thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, lúc này cơ thể trẻ khá nhạy cảm nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là gì? 1
Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

Đau mắt đỏ không chỉ gây nhiều triệu chứng khó chịu, bệnh còn có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mắt của người mắc bệnh. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách đau mắt đỏ ở trẻ sẽ góp phần quan trọng giúp giảm nhẹ bệnh và ngăn ngừa bệnh phát tán.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ em được xác định do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong đó virus là nguyên nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất. Theo kết quả nghiên cứu đầu năm 2023 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, có 2 nhóm virus gây đau mắt đỏ phổ biến hơn cả là Enterovirus (chiếm đến 86% số ca mắc) và còn lại là do Adenovirus.

Ngoài ra, đau mắt đỏ còn có thể khởi phát do một số tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn (Staphylococcus aureus, cúm Haemophilus, phế cầu, lậu cầu,…) hoặc do tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất độc hại, dị vật, nhiễm độc,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em 1
Trẻ có dấu hiệu ngứa mắt, đau mắt

Các triệu chứng ban đầu của đau mắt đỏ thường xuất hiện sau 3 – 7 ngày kể từ khi tác nhân gây bệnh tiếp xúc với cơ thể. Ở trẻ nhỏ, bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Xung huyết kết mạc (đỏ mắt) ở một hoặc cả hai mắt.
  • Cảm giác cộm mắt, như có hạt cát bên trong mắt.
  • Kích ứng mắt, khó chịu, đau, chảy nước mắt, ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
  • Mắt trẻ có nhiều ghèn rỉ (rỉ màu trắng hoặc xanh, vàng).
  • Sưng mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, viêm đường hô hấp, viêm mũi,… Một số ít trường hợp đau mắt đỏ có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, đau mắt đỏ ở trẻ thường khá lành tính và hầu như không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ. Đau mắt đỏ do dị ứng thường diễn biến nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Đau mắt đỏ do virus có thể tự thuyên giảm sau 1 – 2 tuần mà không phải điều trị y tế. Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh thường cải thiện sau 1 – 2 ngày sau khi được điều trị đúng cách.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ có nguy hiểm không? 1
Nếu không chăm sóc đúng cách, đau mắt đỏ có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ

Mặc dù đau mắt đỏ là bệnh phổ biến và khá lành tính nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Một số trường hợp đau mắt đỏ bội nhiễm nghiêm trọng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… dẫn đến sẹo giác mạc và suy giảm thị lực.

Do vậy, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ sớm khỏi bệnh.

Cách điều trị khi trẻ bị đau mắt đỏ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ mắt có thể được bác sĩ kê đơn trong điều trị đau mắt đỏ ở trẻ:

  • Nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý có tác dụng rửa mắt, vệ sinh mắt và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh: Thuốc được chỉ định cho trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra. Có nhiều loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh điều trị đau mắt đỏ cho trẻ nhue Tobramycin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,…
  • Thuốc nhỏ mắt có Corticoid: Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm kết mạc nặng, tuy nhiên liều dùng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có Corticoid khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách điều trị khi trẻ bị đau mắt đỏ 1
Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà đúng cách là biện pháp giúp tăng cường hiệu quả điều trị cũng như giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng. Cha mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà dưới đây.

Giữ vệ sinh mắt

Vệ sinh mắt là việc không thể thiếu trong khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ. Ngoài việc rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, cha mẹ có thể lấy một miếng gạc sạch hoặc khăn mềm sạch thấm ướt nước sau đó lau sạch và lấy hết ghèn mắt cho trẻ.

Lưu ý, nếu trẻ chỉ bị đau mắt đỏ một bên mắt, cha mẹ nên vệ sinh mắt còn lại trước. Gạc sau khi sử dụng vệ sinh mắt cho trẻ nên bỏ đi và không sử dụng lại, nếu dùng khăn, cha mẹ hãy chú ý giặt riêng và khử khuẩn đúng cách, không dùng chung khăn với trẻ đang mắc bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ không nên đưa tay dụi mắt vì có thể gây bội nhiễm hoặc tổn thương mắt nghiêm trọng hơn.

Giữ vệ sinh mắt 1
Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ khi bị đau mắt đỏ

Ngăn ngừa lây nhiễm

Đối với đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn, nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ lây lan sang mọi người xung quanh. Thêm vào đó, tác nhân gây bệnh chủ yếu nằm trong ghèn rỉ và nước mắt của trẻ. Do vậy, các đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn tay, đồ chơi, quần áo,… của trẻ cần được để riêng và vệ sinh, khử trùng hàng ngày để tránh lây lan bệnh.

Ngoài ra, trẻ bị đau mắt đỏ nên hạn chế tiếp xúc với người khác. Cha mẹ không nên đưa trẻ đến nơi đông người, khi đưa trẻ ra ngoài nên chuẩn bị cho trẻ các biện pháp phòng ngừa phù hợp như đeo kính chắn bọt, kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng,…

Chăm sóc dinh dưỡng

Phần lớn ca mắc đau mắt đỏ hiện nay là do virus, vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể có đủ khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị đau mắt đỏ cha mẹ có thể tham khảo:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Nên cho bé tăng cường bú mẹ thường xuyên, sữa mẹ sẽ cung cấp dinh dưỡng và kháng thể giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Đối với trẻ nhỏ: Cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như bông cải xanh, cà rốt, cà chua, cam, bưởi, bơ, dâu tây,… Những thực phẩm này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp hỗ trợ thị lực cho trẻ, giúp bệnh nhanh hồi phục.
Chăm sóc dinh dưỡng 1
Tăng cường bổ sung vitamin khoáng chất cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống đủ nước, hạn chế ăn một số thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ cay nóng, thức uống có gas, đồ ăn nhanh,…

Theo dõi diễn biến bệnh

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên. Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời:

  • Trẻ chảy nước mắt có mủ
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị đau mắt đỏ
  • Trẻ sốt cao, phát ban
  • Triệu chứng đau mắt đỏ không có dấu hiệu cải thiện

Trên đây là những thông tin về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và các biện pháp chăm sóc điều trị đúng cách. Nếu còn thắc mắc, cha mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355 
  • https://benhviennhitrunguong.gov.vn/canh-bao-dich-viem-ket-mac-cap-dau-mat-do-do-virus-dang-lay-lan-nhanh-dien-bien-phuc-tap.html
]]>
https://norikidplus.vn/benh-dau-mat-do-o-tre-2985/feed/ 0
Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có nên uống kháng sinh không? https://norikidplus.vn/benh-tay-chan-mieng-co-nen-uong-khang-sinh-2956/ https://norikidplus.vn/benh-tay-chan-mieng-co-nen-uong-khang-sinh-2956/#respond Mon, 23 Oct 2023 10:04:48 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2956 Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nên uống kháng sinh không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh khi con nhỏ đang mắc bệnh chân tay miệng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cha mẹ hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.

Hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng bùng phát mạnh mẽ thành dịch. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh chân tay miệng, tuy nhiên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện, chưa đủ khả năng chống chọi lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 1
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng được xác định là do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Virus có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa, do tiếp xúc với các chất tiết từ mụn nước, phân, hay nước bọt của trẻ mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường diễn tiến qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh tính từ thời điểm virus gây bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo sức đề kháng của từng trẻ.
  • Giai đoạn khởi phát: Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ khởi phát một số triệu chứng ban đầu như sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, ăn không ngon, chán ăn,…
  • Giai đoạn toàn phát: Sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, trẻ có thể xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc mụn nước ở một số vùng da trên cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi, mông, khuỷu tay, đầu gối,… Đặc biệt, các vết loét xuất hiện trong miệng khiến trẻ cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu dẫn đến bỏ ăn, biếng ăn,…
  • Giai đoạn lui bệnh: Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể hồi phục sau 7 – 10 ngày và không để lại biến chứng nguy hiểm.

☛ Đọc thêm: 3 dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có nên uống kháng sinh không?

Rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra câu hỏi: “Trẻ bị bệnh tay chân miệng có nên uống kháng sinh không”. Liên quan đến vấn đề này, các bác sĩ nhi khoa cho biết, dùng kháng sinh là không cần thiết ở trẻ bị tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng có nên uống kháng sinh không? 1
Bệnh tay chân miệng không cần thiết phải dùng đến kháng sinh

Nguyên nhân là do kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mà bệnh tay chân miệng được xác định là do virus gây ra, không phải là vi khuẩn nên kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng. Do vậy, khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể vô tình dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau này.

Khi nào trẻ bị tay chân miệng cần dùng kháng sinh?

Trên thực tế, một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể được bác sĩ chỉ định kháng sinh. Đó là các trường hợp xảy ra bội nhiễm ở các vết loét, hoặc xuất hiện các biến chứng như viêm màng não do nhiễm khuẩn,…

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ một số loại kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, cephalexin, erythromycin,…

Lưu ý, liều lượng thuốc và loại thuốc cần được bác sĩ cân nhắc theo độ tuổi, cân nặng, và tình trạng sức khỏe của trẻ. Do vậy, khi cho trẻ dùng kháng sinh, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh khi chưa được bác sĩ cho phép.

Trẻ bị tay chân miệng nên uống thuốc gì?

Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Việc điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là một số thuốc có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho trẻ bị tay chân miệng:

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt 1
Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ khi trẻ có biểu hiện sốt cao

Đối với các trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol (liều 10 – 15 mg/kg, mỗi 4 – 6 giờ, một ngày không dùng quá 4 lần). Nếu trẻ sốt cao và đau nhiều, cha mẹ có thể dùng ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp khác giúp hạ sốt cho trẻ như chườm ấm vùng cổ, nách, bẹn,…

Dung dịch bù nước và điện giải

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, vã mồ hôi nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Do vậy, cha mẹ nên chú ý bổ sung nước và điện giải cho trẻ. Bên cạnh việc cho trẻ uống nhiều nước hơn, cha mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung cho trẻ dung dịch bù nước, điện giải như oresol, hydrite,…

Dung dịch sát khuẩn

Một số dung dịch sát khuẩn có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở các vết loét lớn khi trẻ bị tay chân miệng. Bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ dùng một số dung dịch như nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), betadin súc họng,… Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc sát khuẩn khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. ☛ Tham khảo: 6 loại dung dịch sát khuẩn an toàn cho bé 

Dung dịch sát khuẩn 1
Dùng nước muối sinh lý sát khuẩn, vệ sinh răng miệng cho bé

Một số loại thuốc khác

Việc tăng đề kháng cho trẻ trong khi đang mắc bệnh tay chân miệng là việc hết sức cần thiết. Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các vi chất dinh dưỡng, như vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, kẽm,… giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị tay chân miệng

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Không dùng thuốc bôi chứa corticoid cho trẻ vì có thể gây suy giảm miễn dịch và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Một số loại thuốc kháng virus như acyclovir không có tác dụng đối với virus gây bệnh tay chân miệng nên không cần thiết sử dụng.
  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị tay chân miệng, nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, hoặc các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài việc cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… đồng thời tăng cường bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm, lysine,… vừa hỗ trợ tăng sức đề kháng vừa giúp kích thích vị giác khiến trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: ”Trẻ mắc bệnh chân tay miệng nên uống kháng sinh không?”. Việc dùng thuốc điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ, tránh để tiền mất tật mang.

]]>
https://norikidplus.vn/benh-tay-chan-mieng-co-nen-uong-khang-sinh-2956/feed/ 0
Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em từng giai đoạn! https://norikidplus.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-tre-em-2929/ https://norikidplus.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-tre-em-2929/#respond Tue, 17 Oct 2023 02:15:00 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2929 Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng có xu hướng tăng nhanh trong cộng đồng. Vậy, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện như thế nào? Nên làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?… Cha mẹ hãy cùng dành thời gian tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt Dengue) là bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và tạo thành dịch nhờ muỗi truyền. Sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue với 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Do vậy, người ở vùng dịch sốt xuất huyết có thể mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời.

Sốt xuất huyết là bệnh gì? 1
Bệnh sốt xuất huyết ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới

Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết cần nhập viện, phần lớn là trẻ em. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5%. Do vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu và triệu chứng bệnh là rất cấp thiết để phòng ngừa bệnh dịch lây lan, cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn

Sốt xuất huyết ở trẻ em có triệu chứng đa dạng tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Bệnh thường diễn biến qua 4 giai đoạn với các triệu chứng như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh tính từ khi virus Dengue bắt đầu xâm nhập vào cơ thể (bắt đầu bị muỗi mang virus đốt) đến khi khởi phát các triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 – 6 ngày (một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày) tùy theo khả năng miễn dịch của từng người.

Ở giai đoạn ủ bệnh của sốt xuất huyết, trẻ thường không có các triệu chứng đặc trưng, hầu hết trẻ vẫn sinh hoạt và hoạt động bình thường.

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt 1
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường có biểu hiện sốt rất cao, sốt liên tục

Sốt là triệu chứng đầu tiên sau khi khởi phát bệnh. Ở giai đoạn này, trẻ thường có biểu hiện sốt cao đột ngột và diễn ra liên tục, một số trường hợp có thể sốt lên đến 40 độ C. Khi sốt, trẻ còn có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nhiều, đau đầu, vị giác thay đổi dẫn đến chán ăn, biếng ăn, bỏ ăn,… Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, đau cơ khớp, đau thượng vị, tiêu chảy, nôn mửa,…

Đau bụng và đau họng thường là những triệu chứng nổi trội hơn ở trẻ em. Một số trường hợp còn có biểu hiện da sung huyết (có thể quan sát thấy các chấm xuất huyết dưới da), chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng,…

Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, tức là khoảng 3 – 7 ngày, trẻ phải đối mặt với giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Sang đến giai đoạn này, tình trạng sốt của trẻ có thể thuyên giảm và hạ sốt so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, trẻ vẫn có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, biếng ăn,…

Dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn nguy hiểm là tình trạng thoát huyết tương. Cha mẹ có thể quan sát thấy rõ các ban da dạng sẩn đa hình thái, có thể là chấm xuất huyết dưới da hoặc các mảng bầm tím. Nốt ban da đôi khi gây ngứa và trẻ có biểu hiện gãi. Các ban da xuất hiện đầu tiên ở thân mình, sau đó lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp thoát huyết tương nặng có thể dẫn đến sốc có biểu hiện như vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp, đi ngoài ra máu,…

Giai đoạn nguy hiểm 1
Hình ảnh phát ban da ở trẻ em khi bị sốt xuất huyết

Khi xét nghiệm máu, có thể thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm, giá trị hematocrit tăng lên 20% so với giá trị bình thường. Đây là kết quả của tình trạng thoát huyết tương với lượng lớn, dẫn đến giảm tiểu cầu và cô đặc máu, từ đó gây ra xuất huyết.

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng từ 2 – 3 ngày là giai đoạn phục hồi. Giai đoạn này, trẻ thường hết sốt và các triệu chứng được cải thiện đáng kể. Trẻ đã có biểu hiện thèm ăn hơn, huyết áp ổn định và đi tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu, có thể thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường.

Nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp xử lý dưới đây.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Đưa trẻ đi khám bác sĩ 1
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trong 2 ngày trở đi, đặc biệt là khi trẻ ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết, cha mẹ nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp nhất. Tùy theo tình hình sức khỏe của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ điều trị tại cơ sở y tế, hoặc hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ nếu trẻ sốt trở lại, tuy nhiên một ngày không dùng quá 4 lần). Tuyệt đối không dùng Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp khác như chườm ấm, nhất là vùng cổ, nách, bẹn,… để giúp hạ nhiệt cơ thể, tránh để sốt cao dẫn đến co giật.

Bổ sung nước cho cơ thể

Bổ sung nước cho cơ thể 1
Bổ sung cho trẻ đủ nước, ngăn ngừa mất nước

Trẻ có biểu hiện sốt cao thường đi kèm biểu hiện mất nước, do vậy cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể trẻ. Đồng thời, việc bổ sung nước cho cơ thể cũng góp phần giúp hạ nhiệt cơ thể và bù lại lượng huyết tương thoát ra do xuất huyết.

Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ đa dạng các loại nước như dung dịch oresol (lưu ý pha đúng liều lượng được ghi trên nhãn), nước dừa, nước cam, nước ép hoa quả, nước lọc,…

Chăm sóc dinh dưỡng

Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, do vậy, cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ. Một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Ưu tiên các món ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa,… Đồng thời, cha mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn
  • Tăng cường bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm,… để tăng cường hoạt động chuyển hóa và nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Bổ sung cho trẻ các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B, kẽm, lysine, selen,… giúp kích thích vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng chống trọi lại với bệnh tật.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… tránh dẫn đến tổn thương và loét thành mạch.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước có ga, đồ uống có chứa chất kích thích như cafein,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có màu đỏ hoặc nâu như thanh long đỏ, huyết heo,… vì sẽ gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết.

Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ

Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ 1
Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường

Sốt xuất huyết ở trẻ em có diễn biến đa dạng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt rất cao có thể dẫn đến co giật, thoát huyết tương nặng gây tụt huyết áp, sốc. Thậm chí, một số trường hợp, sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời:

  • Trẻ vật vã, lờ đờ, đau bụng liên tục vùng hạ sườn phải (vùng gan).
  • Trẻ buồn nôn và nôn liên tục (nhiều hơn 3 – 4 lần mỗi giờ).
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ).
  • Tiểu ít, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.

Phòng ngừa bệnh lây lan

Khi trong nhà có trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, ngoài việc chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng cần thực hiện một số biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh dịch lây lan cho mọi người xung quanh. Một số biện pháp cha mẹ có thể tham khảo là:

  • Tránh để trẻ bị muỗi đốt bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài, ngủ màn kể cả ban ngày.
  • Diệt lăng quăng, bọ gậy, đậy kín các vật dụng chứa nước để tránh việc muỗi đẻ trứng.
  • Thu dọn các đồ vật có thể đọng nước xung quanh như vỏ hộp, chai lọ,..
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ,…

Bài viết trên đây đã cung cấp đến các phụ huynh thông tin về những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn và các biện pháp xử lý, phòng ngừa đúng cách. Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Do vậy, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

☛ Đọc thêm: Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ

]]>
https://norikidplus.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-tre-em-2929/feed/ 0
Giải đáp nhanh: Bệnh tay chân miệng có bị ngứa không? https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-bi-ngua-khong-2904/ https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-bi-ngua-khong-2904/#respond Mon, 16 Oct 2023 10:11:09 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2904 Hiện nay, bệnh tay chân miệng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy, bệnh tay chân miệng có bị ngứa không? Đâu là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh tay chân miệng? Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 9 – 12 và tháng 3 – 5 hàng năm do đây là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển.

Bệnh tay chân miệng là gì? 1
Tay chân miệng là bệnh phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng thông qua dịch mũi họng, phân, dịch tiết từ các tổn thương da,… Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus đường ruột gây ra, trong đó phổ biến nhất là 2 chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 10 ngày tùy theo sức đề kháng của trẻ. Sang đến giai đoạn phát bệnh, virus xâm nhập vào máu và lan tỏa đến nhiều cơ quan và gây tổn thương.

Hầu hết trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng thường có diễn biến nhẹ và thường tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày khi được chăm sóc điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp bệnh diễn biến nhanh và nghiêm trọng, thậm chí là gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi trẻ mắc phải bệnh này.

☛ Xem đầy đủ: Thông tin bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có bị ngứa không?

Tổn thương do tay chân miệng gây ra sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Các vết phỏng nước mọc khắp nơi trên cơ thể bé khiến nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, bệnh tay chân miệng có bị ngứa không?

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có bị ngứa không? 1
Liệu rằng, ngứa có phải là triệu chứng của bệnh chân tay miệng?

Câu trả lời là bệnh tay chân miệng không gây ngứa và ngứa cũng không phải là một triệu chứng phổ biến của tay chân miệng. Khi trẻ than ngứa, đau rát, hoặc có phản ứng gãi lên vùng da tổn thương, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nguyên nhân trẻ bị ngứa khi đang mắc bệnh chân tay miệng có thể là do các tổn thương trên da của trẻ đã bị nhiễm trùng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ bị chân tay miệng có nên tắm không?

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng thường không bị ngứa, vậy đâu là triệu chứng cảnh báo bệnh? Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng có ý nghĩa quan trọng giúp cha mẹ sớm có biện pháp chăm sóc trẻ và phòng ngừa nguy cơ lây lan thành dịch. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng.

Sốt

Sốt là một trong những triệu chứng đầu tiên của tay chân miệng. Triệu chứng sốt có thể xuất hiện sau từ 3 – 5 ngày, tính từ lúc virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện sốt nhẹ, một số trường hợp sốt cao (38 – 39 độ C). Khi trẻ sốt, chúng thường có biểu hiện rất khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc nhiều.

Loét miệng

Loét miệng 1
Loét miệng là triệu chứng tương đối phổ biến khi mắc bệnh chân tay miệng

Loét miệng cũng là một triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Ban đầu, các vết loét xuất hiện trên niêm mạc miệng, lưỡi, nướu, vòm họng,… dưới dạng các đốm đỏ. Sau 1 – 2 ngày, các đốm đỏ có thể phát triển thành các phỏng nước. Khi các phỏng nước bị vỡ (do tác động mạnh hoặc chăm sóc sai cách), chúng tạo thành các vết loét trong miệng.

Các vết loét miệng khiến trẻ cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu, ăn không ngon, đau khi ăn, tăng tiết nước bọt, chán ăn, bỏ ăn, biếng ăn,…

Phát ban trên da

Đa số các trường hợp phát hiện bệnh tay chân miệng khi trẻ xuất hiện các nốt ban trên da. Sau khoảng 1 – 2 ngày phát bệnh, trên da trẻ trẻ có thể xuất hiện các nốt ban hồng với đường kính khoảng vài mm, chúng có thể chìm hoặc nổi lên trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban da có thể hình thành các mụn nước, phồng rộp, bên trong mụn nước có chứa đầy dịch lỏng, có thể chứa cả virus gây bệnh.

Các nốt ban đỏ có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể trẻ, tuy nhiên chúng tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng, trong niêm mạc miệng, đầu gối, mông, khuỷu tay,…

Phát ban trên da 1
Các vị trí thường xuất hiện phát ban da rõ ràng nhất

Ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ bị tay chân miệng cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như đau họng, hắt hơi, đau bụng, tiêu chảy,…

Nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thăm khám trực tiếp với bác sĩ

Khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng, để chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ cũng như phân biệt với các bệnh lý khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám trực tiếp với bác sĩ. Dựa trên tình hình sức khỏe của từng trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ chăm sóc điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.

Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt cao kéo dài nhiều ngày, không hạ sốt mặc dù đã uống thuốc hạ sốt.
  • Hay bị giật mình, quấy khóc dai dẳng kéo dài.
  • Khó thở, nôn nhiều,…
  • Chân tay yếu, đi loạng choạng,…

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ, mẹ nên thực hiện các biện pháp như chườm ấm ở cổ, nác, bẹn,… kết hợp với việc dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol (liều 15 mg/kg, mỗi 4 – 6 giờ, ngày dùng không quá 4 lần).

Chăm sóc khi trẻ bị sốt 1
Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt

Ngoài ra, trẻ bị sốt thường đi kèm triệu chứng mất nước, do vậy, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đủ nước. Có thể cho trẻ uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải trong trường hợp trẻ sốt cao, vã mồ hôi nhiều, nôn, tiêu chảy,… Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý cách pha dung dịch oresol theo đúng tỷ lệ ghi trên nhãn để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Vệ sinh hàng ngày cho trẻ

Khi cơ thể trẻ xuất hiện các mụn nước, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn nước rất dễ bị vỡ và làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, cũng như dễ lây lan mầm bệnh sang những người xung quanh. Do vậy, cha mẹ cần chú ý vệ sinh hàng ngày cho trẻ với những lưu ý sau:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Nếu trẻ không thể tự xúc miệng, cha mẹ có thể dùng gạc sạch tẩm nước muối và vệ sinh cho trẻ. Lưu ý không chà sát mạnh để tránh làm vỡ các phỏng nước.
  • Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch hoặc xà phòng sát khuẩn, nên tắm cho trẻ nơi kín gió, không chà sát quá mạnh tránh làm vỡ các mụn nước.
  • Sau khi tắm, có thể bôi Betadin 3% vào các tổn thương da để phòng tránh nhiễm trùng da.
  • Các đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát, thìa,… sau khi rửa sạch, tránh nước sôi thì nên được để riêng, không nên để chung với đồ dùng của mọi người trong gia đình.
  • Quần áo, tã lót,… của trẻ nên được ngâm trong dung dịch sát khuẩn Cloramphenin B và giặt sạch, phơi ngoài trời nắng.
  • Cha mẹ nên cắt móng tay của trẻ để tránh việc chúng chạm hoặc gãi vào các nốt mụn nước.

☛ Xem đầy đủ: Cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng

Chăm sóc dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng 1
Bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị tay chân miệng không chỉ giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh mà còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Đối với trẻ còn bú mẹ: Mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể vắt sữa ra bình và cho trẻ ăn bằng thìa.

Đối với trẻ lớn:

  • Đảm bảo bữa ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, kẽm,…
  • Ưu tiên những thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, hoặc các thực phẩm nhiều dầu mỡ, hoặc thực phẩm có tính cay nóng,…
  • Nếu trẻ có biểu hiện chán ăn, ăn ít, cha mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.

Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ

Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ 1
Nếu trẻ sốt cao kéo dài không hạ, cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Bệnh tay chân miệng có nhiều diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Từ những thông tin trên đây, cha mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “trẻ bị bệnh tay chân miệng có bị ngứa không?”, và hiểu rõ hơn về các dấu hiệu điển hình cũng như cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Nếu cha mẹ còn thắc mắc, hãy để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn giải đáp!

Tài liệu tham khảo:

  • https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-cach-theo-doi-va-cham-soc-tre-mac-tay-chan-mieng-tai-nha.html 
  • https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/hand-foot-and-mouth-disease
]]>
https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-bi-ngua-khong-2904/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? Giải đáp chi tiết! https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-kieng-gio-khong-2874/ https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-kieng-gio-khong-2874/#respond Mon, 09 Oct 2023 06:44:37 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2874 Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? là câu hỏi đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con em mình mắc bệnh chân tay miệng. Để trả lời câu hỏi này, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về những điều nên làm và nên tránh khi trẻ bị chân tay miệng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến tại Việt Nam. Hàng năm, bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn thời tiết giao mùa như tháng 9-12 hoặc tháng 3-5. Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 1
Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ hàng năm ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi các dấu hiệu như sốt, loét miệng, phát ban, nổi mụn nước trên da, nhiều nhất là ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng, trong miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay,… khiến trẻ nhỏ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau rát.

Nguyên nhân gây bệnh được biết đến là do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa do tiếp xúc với dịch tiết từ nốt mụn nước, giọt bắn trong không khí sau khi ho, nước bọt, phân,… của người nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 thường tiến triển nhẹ và tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày nếu được chăm sóc điều trị đúng cách. Mặt khác, bệnh gây ra do Enterovirus 71 thường có xu hướng nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim,…

☛ Đọc chi tiết: Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

Nhiều người quan niệm rằng, khi trẻ nhỏ mắc bất kỳ căn bệnh nào cũng đều nên kiêng ra gió. Bệnh tay chân miệng cũng vậy, khi trẻ mắc bệnh, mọi người thường cho rằng trẻ nên được giữ kín trong nhà và mặc nhiều quần áo làm ấm cơ thể.

Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? 1
Trẻ bị tay chân miệng không hoàn toàn cần kiêng gió

Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học hiện đại, quan niệm này không hoàn toàn đúng. Hay nói cách khác, trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng gió và cũng không cần phải bao bọc quá kín. Nguyên nhân là do khi bao bọc trẻ quá kỹ, các virus, vi khuẩn gây bệnh trên da sẽ phát triển nhanh và lây lan mạnh mẽ sang các vùng da lành khác làm tăng nguy cơ gây bội nhiễm của trẻ.

Thế nhưng, quan điểm kiêng gió khi trẻ bị tay chân miệng cũng không phải là hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ ra ngoài lúc trời gió to hoặc để gió tạt trực tiếp vào cơ thể trẻ trong giai đoạn phát bệnh. Với thể trạng yếu ớt của trẻ, khi tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh sẽ khiến trẻ dễ gặp các vấn đề khác về sức khỏe như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan,…

Do vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không cần thiết phải cho trẻ kiêng gió tuyệt đối nhưng cũng nên hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh, đặc biệt là khi tắm cho trẻ.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?

Ngoài việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh, cha mẹ cũng nên cho trẻ tránh làm một số việc dưới đây khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

Kiêng chạm hoặc gãi vào vết loét

Kiêng chạm hoặc gãi vào vết loét 1
Tránh để trẻ tự ý gãi vào vết mụn nước

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng như phát ban, nổi mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu trên da bé làm cho chúng có xu hướng muốn chạm, gãi vào các vết tổn thương da. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến bội nhiễm khiến tình trạng tổn thương da càng thêm trầm trọng.

Do vậy, cha mẹ cần giáo dục trẻ không nên chạm vào các vết phát ban, đồng thời cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh làm vỡ các vết loét. Các vết phát ban nên được giữ sạch sẽ, khô thoáng, không che đậy và vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng tiệt khuẩn.

Kiêng tiếp xúc với trẻ khác

Do tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt là ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ kiêng tiếp xúc với các trẻ khác. Nếu trẻ đang trong độ tuổi đi lớp, cha mẹ nên cho bé nghỉ học cách ly tại nhà ít nhất 10 – 14 ngày. Đồng thời, mẹ nên báo với lớp học của trẻ và y tế địa phương để có phương pháp vệ sinh môi trường, các bề mặt mà trẻ từng tiếp xúc để tránh lây bệnh sang các trẻ khác.

Hạn chế trong việc ăn uống

Hạn chế trong việc ăn uống 1
Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ…

Một số thực phẩm có thể khiến trẻ khó chịu trong khi ăn uống, và thậm chí chúng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu,… vì sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu.
  • Các thực phẩm chứa nhiều acid như cam, chanh,… nên được hạn chế khi trẻ có các vết loét trong miệng.
  • Thực phẩm quá cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế trong khi trẻ đang mắc bệnh chân tay miệng.
  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh,…

Kiêng dùng chung vật dụng cá nhân

Đối với trẻ bị tay chân miệng, virus gây bệnh có thể từ dịch tiết các nốt mụn nước, phân, giọt bắn trong không khí sau khi ho và hắt hơi,… ra ngoài môi trường và lây lan sang những người khác. Do vậy, các vật dụng cá nhân của trẻ nên được để riêng biệt và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Nên làm gì khi trẻ bị chân tay miệng?

Nên làm gì khi trẻ bị chân tay miệng? 1
Súc miệng nước muối hàng ngày sẽ giúp trẻ làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa bội nhiễm

Bên cạnh những việc làm nên kiêng, để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế lây lan, cha mẹ nên thực hiện một số điều dưới đây:

  • Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nên khuyến khích trẻ tự súc miệng hoặc dùng gạc sạch thấm nước muối vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nên thực hiện 3-4 lần mỗi ngày, nhất là sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn, nên cho trẻ tắm nơi kín gió. Chú ý khi tắm, cha mẹ nên vệ sinh da bé nhẹ nhàng, tránh để làm vỡ các mụn nước. ☛ Tham khảo: Top 7 loại lá tắm chữa chân tay miệng cho trẻ nhỏ
  • Quần áo, tã lót,… của trẻ sau khi thay ra nên được ngâm trong dung dịch sát khuẩn Cloramin B, sau đó  giặt sạch và phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời.
  • Đồ dùng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng như bát, thìa, đũa, bình sữa,… nên được rửa sạch, tráng nước sôi và để riêng một chỗ.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau dọn các bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi,…
  • Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ, nhất là sau khi thay tã để hạn chế lây lan mầm bệnh.
  • Nên bổ sung cho trẻ đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu đạm, kẽm, vitamin C, vitamin A,… như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây tươi,…
  • Nên cho trẻ ăn chín uống sôi, ưu tiên các thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Đồng thời, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Bổ sung cho trẻ đủ nước để tránh mất nước do bệnh chân tay miệng, cha mẹ có thể cho trẻ uống đa dạng các loại như nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, nước dừa,…
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí trở nặng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn chăm sóc kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: “bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?” và gợi ý một số điều nên làm và nên kiêng khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của trẻ, cha mẹ có thể để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia liên hệ tư vấn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

  • https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-cach-theo-doi-va-cham-soc-tre-mac-tay-chan-mieng-tai-nha.html 
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
]]>
https://norikidplus.vn/tay-chan-mieng-co-kieng-gio-khong-2874/feed/ 0
Bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không? – Giải đáp nhanh! https://norikidplus.vn/be-bi-tay-chan-mieng-co-an-tom-duoc-khong-2864/ https://norikidplus.vn/be-bi-tay-chan-mieng-co-an-tom-duoc-khong-2864/#respond Thu, 05 Oct 2023 01:47:23 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2864 Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị chân tay miệng là vấn đề quan trọng được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy, bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không? Nên ăn gì và kiêng gì khi bị tay chân miệng?… Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không?

Tôm là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Trong khoảng 100g tôm tươi có chứa đến 18,4g protein. Ngoài ra, tôm cũng cung cấp các vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin B12, acid béo omega-3,… có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể giúp rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.

Bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không? 1
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều trẻ nhỏ yêu thích

Do vậy, bé bị tay chân miệng HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĂN ĐƯỢC TÔM để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, đối với các bạn nhỏ đang gặp tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, món thịt tôm thơm ngon giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, khi cho bé ăn tôm, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên cho trẻ ăn tôm trong trường hợp cơ thể trẻ dị ứng với tôm, nếu cho trẻ ăn, tình trạng của trẻ sẽ trở nên trầm trọng và khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn.
  • Khi chế biến tôm, mẹ nên bóc bỏ phần vỏ và càng tôm do chúng rất cứng, chúng có thể cọ xát vào những mụn nước trong miệng của trẻ khiến trẻ cảm thấy đau đớn.
  • Phần thịt tôm nên chế biến thành các món lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tôm, súp tôm,…
  • Lựa chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh.
  • Tôm nên được nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán,…
  • Không nên cho trẻ ăn quá 50g thịt tôm mỗi ngày mặc dù chúng rất giàu dinh dưỡng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn tôm cùng lúc với các thực phẩm giàu vitamin C vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Ngoài việc lựa chọn bổ sung tôm vào thực đơn dinh dưỡng của bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ bị tay chân miệng cần bổ sung đa dạng và cân đối các nhóm dưỡng chất để giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ bị tay chân miệng:

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa 1
Gợi ý mẹ làm món cháo tôm thơm ngon cho bé bị tay chân miệng

Khi trẻ bị chân tay miệng, các nốt mụn nước xuất hiện trên lưỡi, nướu, vòm miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát và vô cùng khó chịu. Do vậy, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho bé những thực phẩm dạng mềm, lỏng như cháo loãng, súp, sữa,… để giảm bớt cảm giác khó chịu khi trẻ nuốt thức ăn. Ngoài ra, các món lỏng mềm thường dễ tiêu hóa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà thay vào đó nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một trong những vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, do vậy đây cũng là một nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, cá, gan lợn, tôm, rau muống, rau dền,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp làm giảm triệu chứng bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục của trẻ khi bị tay chân miệng. Một số thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé như ổi, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu vitamin C 1
Mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Thực phẩm giàu kẽm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ bị tay chân miệng nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt, trứng, hạnh nhân, rau cải, giá đỗ, khoai lang,… Những thực phẩm chứa kẽm sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.

Uống nhiều nước

Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy,… khiến cho cơ thể bị mất nước. Do vậy, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để bù vào lượng nước mất đi. Ngoài nước lọc thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống đa dạng các loại nước khác nhau như sữa, nước trái cây, nước dừa tươi,… Đặc biệt, nước dừa cung cấp nhiều vitamin khoáng chất và các chất điện giải giúp làm dịu cảm giác đau rát, hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể.

☛ Xem đầy đủ: Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Nên kiêng ăn gì khi bé bị chân tay miệng?

Kiêng khem quá mức trong khi trẻ bị tay chân miệng là không cần thiết. Tuy nhiên, để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong việc ăn uống và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trở nặng thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

Thực phẩm có tính cay, nóng

Thực phẩm có tính cay, nóng 1
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm có tính cay nóng

Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi,… có thể gây kích ứng các vết loét trong miệng, gây cảm giác đau rát khó chịu. Vậy nên khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát, đồng thời bổ sung đủ nước để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Thực phẩm giàu Arginin

Arginin là một acid amin có tham gia vào quá trình tổng hợp acid amin. Một số nghiên cứu cho thấy, arginin có thể kích thích sự sinh sản của virus gây bệnh tay chân miệng khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Do vậy, khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu arginin như cá hồi, socola, nho khô, ngũ cốc nguyên hạt,…

Thực phẩm quá cứng

Một số thực phẩm quá cứng và khô như đồ chiên rán, bỏng ngô, bánh quy,… có thể cọ xát và làm vỡ các nốt phồng rộp trong miệng của trẻ khi chúng nhai thức ăn. Khi nốt phỏng nước bị vỡ, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng đau rát và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này, thay vào đó, nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như đã đề cập ở trên.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa 1
Thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho trẻ khi bị tay chân miệng

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, bánh quy, mỡ động vật,… khiến cho da trẻ tiết nhiều dầu hơn, làm tình trạng da bé trở nên trầm trọng và dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các thực phẩm này thường khó tiêu hóa và nên hạn chế cho trẻ ăn khi chúng bị tay chân miệng.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống của trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng:

  • Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà ít nhất 7 – 10 ngày, đồng thời hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh tránh để virus lây lan.
  • Cho trẻ cách ly trong môi trường thông thoáng, kín gió, đầy đủ ánh nắng.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày bằng cách tắm nước sạch hoặc tắm xà phòng sát khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng nước muối hoặc dùng băng gạc sạch tẩm nước muối vệ sinh cho trẻ (trong trường hợp trẻ không thể tự súc miệng). ☛ Tham khảo: Cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ, không để trẻ gãi hay chạm vào các nốt phát ban.
  • Các đồ dùng cá nhân của trẻ như bát, đũa, bình sữa,… nên được để riêng với các trẻ khác và mọi người trong gia đình.
  • Khử trùng thường xuyên các đồ vật, bề mặt mà trẻ thường tiếp xúc.
  • Cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ, tránh để virus lây lan.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn chăm sóc kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh làm rõ vấn đề “bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không?” và một số gợi ý về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi trẻ bị tay chân miệng. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí!

]]>
https://norikidplus.vn/be-bi-tay-chan-mieng-co-an-tom-duoc-khong-2864/feed/ 0
Bệnh chân tay miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị! https://norikidplus.vn/benh-chan-tay-mieng-2852/ https://norikidplus.vn/benh-chan-tay-mieng-2852/#respond Mon, 02 Oct 2023 02:04:51 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2852 Hiện nay, số ca bệnh mắc chân tay miệng ngày càng tăng cao và đáng báo động trên toàn xã hội, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc trang bị những thông tin về bệnh tay chân miệng cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa là vô cùng cần thiết đối với các bậc phụ huynh để có những biện pháp xử lý kịp thời khi không may con em mình nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh gây ra bởi virus và dễ lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 9 – 12 và tháng 3 – 5 hàng năm, bởi đây là giai đoạn thời tiết biến đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển mạnh.

Bệnh tay chân miệng là gì? 1
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, tổn thương da dưới dạng nốt ban đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều ở bàn tay, bàn chân, bên trong miệng, mông, đầu gối,… Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ và hết bệnh trọng khoảng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần hết sức cảnh giác, sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh để điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ được xác định là do nhóm virus đường ruột gây ra. Trong đó, điển hình là 2 tác nhân Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc ruột sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết và đi vào máu, cuối cùng chúng trú ngụ tại các nốt mụn nước trên niêm mạc miệng và da.

Trong 2 nhóm tác nhân gây bệnh, bệnh gây ra do Coxsackievirus A16 xảy ra phổ biến hơn với những biểu hiện nhẹ, thường tự khỏi và ít gây biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, bệnh gây ra do virus Enterovirus 71 thường có biểu hiện nặng hơn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 1
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là virus

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh và phòng ngừa lây lan. Bệnh thường tiến triển qua 4 giai đoạn và có những dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường chưa có xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, do vậy cha mẹ thường khó nhận biết. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần, tính từ lúc virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể đến lúc khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Giai đoạn khởi phát

Khi sang đến giai đoạn khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ kèm theo một số triệu chứng giống với cảm cúm như đau họng, sổ mũi, tăng tiết nước bọt, chán ăn, tiêu chảy,… Các triệu chứng này thường không đặc trưng nên cha mẹ thường nhầm lẫn với các bệnh lý viêm đường hô hấp khác.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát 1
Dấu hiệu phát ban da điển hình của bệnh tay chân miệng

Đến giai đoạn toàn phát, trẻ đã xuất hiện những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng như:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Trẻ có biểu hiện sốt từ 38 – 39 độ C, khi sốt trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khó chịu và quấy khóc nhiều.
  • Loét miệng: Ban đầu, trên niêm mạc miệng, lưỡi, nướu, vòm họng xuất hiện các đốm đỏ, sau một thời gian đốm đỏ tiến triển thành các nốt mụn nước, phồng rộp, vết loét… gây đau rát, khó chịu, ăn không ngon, bỏ ăn,…
  • Phát ban da: Trẻ xuất hiện các nốt đỏ hồng trên da với đường kính từ 2 – 3 mm, chúng có thể chìm hoặc nổi gồ lên trên bề mặt da. Các nốt đỏ trên da cũng có thể tiến triển thành các nốt mụn nước, trong chứa đầy dịch và virus gây bệnh. Các nốt ban đỏ thường xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng, đầu gối, mông, khuỷu tay,…

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh thường xuất hiện sau 3 – 5 ngày, hầu hết trẻ hồi phục hoàn toàn và không để lại biến chứng.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, trẻ bị tay chân miệng còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như bỏ ăn, ăn kém, quấy khóc nhiều, nằm li bì, đi loạng choạng, hay giật mình, khó thở, hôn mê,… Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng, cha mẹ cần lưu ý và chủ động đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn chăm sóc điều trị đúng cách.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? 1
Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày

Như đã đề cập ở trên, bệnh tay chân miệng thường diễn biến nhẹ và tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày và không để lại di chứng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, bệnh có nhiều tiến triển phức tạp và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên bệnh tay chân miệng vẫn luôn là nỗi lo ngại của rất nhiều cha mẹ.

Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng là:

  • Mất nước: Thường liên quan đến sốt cao, tiêu chảy, nôn, vã mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước. Nếu không bù đủ nước cho cơ thể thì có thể dẫn đến sốc, ngất xỉu,…
  • Biếng ăn, bỏ ăn: Các vết lở loét xuất hiện trên niêm mạc lưỡi, môi, nướu, vòm miệng,… gây đau đớn, khiến trẻ không dám ăn thức ăn, do vậy trẻ thường bỏ ăn, uống,… lâu dần có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
  • Viêm màng não: Một số trường hợp, virus có thể xâm nhập vào màng não và dịch não tủy gây viêm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của trẻ do gây suy hô hấp nặng, phù não,…
  • Liệt chi: Cơ thể yếu, liệt mềm một hoặc nhiều chi do virus xâm nhập gây tổn thương thần kinh.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh chân tay miệng cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy tim, trụy mạch,…

☛ Tìm hiểu thêm: Các di chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không? 1
Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa

Tay chân miệng đang trở thành nỗi lo chung của các gia đình cũng như toàn xã hội bởi các triệu chứng đa dạng và biến chứng nặng nề của bệnh. Đáng lưu ý, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa và hô hấp. Cụ thể là:

  • Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, đờm,…)
  • Dịch lỏng bên trong các mụn nước
  • Giọt bắn trong không khí sau khi ho hay hắt hơi
  • Chất thải từ người bệnh
  • Các bề mặt, dụng cụ mà người bệnh tiếp xúc như đồ chơi, tay nắm cửa,…

Khả năng lây lan diễn ra nhanh nhất vào khoảng tuần đầu tiên sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, sau khi lui bệnh, virus vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tuần (kể cả khi không còn triệu chứng bệnh) và vẫn có khả năng lây lan sang người khác.

Bệnh tay chân miệng có xu hướng lây lan nhanh thành dịch. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, những trẻ xung quanh thường có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

☛ Đọc thêm: Bệnh chân tay miệng có phải kiêng gió không?

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hầu hết trẻ mắc bệnh điều trị với mục tiêu làm giảm triệu chứng và áp dụng các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống còn đối với trường hợp nặng.

Đối với trường hợp nhẹ, tức là có loét miệng, phát ban da, có hoặc không kèm theo sốt và không có những dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà như sau:

Điều trị triệu chứng sốt

Điều trị triệu chứng sốt 1
Chườm ấm hạ sốt cho trẻ khi trẻ có biểu hiện sốt cao

Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp chườm ấm ở các vị trí như cổ, nách, bẹn,… kết hợp với cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol (liều 10 – 15 mg/kg, mỗi 4 – 6 giờ, không dùng quá 4 lần một ngày).

Ngoài ra, sốt cao thường đi kèm mất nước, nên cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước. Có thể cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù đủ nước và điện giải cho cơ thể, ngăn ngừa sốc do mất nước.

Vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân

Vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân cho trẻ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bội nhiễm và phòng ngừa lây lan bệnh sang những người khác.

Vệ sinh răng miệng:

+ Đối với trẻ lớn, cha mẹ có thể cho trẻ tự súc miệng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

+ Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng, cha mẹ có thể dùng gạc sạch thấm ướt bằng nước muối sinh lý và vệ sinh nhẹ nhàng răng, nướu, góc má, vòm miệng, lưỡi,… cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng tránh làm vỡ các mụn nước và khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

Vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân 1
Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày

Vệ sinh thân thể:

Vệ sinh thân thể cho bé bằng cách tắm cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà phòng sát khuẩn. Sau khi tắm, cha mẹ có thể cho trẻ bôi dung dịch sát khuẩn Betadin 3% để phòng ngừa nhiễm trùng da.

Vệ sinh các vật dụng cá nhân:

Các đồ dùng của trẻ như quần, áo, tã lót,… nên được để riêng và giặt sạch bằng xà phòng, có thể ngâm trong dung dịch sát khuẩn như Cloramin B. Ngoài ra, các đồ dùng cá nhân như bát, đũa, bình sữa,… của trẻ mắc bệnh cần tráng nước sôi sau khi dùng, đồng thời để riêng tránh để chung với đồ dùng của mọi người trong gia đình.

Chăm sóc dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng giúp bổ sung các dưỡng chất và vi chất thiết yếu cho cơ thể trẻ, từ đó giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, đủ sức chống chọi lại bệnh tật. Cha mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tay chân miệng như sau:

  • Trường hợp trẻ còn bú mẹ, vẫn cho trẻ tiếp tục ăn sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên vắt sữa ra bình sau đó đút cho trẻ ăn bằng thìa do trẻ không thể bú mẹ như bình thường.
  • Đối với các trẻ lớn, nên cho trẻ ăn đầy đủ và đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức.
  • Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, hạn chế ăn thực phẩm cứng để tránh cọ xát làm vỡ các mụn nước trong miệng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,… để cung cấp dưỡng chất, đồng thời bổ sung sắt và kẽm giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch.
  • Bổ sung cho trẻ nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi,… để hỗ trợ phục hồi và làm lành các tổn thương, củng cố hệ miễn dịch.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Theo dõi diễn biến bệnh

Theo dõi diễn biến bệnh 1
Trẻ sốt cao kéo dài, li bì, mệt mỏi,… cần đưa đi khám sớm

Ngoài việc áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài không đáp ứng với thuốc hạ sốt, quấy khóc nhiều, giật mình liên tục, li bì, mệt mỏi, run tay chân, khó thở,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện nay, mặc dù chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng nhưng các gia đình vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Cả người lớn và trẻ nhỏ cần thực hiện giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, các vật dụng trong nhà bếp cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi,….
  • Làm sạch môi trường sống: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, đặc biệt là những nơi thường xuyên tiếp xúc như bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà, cầu thang, tay nắm cửa,…
  • Theo dõi, phát hiện sớm: Thường xuyên chú ý đến sức khỏe của bé để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời chăm sóc và điều trị, hạn chế lây lan bệnh sang người khác.
  • Cách ly trẻ: Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà đồng thời cách ly trẻ với những trẻ khác ít nhất 10 ngày để hạn chế lây lan. Đồng thời báo với cơ sở y tế, trường học để có biện pháp vệ sinh các bề mặt mà trẻ tiếp xúc để giảm nguy cơ mắc bệnh cho các trẻ khác.

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng. Mặc dù đây là bệnh lý phổ biến và không gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được tư vấn điều trị đúng cách.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
  • https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/
]]>
https://norikidplus.vn/benh-chan-tay-mieng-2852/feed/ 0
Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí, giai đoạn! https://norikidplus.vn/hinh-anh-chan-tay-mieng-o-tre-nho-2823/ https://norikidplus.vn/hinh-anh-chan-tay-mieng-o-tre-nho-2823/#respond Sat, 30 Sep 2023 03:07:38 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2823 Hàng năm, số ca bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng ngày càng tăng cao và trở nên vô cùng phổ biến ở thời điểm hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ cùng các thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, cha mẹ đừng bỏ lỡ!

Chân tay miệng là bệnh gì?

Chân tay miệng là bệnh nhiễm trùng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi các nốt mụn nước, vết loét, phát ban xuất hiện quanh miệng, trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…

Chân tay miệng là bệnh gì? 1
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus coxsackievirus a16 và enterovirus 71. Đây là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ nốt mụn nước, giọt bắn sau khi ho, hắt hơi,… Do vậy, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 9 – 12 và tháng 3 – 5 hàng năm do thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho virus phát triển.

Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường xuất hiện một số biểu hiện dưới đây:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đau họng.
  • Khó chịu.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Mệt mỏi.
  • Đốm đỏ, phồng rộp, mụn nước xuất hiện trong miệng của trẻ, trên lưỡi, nướu, vòm họng,…
  • Phát ban, nổi mụn nước trên da, nhất là khu vực lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, quanh miệng,…

Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí

Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo một số hình ảnh chân tay miệng theo từng vị trí thường gặp hiện nay.

Vị trí tay

Vị trí tay 1
Hình ảnh nốt ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay trẻ
Vị trí tay 2
Hình ảnh các nốt mụn nước màu đỏ xuất hiện ở mu bàn tay của trẻ bệnh tay chân miệng
Vị trí tay 3
Một số trẻ cũng xuất hiện nốt mụn nước ở ngón tay và các kẽ ngón tay

Vị trí chân

Vị trí chân 1
Ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn chân trẻ bị tay chân miệng
Vị trí chân 2
Ngón chân của trẻ bị chân tay miệng có thể xuất hiện nốt phồng rộp
Vị trí chân 3
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở cẳng chân trẻ

Vị trí miệng

Vị trí miệng 1
Mụn nước xuất hiện ở quanh miệng và cằm
Vị trí miệng 2
Hình ảnh chân tay miệng ở miệng, môi, mũi của trẻ
Vị trí miệng 3
Vết loét miệng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng
Vị trí miệng 4
Các đốm đỏ xuất hiện ở niêm mạc má trong
Vị trí miệng 5
Ban đỏ xuất hiện ở vòm miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu

Các vị trí khác

Ngoài các vị trí thường gặp kể trên, bệnh tay chân miệng còn biểu hiện ở một số vị trí khác như đầu gối, vùng da đầu, mông, đùi,…

Các vị trí khác 1
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở đầu gối
Các vị trí khác 2
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở mông
Các vị trí khác 3
Vùng da dầu của trẻ bị tay chân miệng

Hình ảnh chân tay miệng theo từng giai đoạn

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ tiến triển theo 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh có biểu hiện khác nhau, theo dõi các triệu chứng từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ kịp thời nhận biết sớm bệnh và có biện pháp chăm sóc điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần, tính từ lúc cơ thể bệnh nhân bắt đầu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đến lúc bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ không có biểu hiện các dấu hiệu rõ rệt nên thường khó phát hiện bệnh.

Bệnh tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh 1
Giai đoạn ủ bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng

Bệnh tay chân miệng giai đoạn khởi phát

Sang đến giai đoạn khởi phát, trẻ đã có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt nhẹ đến sốt cao, đau rát họng, đau miệng, nước bọt tiết nhiều hơn, chán ăn, ăn kém, tiêu chảy,… Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 ngày tùy theo sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này chưa phải là dấu hiệu điển hình cho bệnh tay chân miệng nên nhiều bậc cha mẹ thường hay nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác.

Bệnh tay chân miệng giai đoạn khởi phát 1
Giai đoạn khởi phát, trẻ có biểu hiện sốt

Bệnh tay chân miệng giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, trẻ đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như nổi đốm đỏ, mụn nước ở miệng, có thể xuất hiện các vết loét trong miệng, sốt cao (từ 38 – 39 độ C). Ngoài ra, giai đoạn này trẻ đã có biểu hiện phát ban. Các nốt đỏ tập trung khu vực lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đôi khi xuất hiện ở mông,…

Bệnh tay chân miệng giai đoạn toàn phát 1
Giai đoạn toàn phát, trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ đặc trưng ở tay, chân, miệng

Giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Ở cuối giai đoạn này, các nốt ban đỏ dần xẹp lại và để lại vết thâm trên da bé.

Bệnh tay chân miệng giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh là giai đoạn trẻ hồi phục sức khỏe trở lại, thường ít gặp biến chứng. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ xảy ra nếu trẻ được chăm sóc và điều trị hợp lý.

Mặc dù đã lui bệnh, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh trở lại và tái đi tái lại nhiều lần do virus gây bệnh lần sau khác với chủng virus gây bệnh trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị chân tay miệng

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu tay chân miệng, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đối với trường hợp chân tay miệng thể nhẹ, tức là chỉ có loét miệng, tổn thương da và có đi kèm hoặc không sốt, trẻ có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng cha mẹ có thể tham khảo.

Cách ly trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà, đồng thời tránh cho chúng chơi cùng những đứa trẻ khác trong khoảng 10 – 14 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên đeo khẩu trang y tế cho bản thân và cho trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc với trẻ nên rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn để tránh virus lây lan sang mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên báo cho cơ sở y tế địa phương, nhà trẻ hoặc trường học để có phương án vệ sinh các khu vực, dụng cụ,… mà trẻ đã tiếp xúc, cũng như theo dõi sức khỏe của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.

Kiểm soát triệu chứng sốt

Kiểm soát triệu chứng sốt 1
Giúp trẻ hạ nhiệt bằng cách chườm ấm

Triệu chứng sốt xuất hiện khá phổ biến ở trẻ bệnh tay chân miệng. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn Paracetamol (liều 10 – 15 mg/kg, mỗi 4 – 6 giờ/lần, một ngày không dùng quá 4 lần). Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp chườm ấm cho trẻ, nhất là các vùng như cổ, nách, bẹn,…

Trẻ sốt cao thường đi kèm nguy cơ mất nước. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, có thể cho trẻ uống dung dịch Oresol (theo nhu cầu) để bổ sung nước và điện giải. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý pha loãng dung dịch theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì ngoài của gói để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Vệ sinh cho trẻ đúng cách là điều hết sức quan trọng nhằm làm giảm triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và giảm nguy cơ lây lan bệnh. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

– Cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%), thực hiện ngày 3-4 lần vào các thời điểm như sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy,…

– Nếu trẻ chưa thể tự súc miệng thì cha mẹ có thể dùng một miếng gạc sạch thấm nước muối rồi vệ sinh răng miệng cho trẻ. Lưu ý không chà sát mạnh vì có thể khiến các vết loét bị vỡ và làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

– Tắm cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dùng nước sạch, kết hợp bôi Betadin 3% ngoài da vào vùng da tổn thương để phòng ngừa nhiễm trùng.

– Quần áo, tã lót,… của trẻ nên được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%.

– Các vật dụng cá nhân của trẻ như bát, đũa, bình sữa,… sau khi trẻ sử dụng cần luộc nước sôi và để riêng, tránh để chung với vật dụng của mọi người trong gia đình.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng 1
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng đúng cách

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng là biện pháp hiệu quả giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo bữa ăn của trẻ có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng, không cần quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,… cung cấp sắt và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi,… để cung cấp các vitamin khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ phục hồi và làm lành các tổn thương, đồng thời nâng cao sức đề kháng của trẻ.
  • Ưu tiên chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn cứng, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,…

Theo dõi diễn biến bệnh của trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng phức tạp nếu không phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Do vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ có một số biểu hiện bất thường dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Sốt cao và kéo dài trên 48 giờ, mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không hạ sốt
  • Trẻ quấy khóc nhiều, dễ giật mình
  • Trạng thái li bì, mệt mỏi, run tay chân, đi loạng choạng
  • Khó thở, thở khò khè, thở nhanh,…

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bậc cha mẹ những hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí cũng như từng giai đoạn. Qua đây, mong rằng các bậc phụ huynh đã có cái nhìn trực quan nhất về dấu hiệu bệnh chân tay miệng cũng như các biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo:

  • https://dermnetnz.org/images/hand-foot-and-mouth-disease-images
  • https://www.webmd.com/children/hand-foot-mouth-disease
  • https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-cach-theo-doi-va-cham-soc-tre-mac-tay-chan-mieng-tai-nha.html 
]]>
https://norikidplus.vn/hinh-anh-chan-tay-mieng-o-tre-nho-2823/feed/ 0
Mách mẹ cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng đúng cách! https://norikidplus.vn/ve-sinh-mieng-khi-be-bi-tay-chan-mieng-2815/ https://norikidplus.vn/ve-sinh-mieng-khi-be-bi-tay-chan-mieng-2815/#respond Fri, 29 Sep 2023 10:04:04 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2815 Vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng đúng cách sẽ làm dịu cảm giác đau rát, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách vệ sinh sao cho đúng và tránh tình trạng bệnh trở nặng. Để hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có xu hướng lây lan nhanh chóng, kể cả người lớn cũng vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Bên cạnh những tổn thương trên da, niêm mạc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân,… bệnh chân tay miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, viêm màng não, bội nhiễm,…

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh 1
Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tay chân miệng do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh ngoài môi trường

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là do virus coxsackievirus a16. Đây là chủng virus thuộc nonpolio enterovirus, ngoài ra các enterovirus khác cũng có thể gây ra tay chân miệng.

Hầu hết trẻ nhỏ bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng là do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh qua dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, dịch tiết từ nốt mụn nước bị vỡ, giọt bắn trong không khí sau khi ho hoặc hắt hơi,…

Đó là lý do bệnh tay chân miệng có xu hướng lây lan rộng rãi và nhanh chóng tại các nhà trẻ. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 3 – 5  và tháng 9 – 12 tại Việt Nam, bởi đây là thời điểm thời tiết biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các virus phát triển mạnh mẽ.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh

Khi mắc bệnh chân tay miệng, trẻ nhỏ có thể xuất hiện tất cả hoặc một vài triệu chứng dưới đây:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đau rát họng.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện các tổn thương giống như mụn nước ở trên lưỡi, nướu, vòm họng và bên trong má,… mụn nước có thể vỡ ra và tạo thành các vết loét.
  • Trên da vùng lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi ở mông, đầu gối,… xuất hiện các nốt ban đỏ, nốt ban có thể không gây ngứa, chìm dưới da hoặc nổi lên thành dạng mụn nước.
  • Trẻ sơ sinh và mới biết đi thường quấy khóc nhiều hơn.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn,…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh 1
Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng

Như đã đề cập ở trên, bệnh tay chân miệng có triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước, phồng rộp, vết loét xuất hiện trong khoang miệng của trẻ. Do vậy, những tổn thương này sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau rát, ăn mất ngon,…

ThS Đỗ Thị Thúy Hậu – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh viện Nhiệt đới cho biết, đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng, tổn thương da (có thể đi kèm hoặc không đi kèm sốt) thì cha mẹ có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ góp phần sớm đẩy lùi bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời ngăn ngừa tổn thương trở nặng, cha mẹ có thể thực hiện vệ sinh miệng cho bé theo các cách dưới đây:

Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (hay còn gọi là nước muối đẳng trương) là dung dịch chứa muối ăn (NaCl) với nồng độ 0,9%. Áp suất thẩm thấu của dung dịch tương đương với dịch cơ thể như nước mắt, máu,… nên được gọi là nước muối sinh lý và có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ.

Với nồng độ 0,9%, nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn tốt, đồng thời làm sạch nhanh nên có thể sử dụng vệ sinh răng miệng cho bé khi bị tay chân miệng rất hiệu quả. Cha mẹ có thể tìm mua nước muối pha sẵn tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha tại nhà bằng cách lấy 1 muỗng (tương đương 5g muối) hòa tan với 240 ml nước ấm.

Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1
Dùng gạc tẩm nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng cho bé bị tay chân miệng

Cách thực hiện:

  • Đối với trẻ lớn: Cha mẹ cho trẻ tự súc miệng nước muối, nên thực hiện sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Đối với trẻ nhỏ: Cha mẹ dùng một miếng gạc mềm, sạch quấn lấy ngón tay thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng răng, góc má, lưỡi,… của bé. Chú ý lau nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.

Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh miệng cho bé

Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng cũng là một cách hiệu quả giúp ngăn ngừa bội nhiễm, đặc biệt là khi nốt mụn nước bị vỡ tạo thành các vết loét. Theo ThS Đỗ Thị Thúy Hậu, cha mẹ có thể dùng Glycerin borate, Zytee,.. bôi trực tiếp lên vết loét ở miệng. Thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày, nên bôi thuốc trước khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng 1
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh

Ngoài việc chú ý vệ sinh miệng cho trẻ khi bị chân tay miệng, cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ cách ly tại nhà trong khoảng 10 – 14 ngày đầu mắc bệnh. Đồng thời báo ngay cho trường học, nhà trẻ,… để có phương án vệ sinh, giảm nguy cơ lây lan của bệnh qua những vật dụng trẻ đã tiếp xúc.

– Cho trẻ sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh nắng mặt trời.

– Khi trẻ sốt cao, mẹ có thể áp dụng các biện pháp như chườm mát vùng cổ, nách, bẹn,… kết hợp với cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol (liều dùng 10-15mg/kg, mỗi 4-6 giờ, mỗi ngày dùng không quá 4 lần.

– Bổ sung cho trẻ đủ nước để tránh nguy cơ mất nước do sốt cao, có thể cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng pha dung dịch theo đúng khuyến cáo trên bao bì.

– Vệ sinh da cho trẻ bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch. Sau khi tắm, có thể cho trẻ bôi Betadin 3% để phòng ngừa bội nhiễm trên da. Chú ý nên tắm cho trẻ nhẹ nhàng, không chọc vỡ hay đắp lá lên các nốt mụn nước.

– Cắt ngắn móng tay của trẻ để đảm bảo chúng không làm vỡ mụn nước và gây nhiễm trùng.

– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và cân bằng. Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ bằng cách dùng thìa cho trẻ ăn. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo,…

– Thường xuyên theo dõi tình trạng của bé, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên trầm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về cách vệ sinh răng miệng và một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, cha mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí!

]]>
https://norikidplus.vn/ve-sinh-mieng-khi-be-bi-tay-chan-mieng-2815/feed/ 0
3 dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ! https://norikidplus.vn/dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-2769/ https://norikidplus.vn/dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-2769/#respond Mon, 25 Sep 2023 03:35:55 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2769 Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em. Do vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và các biện pháp xử lý, hãy cùng dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.

3 dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến ở nước ta. Bệnh do virus gây ra, dễ bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 hàng năm do điều kiện khí hậu thất thường, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh mẽ. Bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh qua nhiều con đường khác nhau như nước bọt, dịch tiết từ vết phỏng nước,… hoặc do tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh.

Do vậy, đây là bệnh lý xảy ra phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ không chỉ cảm thấy vô cùng khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim,… Để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời, cha mẹ đừng bỏ qua khi trẻ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây.

Sốt

Sốt 1
Sốt cao là một trong số những dấu hiệu khởi phát của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sốt được xem là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Triệu chứng này thường khởi phát từ 3-5 ngày sau khi cơ thể trẻ nhiễm virus. Hầu hết trẻ sốt do tay chân miệng đều ở mức độ nhẹ (37,5 – 38 độ C), đôi khi có sốt cao (38 – 39 độ C). Khi sốt, trẻ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.

Sốt do bệnh tay chân miệng cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác tương tự bệnh cảm cúm như đau họng, vã mồ hôi, chán ăn, tiêu chảy,…

Loét miệng

Loét miệng là triệu chứng tương đối điển hình ở bệnh tay chân miệng. Ban đầu, các vết loét xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ tại niêm mạc miệng, nướu, trên lưỡi hay vòm họng. Sau vài ngày, vết đỏ có thể tiến triển thành các vết loét, phồng rộp như phỏng nước. Chúng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, gặp khó khăn khi nuốt, biếng ăn, bỏ ăn, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường,…

Nổi ban da

Phát ban hay nổi mẩn đỏ trên da là một dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị tay chân miệng. Sau khoảng 1 – 2 ngày phát bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các nốt hồng trên da với đường kính vài mm, có thể là các đốm phẳng hoặc gồ lên trên bề mặt da. Sau đó, vết ban da có thể tiến triển thành dạng phỏng nước, dịch lỏng trong nốt phỏng nước có thể chứa virus gây bệnh. Ban da thường xuất hiện phổ biến nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,…

Nổi ban da 1
Phát ban trên da là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng

Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà có thể xuất hiện cùng lúc cả ba triệu chứng kể trên, hoặc các triệu chứng chỉ xuất hiện đơn lẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị tay chân miệng, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và có các biểu hiện nguy hiểm như rối loạn tri giác, mê sảng, sốt cao không hạ, co giật,…

Triệu chứng bệnh tay chân miệng theo từng giai đoạn

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ theo từng giai đoạn sẽ giúp các mẹ sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và có phương pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em tiến triển theo 4 giai đoạn với các triệu chứng như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh tính từ lúc virus xâm nhập vào cơ thể trẻ đến khi khởi phát những triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày tùy vào sức đề kháng của từng trẻ. Do vậy, giai đoạn ủ bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát thường diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau rát miệng, tăng tiết nước bọt, chán ăn, lười ăn, tiêu chảy vài vần trong một ngày,…

Giai đoạn khởi phát 1
Trẻ biếng ăn, lười ăn,… có thể là do mắc bệnh tay chân miệng

Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng ở giai đoạn này thường không điển hình cho bệnh tay chân miệng nên nhiều bậc cha mẹ hay bị nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp hay các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Giai đoạn toàn phát

Sang đến giai đoạn toàn phát, triệu chứng bệnh tay chân miệng đã trở nên rõ ràng hơn. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua các triệu chứng như loét miệng, sốt cao (thường từ 38 – 39 độ C) kèm theo phát ban tập trung khu vực lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông,…

Giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Các nốt ban đỏ thường chỉ tồn tại trong khoảng 1 tuần sau đó xẹp dần và có thể để lại vết thâm.

Giai đoạn lui bệnh

Nếu được điều trị và chăm sóc hợp lý, bệnh sẽ dần tiến sang giai đoạn lui bệnh. Trẻ hồi phục hoàn toàn và không gặp biến chứng.

Mặc dù sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ đã sinh miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần, tái đi tái lại sau khi khỏi bệnh do những chủng virus khác với chủng lần trước đó gây ra.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cho biết cần đưa trẻ đi khám

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cho biết cần đưa trẻ đi khám 1
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm khi các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng

Như thông tin đã đề cập ở trên, bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài: Trẻ có biểu hiện quấy khóc liên tục, đặc biệt là vào ban đêm, cứ ngủ sau khoảng 15 – 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm, cha mẹ cần hết sức lưu ý.
  • Sốt cao không hạ: Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C và kéo dài hơn 3 ngày, mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt mà vẫn không hạ thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ hay giật mình: Cha mẹ cần chú ý đến phản xạ này của trẻ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.
  • Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và không có dấu hiệu cải thiện sau 10 ngày.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt cần đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng như trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có hệ miễn dịch suy yếu,…

Cách xử lý khi trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây.

Xử lý khi trẻ bị sốt

Xử lý khi trẻ bị sốt 1
Chườm mát giúp hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt cao, từ 38,5 độ C trở lên thì mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/lần, mỗi 4 – 6 giờ. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp với biện pháp chườm mát, lau mát 2 bên hõm nách và bẹn của trẻ để giúp hạ nhiệt cơ thể nhanh hơn. Lưu ý, nếu đã áp dụng biện pháp hạ sốt mà trẻ vẫn tiếp tục sốt cao không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tránh xảy ra co giật do sốt cao ở trẻ em.

Chăm sóc và vệ sinh miệng

Khi miệng trẻ xuất hiện các vết loét, chúng sẽ khiến trẻ cảm thấy đau rát và không ăn được, cũng không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng. Điều này rất dễ dẫn đến viêm nhiễm, nấm miệng,… Ngoài ra, việc chăm sóc, lau rửa không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ bội nhiễm và khiến cho vết loét trở nên trầm trọng hơn.

Cách tốt nhất là khi trẻ bị loét miệng, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý, đặc biệt là sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Vệ sinh da tránh bội nhiễm

Vệ sinh da cho trẻ bị tay chân miệng là việc hết sức cần thiết. Ngoài việc tắm rửa, vệ sinh da cho bé hàng ngày, cha mẹ cũng có thể chăm sóc ngoài da cho bé bằng các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm do các nốt phỏng nước bị vỡ. Đồng thời, các vật dụng của trẻ như quần áo, tã lót, đồ chơi, bình sữa, ly nước,… cũng cần được vệ sinh và sát khuẩn bằng nước đun sôi để ngăn ngừa bệnh lây lan sang những người xung quanh.

Bổ sung nước

Bổ sung nước 1
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước khi mắc bệnh chân tay miệng

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường hay đi kèm với tình trạng mất nước do sốt cao. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ đủ nước, nên cho trẻ uống nước ép trái cây để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Những vết loét xuất hiện trong miệng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, bỏ bú,… Do vậy, chế độ dinh dưỡng cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm, tính mát, dễ nuốt để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ nhiều vitamin khoáng chất từ rau xanh, trái cây, củ quả tươi,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như cá, trứng, sữa, hải sản,… đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm và sắt giúp nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có tính cay nóng như hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi,…

Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tay chân miệng với Norikid Plus!

Hiện nay, mặc dù chưa có vaccine phòng ngừa tay chân miệng nhưng cha mẹ có thể chủ động làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé bằng cách nâng cao sức đề kháng của trẻ với Siro Norikid Plus!

Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tay chân miệng với Norikid Plus! 1
Siro Norikid Plus – tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật!

Siro Norikid Plus là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam bổ sung Aquamin F – chiết xuất trực tiếp từ tảo biển đỏ vùng Algae Nhật Bản, cung cấp các vi chất quý giá từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Norikid Plus cũng bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin A, D3, K2, Kẽm, Magie, Canxi,… giúp củng cố chức năng hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Đặc biệt, sản phẩm có chứa Lysine, Cao men bia và chất xơ hòa tan Inulin,… giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều thức ăn hơn, đồng thời tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, từ đó các chất dinh dưỡng được hấp thu trọn vẹn giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Với hương vị thơm ngon dễ uống, Norikid Plus hiện đang được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế, được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ!

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty

Trên đây là những thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng qua bài viết này, cha mẹ đã có thể nhận biết sớm các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

]]>
https://norikidplus.vn/dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-2769/feed/ 0
Bé 5 tháng tuổi biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? https://norikidplus.vn/be-5-thang-tuoi-bieng-an-cham-tang-can-2695/ https://norikidplus.vn/be-5-thang-tuoi-bieng-an-cham-tang-can-2695/#respond Tue, 05 Sep 2023 09:51:47 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2695 Bé 5 tháng tuổi biếng ăn chậm tăng cân là nỗi lo chung của hàng trăm ngàn cha mẹ hiện nay. Vậy, nguyên nhân nào gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết, cha mẹ hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bé 5 tháng tuổi biếng ăn chậm tăng cân

Để có biện pháp khắc phục biếng ăn hiệu quả ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi thường gặp nhất:

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng tuổi 1
Trẻ 5 tháng biếng ăn, bỏ bú do thay đổi sinh lý

Sự thay đổi về mặt sinh lý là một nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên của cơ thể. Đối với trẻ 5 tháng tuổi, có thể do đây là giai đoạn trẻ tập lẫy, tập lật người,… Việc mải mê học tập kĩ năng mới khiến trẻ tạm quên đi việc ăn uống và trở nên biếng ăn.

Ngoài ra, khi bước sang cuối tháng thứ 5, trẻ bắt đầu mọc răng sữa cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến một tuần, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại khi cơ thể đã quen dần với những thay đổi.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ 5 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ đã có sự phát triển rõ ràng hơn về nhận thức và cảm xúc. Do vậy, nếu cha mẹ quát mắng, nói to khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng,… có thể khiến chúng trở bỏ bú, biếng bú. Ngoài ra, khi môi trường sống thay đổi hoặc thay đổi người chăm sóc cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ bỗng dưng trở nên biếng ăn.

Trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn do bệnh lý

Trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn do bệnh lý 1
Trẻ 5 tháng biếng ăn do bị ốm

Trẻ 5 tháng biếng ăn, biếng bú có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện rất dễ gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng bụng, loạn khuẩn đường ruột, kém hấp thu dinh dưỡng,…

Ngoài ra, trẻ 5 tháng tuổi cũng dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm, viêm phế quản,… do hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, khó chịu, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú,…

Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Khi mắc bệnh, trẻ thường phải sử dụng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh dài ngày có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây biếng ăn, biếng bú. Một số bậc phụ huynh có thói quen trộn thuốc vào với sữa để lừa trẻ uống khiến chúng càng cảm thấy sợ ăn hơn.

Biếng ăn do trẻ ăn dặm sớm

Biếng ăn do trẻ ăn dặm sớm 1
Cho trẻ ăn dặm quá sớm là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Nhiều cha mẹ thường cho trẻ tập làm quen với chế độ ăn dặm từ trước 6 tháng tuổi để bổ sung dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, hệ tiêu hóa của chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được thức ăn đặc và kém hấp thu dưỡng chất. Việc cho trẻ ăn dặm sớm có thể gây tình trạng đi ngoài phân sống, bụng ậm ạch khó tiêu, tiêu hóa kém, từ đó dẫn đến lười ăn, bỏ bú. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi trở lên.

Biếng ăn do thay đổi chất lượng sữa

Chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học, bảo quản sữa sai cách, pha sữa công thức không chuẩn, sữa không rõ nguồn gốc,… đều là lý do khiến cho chất lượng sữa biến đổi, gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khiến chúng bỏ bú, không muốn ăn, ăn kém.

Bé 5 tháng tuổi biếng ăn có biểu hiện như thế nào?

Để nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Thời gian ăn của trẻ kéo dài hơn 30 phút, thậm chí là cả tiếng đồng hồ.
  • Cân nặng của trẻ thấp hơn so với cân nặng chuẩn theo bảng tiêu chuẩn chiều cao – cân nặng của WHO (năm 2007)
  • Trẻ từ chối bú mẹ, bú lượng sữa ít hơn bình thường.
  • Trẻ có biểu hiện quấy khóc, trốn tránh khi được mẹ cho ăn.
Bé 5 tháng tuổi biếng ăn có biểu hiện như thế nào? 1
Bảng chiều cao – cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Bé 5 tháng tuổi biếng ăn kéo dài có làm sao không?

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Nếu lượng sữa không cung cấp đủ trong một thời gian dài, trẻ sẽ gặp nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Cụ thể:

Trẻ chậm tăng cân: Khi trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ sẽ tăng cân đều đặn. Ngược lại, khi lượng sữa không cung cấp đủ, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển thể chất. Trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với mức trung bình, tốc độ tăng trưởng của trẻ cũng rất chậm.

Trẻ hay ốm vặt: Trong sữa mẹ có các vi chất dinh dưỡng và các kháng thể tự nhiên giúp cơ thể trẻ có khả năng bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ biếng ăn, bỏ bú, việc thiếu hụt các kháng thể kết hợp với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị ốm vặt khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

Trí tuệ chậm phát triển: Trong sữa mẹ có chứa các chất tốt cho sự phát triển trí não như Omega-3, DHA,… Khi trẻ biếng ăn kéo dài, nguồn dưỡng chất không đủ nuôi dưỡng tế bào não dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ sau này.

Cách khắc phục biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ 5 tháng tuổi

Để khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học

Tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học 1
Tạo cho trẻ thói quen bú mẹ khoa học, tư thế bú phù hợp

Việc xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn bé sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu nhất. Mẹ nên cho trẻ bú sữa đúng giờ, đúng bữa, chú ý tư thế cho trẻ bú phù hợp, tạo sự thoải mái nhất cho bé.

Trong trường hợp sữa mẹ không đủ cung cấp cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa công thức ngoài. Thay vì cho trẻ bú thật nhiều mỗi cữ bú thì mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần, sao cho vẫn đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ lượng sữa trong ngày mà không khiến hệ tiêu hóa của trẻ chịu nhiều áp lực do phải tiêu hóa quá nhiều sữa mỗi cữ.

Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi

Theo khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với thức ăn dặm từ cuối tháng thứ 5 khi cơ thể trẻ đã sẵn sàng. Giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, cha mẹ nên thử từng chút một cho bé làm quen dần, tuyệt đối không quát mắng hay thúc ép trẻ khi chúng có biểu hiện từ chối thức ăn.

Không dọa nạt, thúc ép trẻ

Không dọa nạt, thúc ép trẻ 1
Tạo cho trẻ không khí bữa ăn vui vẻ và thoải mái giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi cho trẻ ăn, cha mẹ tuyệt đối không nên thúc ép, quát mắng trẻ. Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bỏ bú, không muốn bú, cha mẹ có thể cho trẻ tạm ngừng và chơi đùa với chúng khoảng từ 5 đến 10 phút rồi tiếp tục cho trẻ ăn.

Đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ

Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, sao cho đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ không nên ăn những món ăn nặng mùi hoặc tự ý dùng thuốc vì điều này có thể gây thay đổi vị sữa khiến trẻ bỏ bú.

Đối với trẻ đang ăn sữa ngoài, mẹ nên lựa chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé, lưu ý sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, pha sữa đúng tỷ lệ được hướng dẫn để không làm thay đổi vị sữa cũng như đảm bảo giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng trong sữa.

Cho bé ngủ đủ giấc

Cho bé ngủ đủ giấc 1
Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp trẻ mau lớn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời. Đối với trẻ 5 tháng tuổi, chúng cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, trong đó có 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm. Khi trẻ được ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường tiết hormone tăng trưởng, giúp bé tăng cân và tăng chiều cao nhanh hơn.

Khi nào trẻ 5 tháng biếng ăn cần đi gặp bác sĩ?

Nếu cha mẹ đã thực hiện các biện pháp trên mà trẻ vẫn không chịu ăn, cân nặng không tăng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được các chuyên gia tư vấn, tìm hiểu đúng nguyên nhân và có giải pháp hiệu quả nhất, tránh để trẻ biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau này.

Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu cha mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, cha mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/cach-khac-phuc-bieng-an-o-tre.html

]]>
https://norikidplus.vn/be-5-thang-tuoi-bieng-an-cham-tang-can-2695/feed/ 0
Top 9 thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn cực kỳ đơn giản, dễ làm! https://norikidplus.vn/thuc-don-cho-tre-5-tuoi-bieng-an-2651/ https://norikidplus.vn/thuc-don-cho-tre-5-tuoi-bieng-an-2651/#respond Tue, 29 Aug 2023 03:15:07 +0000 https://norikidplus.vn/?p=2651 Xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn như thế nào để vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vừa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn? Đây là một vấn đề không hề đơn giản đối với nhiều bậc cha mẹ. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây Norikid Plus sẽ giúp cha mẹ biết cách xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn chuẩn khoa học mà vô cùng đơn giản, dễ làm!

Xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn như thế nào?

Khi trẻ bước sang độ tuổi vàng từ 5-6 tuổi, trẻ đã có nhiều sự thay đổi trong cả suy nghĩ, nhận thức và không ngừng học tập các kĩ năng mới để sớm thích nghi, chuẩn bị cho giai đoạn lên bước vào cấp 1. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn trẻ rất dễ bị biếng ăn, thiếu chất nếu cha mẹ không xây dựng cho trẻ một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

Để xây dựng cho trẻ 5 tuổi biếng ăn thực đơn giàu dinh dưỡng, đủ chất, đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn, cha mẹ cần nắm rõ 4 nguyên tắc sau đây:

Thực đơn phải đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng

Thực đơn phải đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng 1
Mẹ cần đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất quan trọng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Một thực đơn với đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng không chỉ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động mà còn nuôi dưỡng cơ thể trẻ, thúc đẩy quá trình tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng.

Đối với trẻ 5 tuổi biếng ăn, cha mẹ cần lưu ý thực đơn bữa ăn cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Chất đạm: Chất đạm có vai trò quan trọng trong hình thành tế bào, tạo ra men tiêu hóa, hormone và các kháng thể giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ. Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm như thịt nạc, cá, gà, trứng, sữa, các loại đậu,…
  • Tinh bột: Tinh bột là nhóm chất có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể (60-65% tổng năng lượng một ngày). Tinh bột có nhiều trong các thực phẩm như gạo, bột mì, đậu, khoai, ngô,…
  • Chất béo: Chất béo là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, các hormone, giúp phát triển các tế bào não. Mẹ có thể cung cấp chất béo cho trẻ qua những thực phẩm như bơ, mỡ động vật, trứng, sữa, dầu thực vật,…
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất được gọi chung là các vi chất dinh dưỡng. Mặc dù chúng chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là vitamin nhóm B, A, C, D, E, K, sắt, kẽm, selen, iot, canxi, phốt pho,… Vi chất dinh dưỡng có hàm lượng cao trong rau xanh, trái cây, củ quả tươi, sữa,…

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn với đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng, mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo tỷ lệ cân bằng giữa các nhóm chất, đa dạng cả từ động vật và thực vật.

☛ Xem thêm bài viết: Trẻ biếng ăn nên bổ sung chất gì?

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Khi trẻ 5 tuổi gặp tình trạng biếng ăn, điều trẻ lo sợ nhất chính là đến bữa ăn và bị cha mẹ ép ăn quá nhiều. Do vậy, mẹ hãy thử áp dụng biện pháp chia nhỏ bữa ăn. Thay vì quá nhiều thức ăn cho một bữa thì mẹ có thể chia thành 2 – 3 bữa nhỏ.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ 1
Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Thông thường, mẹ có thể xây dựng thực đơn cho bé mỗi ngày có 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Khoảng cách mỗi bữa ăn nên tối thiểu là 2 – 3 giờ, điều này sẽ làm giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Tôn trọng sở thích của trẻ

Khi trẻ được 5 tuổi, trẻ đã có những nhận thức riêng, suy nghĩ riêng, chúng hoàn toàn có thể biết được bản thân thích món gì và ghét món gì. Nếu mẹ liên tục cho trẻ ăn món ăn chúng không thích thì sẽ khiến tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy dành thời gian trò chuyện với trẻ, quan sát và nắm bắt sở thích ăn uống của trẻ. Từ đó thay thế món ăn trẻ không thích bằng món khác, chỉ cần đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng tương đương.

Liên tục làm mới thực đơn

Một trong những lý do khiến trẻ 5 tuổi trở nên biếng ăn đó là do thực đơn hàng ngày quá đơn điệu và khiến chúng cảm thấy nhàm chán, từ đó khẩu vị thay đổi và dẫn đến biếng ăn. Do đó, mẹ hãy liên tục làm mới, đa dạng thực đơn, các món ăn và cách chế biến. Ngoài ra, mẹ hãy thử trang trí món ăn ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc, điều này sẽ giúp kích thích vị giác khiến trẻ cảm thấy ngon miệng hơn và tạo hứng thú cho trẻ biếng ăn.

Liên tục làm mới thực đơn 1
Trang trí món ăn đẹp mắt là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn

Top 9 thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn đầy đủ dinh dưỡng

Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn, cha mẹ có thể tham khảo 9 thực đơn cho bé 5 tuổi vừa giàu dinh dưỡng vừa đơn giản dễ thực hiện dưới đây:

Thực đơn số 1

Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Phở bò với nước cam ép
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sữa
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với sườn xào chua ngọt, canh rau cải ngọt nấu thịt bằm, dưa hấu
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sinh tố bơ
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với đậu phộng rang, canh thịt bò hầm khoai tây, bông cải xanh luộc
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 2

Thực đơn số 2 1
Cơm với thịt heo đậu phụ sốt cà chua thơm ngon giàu dinh dưỡng cho trẻ
Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Bánh cuốn chả, nước ép táo
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Bánh flan và sữa
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt gà chiên xù, canh rau ngót nấu cá rô đồng, táo
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sữa chua hoa quả
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với thịt bò xào rau muống, thịt heo đậu phụ sốt cà chua, củ cải luộc
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 3

Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Bún nấu thịt heo, nước ép dứa
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sữa chua
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt heo quay, canh bí xanh nấu sườn, dưa gang
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Chè bưởi nước cốt dừa
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với tôm rim nước mắm, cải bắp xào cà chua, chuối
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 4

Thực đơn số 4 1
Cháo cá hồi bí đỏ giàu dinh dưỡng phù hợp cho bữa sáng của bé 5 tuổi biếng ăn
Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Cháo cá hồi bí đỏ, kiwi
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Bánh quy và sữa
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt heo kho trứng cút, canh tôm nấu bầu, cà rốt luộc
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sinh tố dâu tây
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với canh cá nấu chua, mực xào rau củ, dưa chuột
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 5

Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Bún chả, nước ép ổi
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sinh tố dưa hấu
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt vịt quay, canh cải bẹ nấu thịt bằm, đu đủ
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sữa chua
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với trứng chiên, canh cà chua nấu đậu, xu hào luộc.
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 6

Thực đơn số 6 1
Canh rau ngót nấu thịt thơm ngon được nhiều trẻ nhỏ yêu thích
Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Cháo yến mạch nấu thịt heo, xoài
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sữa chua hoa quả
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với cá sốt cà chua, canh rau mồng tơi nấu tôm, thanh long
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Chè đậu xanh nước cốt dừa
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với thịt gà xào nấm, canh rau ngót nấu thịt bằm.
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 7

Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Miến nấu lươn, nước ép cà rốt
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sữa và bánh kem
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt bò hầm rau củ, chả mực chiên, táo
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sinh tố mãng cầu
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với canh bí ngô nấu xương, tôm hấp, bắp cải luộc
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 8

Thực đơn số 8 1
Thịt bò xào nấm rơm thơm ngon cho trẻ
Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Bánh bông lan và sữa
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Thạch rau câu
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với canh cá rô đồng nấu rau cải, thịt heo luộc, dưa leo
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Sữa chua hoa quả
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với thịt bò xào nấm rơm, cá kho thơm, bí xanh luộc
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Thực đơn số 9

Bữa ăn Gợi ý món ăn
Bữa sáng (7 giờ – 7 giờ 30) Nui sốt thịt bò bằm, nước ép ổi
Bữa phụ sáng (9 giờ – 9 giờ 30) Sữa chua
Bữa trưa (11 giờ – 11 giờ 30) Cơm với thịt heo chiên xù, canh tôm nấu bí xanh, cam
Bữa phụ chiều (14  giờ – 14 giờ 30) Chè cốm nước cốt dừa
Bữa chiều (17 giờ 30 – 18 giờ) Cơm với thịt gà hấp, canh trứng nấu cà chua, bắp cải luộc
Bữa tối (20 giờ – 20 giờ 30) Sữa

Nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn?

Nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn? 1
Tạo không khí bữa ăn vui vẻ thoải mái bằng cách cho trẻ ăn cùng với gia đình

Ngoài việc xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi biếng ăn, để giúp bé sớm khắc phục tình trạng này, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Tạo cho bé không khí bữa ăn vui vẻ: Không khí bữa ăn vui vẻ ảnh hưởng rất nhiều đến khẩu vị của trẻ. Ở các bữa ăn chính, cha mẹ có thể cho bé ăn chung với gia đình, đồng thời dành nhiều lời động viên, khuyến khích trẻ, điều này sẽ giúp trẻ thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Không ép trẻ ăn: Ép trẻ ăn là vấn đề thường gặp ở rất nhiều bậc cha mẹ, điều này vô tình gây ra cho trẻ nỗi ám ảnh tâm lý, dẫn đến tình trạng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, mẹ tuyệt đối không thúc ép trẻ, la mắng trẻ trong bữa ăn, điều đó sẽ giúp trẻ có một tâm lý thoải mái và ăn ngon miệng hơn.

Thói quen ăn uống khoa học: Mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ giấc, đúng bữa, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn vặt, bánh kẹo,… ngay trước bữa ăn chính.

Giúp trẻ tập trung ăn uống: Cha mẹ không nên dỗ trẻ ăn bằng cách cho trẻ vừa ăn vừa xem TV, điện thoại, chơi đồ chơi,… điều này sẽ khiến trẻ bị xao nhãng, không tập trung vào bữa ăn, khiến cho bữa ăn kéo dài hơn.

Kiên nhẫn với trẻ khi thử đồ ăn mới: Cho trẻ biếng ăn thử đồ ăn mới là việc tương đối khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ. Hãy kiên nhẫn với trẻ, cho trẻ tập ăn từ ít đến nhiều, dần dần trẻ sẽ quen với thức ăn mới.

Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn: Vận động không chỉ giúp trẻ đốt cháy năng lượng, giúp cơ thể nhanh cảm thấy đói mà còn giúp tăng nhu động ruột làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên thuận lợi hơn, từ đó trẻ sẽ ăn được nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ: Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các vi chất thiết yếu như sắt, kẽm, lysine, selen, vitamin A, B, C, D, K,… để giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hạn chế tình trạng biếng ăn kéo dài gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Đối với trẻ 5 tuổi biếng ăn, mẹ có thể tham khảo bổ sung cho trẻ Siro ăn ngon Norikid Plus – cung cấp các dưỡng chất và vi chất thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn, từ đó tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng!

Nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn? 2
Siro Norikid Plus cho trẻ 5 tuổi biếng ăn được nhiều mẹ tin dùng!

Norikid Plus là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa Aquamin F – chiết xuất từ tảo biển đỏ vùng biển Algae – Nhật Bản, cung cấp các vi chất quý giá từ tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Norikid Plus cũng bổ sung các vi chất thiết yếu như Lysine, Kẽm, Vitamin A, K2, D3, Magie, Canxi,… giúp kích thích vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn. Sản phẩm cũng bổ sung Cao men bia, chất xơ hòa tan Inulin và các enzyme tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón, từ đó hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.

Với hương dứa thơm ngon, vị ngọt thanh dễ uống, Siro Norikid Plus được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y tế, được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ. Sau khoảng 18 – 28 ngày, mẹ sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt!

Đã có hơn 300.000 mẹ cho bé biếng ăn dùng Siro Norikid Plus đã nhận được hiệu quả tích cực. Còn mẹ thì sao?

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách xây dựng thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn. Hy vọng rằng qua bài viết này, việc xây dựng thực đơn cho bé 5 tuổi biếng ăn đã không còn là một “bài toán khó” cho các bậc cha mẹ. Nếu cha mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn chi tiết!

]]>
https://norikidplus.vn/thuc-don-cho-tre-5-tuoi-bieng-an-2651/feed/ 0