NoriKid Plus https://norikidplus.vn Giải pháp tốt nhất cho trẻ biếng ăn, táo bón Wed, 22 Nov 2023 10:00:26 +0000 vi hourly 1 Dinh dưỡng bữa ăn đủ no nhưng có đủ chất? https://norikidplus.vn/dinh-duong-bua-an-du-no-nhung-co-du-chat-3045/ https://norikidplus.vn/dinh-duong-bua-an-du-no-nhung-co-du-chat-3045/#respond Wed, 22 Nov 2023 10:00:26 +0000 https://norikidplus.vn/?p=3045 Bước vào giai đoạn học mẫu giáo, trẻ thường được ăn bán trú luôn ở trường. Đa phần những suất ăn trưa đều đảm bảo cho các con đủ no, có đủ năng lượng hoạt động. Tuy nhiên, không biết dinh dưỡng bữa ăn đủ no nhưng có đủ chất? Điều này là lo lắng của rất nhiều phụ huynh bởi các con càng đi học càng ốm hoặc dù ăn rất no nhưng lại không lớn. Vậy bữa ăn đủ chất dinh dưỡng là thế nào? Và mẹ cần làm gì để cải thiện tình hình này? Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng bữa ăn đủ no nhưng có đủ chất? 1

Thế nào là bữa ăn đủ chất?

Theo các chuyên gia, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động cũng như tình trạng sức khỏe. Riêng với trẻ em, đây là giai đoạn quan trọng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện về cả thế chất và trí não. Vậy nên cha mẹ cần chú trọng đến bữa ăn hàng ngày của con, không chỉ đảm bảo đủ lượng mà còn phải đủ cả chất. Vậy thế nào là bữa ăn đủ chất?

Bữa ăn đủ chất là bữa ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm 4 nhóm chất sau: Đạm; Tinh bột; Chất béo; Vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bữa ăn đủ chất cho trẻ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Bữa ăn cần phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: Ở mỗi độ tuổi và mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn trẻ sơ sinh thì chỉ cần bú sữa mẹ hay sữa công thức nhưng trẻ từ 6 tháng trở lên thì sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng nữa nên cần bổ sung thêm bằng việc ăn dặm… Vì vậy, cha mẹ cần phải cung cấp bữa ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng mà con cần. Các mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi để có thể bổ sung cho trẻ một cách hợp lý.

Bữa ăn cần cân đối và đa dạng các loại thực phẩm: Một bữa ăn đủ chất cho trẻ cần phải cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, không nên thiên lệch về một nhóm chất nào quá nhiều. Ví dụ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, trứng, cá mà bỏ qua rau xanh, trái cây, ngũ cốc (đây là lỗi mà nhiều mẹ Việt mắc phải khi chăm con vì cứ nghĩ ăn nhiều thịt là nhiều chất, là tốt). Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải đa dạng hóa các loại thực phẩm trong mỗi nhóm chất, để trẻ có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất khác nhau từ các nguồn thực phẩm khác nhau.

Món ăn phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ: Một bữa ăn đủ chất cho trẻ cũng cần được chú ý đến mùi vị, màu sắc, hình dạng và cách trình bày thức ăn, như vậy để trẻ có thể cảm thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn. Mẹ có thể thử nhiều cách chế biến khác nhau, kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra những món ăn đẹp mắt và hấp dẫn cho bé. Đồng thời lắng nghe  ý kiến và sở thích của con để có thể điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp.

Những nhóm chất cần thiết cần có trong thực đơn ăn uống của trẻ

Như đã nói ở trên, một bữa ăn đủ chất cho trẻ cần được xây dựng cân đối từ 4 nhóm chất, cụ thể như sau:

Nhóm chất đạm (Protein)

Nhóm chất đạm (Protein) 1

Đây là nhóm chất giúp xây dựng và bảo vệ cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng tế bào, hình thành cơ bắp, xương, da, tóc, móng, hệ miễn dịch. Chất đạm có nhiều trong thịt động vật, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đỗ, hạt. Mỗi trẻ cần được bổ sung 0,8 – 1,2 g protein/kg cân nặng mỗi ngày.

Nhóm chất bột đường (Carbohydrate)

Nhóm bột đường cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp trẻ hoạt động, học tập, vui chơi mỗi ngày. Nhóm chất này được cung cấp từ các loại thực phẩm chứa tinh bột như ngũ cốc, bánh mỳ, gạo, khoai, sắn, ngô… hoặc từ các thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo, mứt, mật… Năng lượng từ carbohydrate chiếm khoảng 50% – 60% tổng năng lượng trẻ cần được bổ sung mỗi ngày.

Nhóm chất béo

Chất béo từ động vật hoặc thực vật cung cấp năng lượng, giúp trẻ duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), đồng thời tạo ra hormone và các chất dẫn truyền thần kinh . Chất béo có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm như mỡ động vật, bơ động vật, phô mai, kem, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, bơ thực vật, hạt, quả bơ, đậu phộng…. Trẻ cần được bổ sung khoảng 25 – 35% năng lượng từ chất béo mỗi ngày.

Nhóm vitamin và khoáng chất

Nhóm vitamin và khoáng chất 1

Vitamin giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ tế bào, tăng trưởng tế bào, phát triển xương và răng, cải thiện thị lực, trí tuệ. Vitamin có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa… Tùy theo nhu cầu của mỗi độ tuổi mà trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin như A, B, C, D, E, K…

Còn khoáng chất là nhóm chất hỗ trợ chuyển hóa và điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể, giúp trẻ duy trì cân bằng điện giải, điều hòa nhịp tim, huyết áp, co bóp cơ, truyền dẫn thần kinh, tham gia vào quá trình tạo máu và đông máu. Thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, rau xanh, trái cây, hạt, muối… là những thực phẩm cung cấp khoáng chất tự nhiên như canxi, sắt, kẽm, i-ốt, magiê, photpho, natri, kali… cho trẻ.

Bữa ăn đủ no nhưng không đủ chất ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn đủ no nhưng không đủ chất là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, chẳng hạn như protein, vitamin, khoáng chất… Tình trạng bữa ăn không đủ chất kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ, bao gồm:

Chậm phát triển thể chất

Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ như thiếu protein sẽ khiến cơ bắp, xương, da, móng của trẻ rất yếu, trẻ dễ bị thấp còi, gầy còm, suy dinh dưỡng hơn các bạn cùng tuổi. Còn nếu thiếu canxi, xương của con yếu, dễ gãy, răng dễ sâu. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, làm trẻ luôn thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Chậm phát triển về trí não

Chậm phát triển về trí não 1

Không chỉ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thiếu hụt dinh dưỡng còn tác động đến sự phát triển của não bộ cũng như khả năng học tập của bé. Dinh dưỡng kém thường kèm theo thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như i-ốt, DHA, taurine, vitamin B… khiến trẻ có trí tuệ kém, khó tập trung, khó ghi nhớ, vận động và giao tiếp xã hội yếu, ảnh hưởng đến học tập và tương lại sau này.

Giảm sức đề kháng và dễ nhiễm trùng

Thiếu hụt các dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Những bệnh lý này là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chán ăn làm tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng, tạo thành 1 vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Mẹ cần làm gì để bổ sung thêm dưỡng chất cho con

Thực tế tại Việt Nam cho thấy hầu như các bữa ăn bán trú tại trường mầm non thường chỉ đảm bảo cho các con về mặt năng lượng còn phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì khó có thể đảm bảo. Vì thế, có nhiều trường hợp con càng đi học càng còi hoặc con ở lớp ăn rất no nhưng lại không lớn do thiếu hụt dưỡng chất. Do đó, mẹ cần có các biện pháp để bổ sung thêm dưỡng chất, giúp con phát triển toàn diện. Chẳng hạn như:

Bổ sung thêm các bữa ăn ở nhà

Bổ sung thêm các bữa ăn ở nhà 1

Mẹ có thể tham khảo thực đơn ở trường mầm non và hỏi thêm cô về tình trạng ăn uống của con ở lớp, sau đó xây dựng các bữa ăn ở nhà sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. Cần chú ý đến sự cân bằng và đa dạng của các nhóm dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tươi ngon, sạch sẽ, an toàn, phù hợp với khẩu vị và sở thích của con. Việc này sẽ kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon hơn.

Khuyến khích con ăn đủ bữa

Nên khuyến khích con ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Đồng thời mẹ nên tạo cho con thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn quá no. Dạy bé nên ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn, không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, đồ mặn, nước uống có đường, có ga…

Cho con uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày giúp bé cân bằng điện giải, điều hòa nhiệt độ của cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa diễn ra thuận lợi… Ngoài nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng nước trái cây ép, nước canh, sữa… vừa đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bừa bổ sung thêm các vitamin và dưỡng chất cho con.

Tích cực cho con vận động ngoài trời

Tập thể dục, vận động, nghỉ ngơi đầy đủ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng các dưỡng chất của cơ thể. Vì thế, mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của con như chạy nhảy, nhảy dây, đá bóng, bơi lội, đạp xe… Ngoài ra, cần cho con nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm và dậy sớm, tránh thức khuya hoặc ngủ quá nhiều. Nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hoặc chiều để giúp con hấp thu vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch.

☛ Đọc thêm: Cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý?

Bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng Norikid Plus

Nếu các bữa ăn không cung cấp đủ dưỡng chất cho bé thì việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho con là điều cần thiết. Các mẹ có thể tham khảo và cho bé sử dụng Norikid Plus – Sản phẩm bổ sung dưỡng chất và vitamin cho bé hàng đầu hiện nay, được hơn 400.000 mẹ tin dùng.

Bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng Norikid Plus 1

Norikid Plus là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên trường Đại học Y Dược Hà Nội cùng các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản. Sản phẩm có thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên, bao gồm Aquamin F (chiết xuất tảo biển), Cao men bia, Yến sào, Inulin (chất xơ hòa tan) thực vật, acid amin và các vi chất thiết yếu như Lysine, hydroclorid, Kẽm gluconate, Canxi, Magie, Vitamin A, D3, K2,… vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa kích thích ăn ngon miệng, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.

Các mẹ chỉ cần cho con uống 1 ống/lần, ngày 2-3 lần. Sau 10-15 ngày, sẽ thấy các triệu chứng thiếu hụt vitamin và dưỡng chất của con giảm hẳn, con ăn ngon, ngày càng khỏe mạnh hơn.

☛ Xem thêm: Review Siro Norikid Plus có tốt không từ chuyên gia và khách hàng

Norikid Plus đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ nên các mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con sử dụng.

Để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY 

]]>
https://norikidplus.vn/dinh-duong-bua-an-du-no-nhung-co-du-chat-3045/feed/ 0
Trẻ 6 tuổi có cần bổ sung vitamin không? https://norikidplus.vn/tre-6-tuoi-co-can-bo-sung-vitamin-khong-3033/ https://norikidplus.vn/tre-6-tuoi-co-can-bo-sung-vitamin-khong-3033/#respond Tue, 21 Nov 2023 07:53:01 +0000 https://norikidplus.vn/?p=3033 Có nhiều phụ huynh cho rằng chỉ trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ăn ít mới cần bổ sung vitamin còn trẻ 6 tuổi thì không cần. Theo các bạn quan niệm này có đúng? Trẻ 6 tuổi có cần phải bổ sung vitamin không? Hãy cùng xem giải đáp ở bài viết sau nhé.

Trẻ 6 tuổi có cần bổ sung vitamin không? 1

Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 6 tuổi

6 tuổi là độ tuổi phát triển mang tính bước ngoặt khi bé bắt đầu dứt mầm non và bắt đầu vào lớp 1. Đi cùng với đó là những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý cũng như nhận thức khi trẻ tiếp xúc với môi trường học đường. Sau đây là một số thông tin chi tiết về đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi:

Thể chất: Ở giai đoạn này, trẻ có thể cao thêm từ 5-7cm trong 1 năm và bắt đầu thay những chiếc răng sữa đầu tiên. Năng lượng của trẻ 6 tuổi cũng rất cao, bé có thể nô đùa liên tục mà không thấy mệt mỏi vì thế cha mẹ cần cho con tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn để tiêu hao bớt nặng lượng. Ở thời điểm này khả năng phối hợp vận động thô và tinh của con cũng sẽ tốt hơn, biểu hiện ở những hoạt động như chạy nhảy, nhảy dây, ném bắt bóng, cột dây giày, cài nút áo, biết sử dụng bút chì và kéo khéo léo hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bắt đầu bộc lộ những năng khiếu thể thao bẩm sinh của mình.

Tâm lý: Trẻ 6 tuổi bắt đầu có nhận thức tốt hơn về cảm xúc của bản thân và người khác. Trẻ có thể hiểu những khái niệm phức tạp hơn như không làm tổn thương người khác bằng lời nói, biết chia sẻ với người khác, biết cảm ơn, xấu hổ, lo lắng, ganh tị… Cùng với đó, bé cũng bắt đầu có những nỗi sợ như sợ ma, sợ tối, sợ sấm sét… Đặc biệt, nhiều bé ở giai đoạn này có khuynh hướng tự chọn quần áo, tự tắm rửa và chải đầu… điều này giúp con tự lập hơn, cha mẹ chỉ nên hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra lời khuyên cho con khi cần thiết.

Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 6 tuổi 1

Nhận thức: Trẻ bắt đầu thành thạo hơn trong việc định hướng các mối quan hệ xã hội, có xu hướng cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi tiếp xúc với những người thân quen. Bé thường thích chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với bạn bè trong lớp và người thân ở nhà. Đặc biệt, ở giai đoạn này, trẻ dần dần có nhận thức tốt hơn với việc đúng – sai và có những màn tranh cãi để thể hiện quan điểm của mình, cũng như có xu hướng chỉ bảo các bạn khác nếu làm không đúng.

Ngôn ngữ: Trẻ 6 tuổi có khả năng giao tiếp lưu loát với ngữ pháp đúng, thứ tự rõ ràng và câu tuân theo cấu trúc. Trẻ có thể nhớ nhiều bài hát và giai điệu trên tivi. Thậm chí, bé có thể hiểu quan điểm của người khác và hoà nhập vào cộng đồng bằng cách thiết lập hành vi phù hợp với việc kết bạn mới. Ngoài ra, trẻ 6 tuổi có thể nói và hiểu hơn 8000 từ, phân biệt được những phụ âm khó, tương đồng… Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt chước những tiếng lóng, từ chửi thề rất nhanh.

Nhu cầu dinh dưỡng: 6 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển cả thể chất và trí não, đặc biệt cần nhiều năng lượng cho việc làm quen và khám phá môi trường mới nên nhu cầu dinh dưỡng của con vẫn cao và cần được đảm bảo đầy đủ. Trẻ cần được ăn đa dạng các loại thực phẩm, bao gồm cả rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, uống đủ nước mỗi ngày, tránh đồ uống có đường, có gas, chất kích thích… Trẻ 6 tuổi cần được ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, không nên bỏ bữa hoặc ăn quá no.

Trẻ 6 tuổi có cần bổ sung vitamin không?

Vai trò của vitamin với cơ thể

Vitamin là các hợp chất hữu cơ, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể nói chung và sự phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Không những vậy chúng còn có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh lý, tăng cường sức khỏe đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ.

Vai trò của vitamin với cơ thể 1

Có rất nhiều loại vitamin, mỗi loại sẽ mang đến những vai trò riêng cho sức khỏe, chẳng hạn:

  • Vitamin A: Hỗ trợ làm sáng mắt, củng cố niêm mạc, tăng khả năng miễn dịch của trẻ.
  • Vitamin nhóm B: Thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, tham gia vào quá trình tạo máu, quá trình chuyển hóa tinh bột, protein, lipid… của cơ thể.
  • Vitamin C: Tăng cường đề kháng, chống lại vi khuẩn và virus tấn công cơ thể. Góp mặt trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng như tham gia tích cực vào quá trình tạo mô liên kiết ở da, cơ, xương và mạch máu. Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh như tim mạch, viêm khớp, ung thư…
  • Vitamin D: Hỗ trợ quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, photpho giúp hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D còn giúp điều hòa lượng canxi trong máu ổn định.
  • Vitamin E: Có tác dụng tăng cường miễn dịch và đề kháng, giúp trẻ có làn da hồng hào, khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Trẻ 6 tuổi có cần bổ sung vitamin?

Như đã nói ở trên, vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn tiểu học. Vitamin giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, hỗ trợ chuyển hóa các chất, bảo vệ tế bào, tăng trưởng tế bào, phát triển xương và răng, cải thiện thị lực và trí tuệ.

Trẻ 6 tuổi có cần bổ sung vitamin? 1

Nguồn bổ sung vitamin cho trẻ cũng rất đa dạng, có thể từ những thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc là từ các sản phẩm bổ sung (thuốc). Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần bổ sung vitamin bằng thuốc (sản phẩm bổ sung). Nếu trẻ ăn uống đầy đủ, cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm, không bị suy dinh dưỡng, không có bệnh lý bẩm sinh hay mãn tính, thì trẻ có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin từ chế độ ăn hàng ngày. Các nguồn vitamin tự nhiên cho trẻ bao gồm rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa…

Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin, như biếng ăn, chậm lớn, hay bị nhiễm trùng, mắt mờ, da khô, tóc rụng, móng tay yếu, thì cần được bác sĩ khám và tư vấn về việc bổ sung vitamin bằng thuốc (sản phẩm bổ sung). Mỗi loại vitamin sẽ có liều lượng khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Các mẹ không được tự ý mua vitamin về cho con sử dung, việc cơ thể thừa vitamin sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tóm lại, nếu chế độ ăn uống hàng ngày vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin tự nhiên, trẻ 6 tuổi vẫn phát triển khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý do thiếu hụt vitamin gây ra thì các mẹ không cần bổ sung thêm vitamin cho con bằng thuốc hay các sản phẩm bổ sung. Chỉ cần cung cấp cho con bữa ăn đầy đủ, đa dạng và cân bằng dinh dưỡng là được. Còn trường hợp trẻ biếng ăn, ăn uống kém, suy dinh dưỡng, có những biểu hiện thiếu hụt vitamin thì cần đưa con đi thăm khám và sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Đọc thêm: 5 nhóm vitamin tăng hấp thu cho bé – Mẹ nên biết!

Bổ sung vitamin cho trẻ 6 tuổi như thế nào?

Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết bổ sung vitamin cho trẻ 6 tuổi như thế nào? Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ:

Thứ nhất, về nguyên tắc bổ sung

– Bổ sung vitamin cho trẻ 6 tuổi cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý.

– Cha mẹ chỉ bổ sung vitamin vừa đủ theo nhu cầu của trẻ, không nên bổ sung ít dẫn tới thiếu hụt, bổ sung quá nhiều gây dư thừa gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

– Chỉ sử dụng các sản phẩm (thuốc) bổ sung vitamin khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ hoặc trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vitamin. Việc dùng các sản phẩm này phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ hai, về cách bổ sung

Bổ sung vitamin tự nhiên thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày

Thứ hai, về cách bổ sung 1

Những thực phẩm ăn uống hàng ngày chứa lượng lớn các vitamin tự nhiên, đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ 6 tuổi nếu các con có bữa ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng. Sau đây là danh sách những thực phẩm chứa nhóm vitamin cần thiết cho trẻ:

  • Vitamin A có nhiều trong trái cây sẫm màu, rau màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, gan động vật sữa, dưa đỏ, khoai lang…
  • Vitamin C có trong cam, quýt, ổi, kiwi, khoai tây, cà chua…
  • Vitamin D có nhiều trong cá thu, cá hồi, sữa, bơ, phô mai, gan cá…
  • Vitamin E có trong quả bơ, bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, củ cải, đu đủ, xoài, các loại hạt, lúa mì, dầu thực vật…
  • Vitamin K có trong súp lơ trắng, rau sẫm màu, gan động vật, thịt, cá, trứng…
  • Vitamin B1 có nhiều trong bột mì, thịt nạc, các hạt họ đậu, ngũ cốc, trứng, sữa…
  • Vitamin B2 có trong sữa chua, thịt, trứng, pho mát, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Vitamin B3 có nhiều trong cá ngừ, thịt gà, thịt vịt, khoai tây, quả bơ, cây họ đậu…
  • Vitamin B5 có trong sữa, nấm, nội tạng động vật, khoai lang trắng, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm…
  • Vitamin B6 có trong chuối, đậu, quả hạch, thịt gà…
  • Vitamin B7 có nhiều trong socola, lòng đỏ trứng, thịt lợn, sữa, cây họ đậu, nội tạng động vật…
  • Vitamin B9 có trong các loại như măng tây, bông cải xanh, của cải, men bia, nước cam, bơ đậu phộng, lúa mì, rau màu đậm…
  • Vitamin B12 có nhiều trong tôm, cua, thịt, trứng, sữa đậu nành, nội tạng động vật, thịt gia cầm…

☛ Giải đáp: Cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý?

Bổ sung vitamin bằng thuốc (sản phẩm bổ sung)

Trường hợp bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin của trẻ, trẻ mắc các bệnh lý hoặc có các dấu hiệu thiếu vitamin như chán ăn, biếng ăn hấp thu kém, suy dinh dưỡng, dễ bị ốm, nhiễm trùng… thì việc bổ sung thêm vitamin từ thuốc (sản phẩm bổ sung) là cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để hiểu rõ tình trạng cũng như nhận sự tư vấn từ bác sĩ về chủng loại và liều lượng vitamin cần bổ sung. Tránh việc bổ sung thừa gây những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của con.

Không chỉ với trẻ sơ sinh hay trẻ ăn ít mới cần quan tâm đến việc bổ sung vitamin mà giai đoạn 6 tuổi cũng là một dấu mốc quan trọng bổ sung vitamin để con có đủ hành trang về thể chất cũng như trí não để bước vào lớp 1. Bắt đầu bước vào môi trường tiểu học, thời gian học và hoạt động ở trường nhiều đòi hỏi nhu cầu về năng lượng và vitamin nhiều hơn, trong khi các bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng chưa đủ lượng vitamin cần thiết cho con. Về lâu dài, sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo cả tinh thần và sức học tập đi xuống. Để bổ sung vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng, các mẹ có thể tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được chứng nhận an toàn cho bé, và nổi bật trên thị trường hiện nay đó là Norikid Plus.

Norikid Plus – Giải pháp giúp bé bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường sức đề kháng

Norikid Plus - Giải pháp giúp bé bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường sức đề kháng 1

Norikid Plus là giải pháp toàn diện bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu hụt vitamin do biếng ăn, chán ăn, hấp thụ kém… Sản phẩm chứa các loại vitamin như vitamin A, vitamin K2, vitamin D3, khoáng chất kẽm, magie… cùng các dưỡng chất tự nhiên như bột yến sào, cao men bia, inulin thực vật… không chỉ kích thích trẻ ăn con, tăng cường hấp thu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp nâng cao đề kháng, chống lại bệnh tật.

Đặc biệt, Norikid Plus là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT tại Việt Nam có thành phần chính là Aquamin F được chiết xuất từ Tảo Biển Nhật Bản bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng, hạn chế ốm vặt cho bé.

☛ Xem thêm: Review Siro Norikid Plus từ chuyên gia và khách hàng

Norikid Plus đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ nên các mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con sử dụng.

Để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY 

]]>
https://norikidplus.vn/tre-6-tuoi-co-can-bo-sung-vitamin-khong-3033/feed/ 0
Cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý? https://norikidplus.vn/cach-su-dung-vitamin-cho-tre-nhu-the-nao-hop-ly-3023/ https://norikidplus.vn/cach-su-dung-vitamin-cho-tre-nhu-the-nao-hop-ly-3023/#respond Mon, 20 Nov 2023 08:24:55 +0000 https://norikidplus.vn/?p=3023 Có nhiều cha mẹ hiện nay vẫn chưa biết cách bổ sung vitamin cho con như nào cho hợp lý. Một số phụ huynh thì khi thấy con ốm mới cho dùng, một số lại ngưng ngay sau khi con hết các triệu chứng khó chịu. Vậy cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý? Các mẹ cũng theo dõi thông tin bài viết dưới đây nhé.

Cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý? 1

Tại sao cần bổ sung vitamin cho trẻ?

Vitamin là nhóm chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của con người. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự tổng hợp được hoặc chỉ tổng hợp được một lượng nhỏ loại hợp chất này. Chính vì vậy, vitamin thường được cung cấp từ thực phẩm hoặc chất bổ sung từ bên ngoài.

Vitamin đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Vitamin còn có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển não bộ, xương khớp, nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn và virus, đồng thời phòng ngừa mắc các bệnh lý khác…

Nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin, chẳng hạn do sinh non, ăn uống thiếu chất, mắc một số bệnh lý tiêu hóa, gan mật hay rối loạn hấp thu… sẽ khiến trẻ bị chậm phát triển hơn, sức đề kháng yếu, hay ốm vặt… Vậy nên, trong trường hợp này, các mẹ nên tìm hiểu và bổ sung đầy đủ vitamin cho con càng sớm càng tốt.

Có hai loại vitamin chính là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Vitamin tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12). Vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E, K. Mỗi loại vitamin có những tác dụng riêng biệt với sức khỏe của trẻ, việc bổ sung cũng cần thận trọng nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Hậu quả khi bổ sung vitamin cho trẻ không đúng cách

Không chỉ thiếu hụt vitamin mới gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, việc bổ sung thừa vitamin cũng sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Vitamin A

Vitamin A 1

Vitamin A có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, da, niêm mạc, khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết trong cơ thể. Chúng đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ, giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường, nếu thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra, vitamin A còn nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Bổ sung thiếu: Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc dễ bị tổn thương, đặc biệt là tổn thương giác mạc có thể khiến trẻ bị mù lòa. Ngoài ra, thiếu vitamin A còn làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là các bệnh như sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Bổ sung thừa: Khi bổ sung quá nhiều vitamin A cho trẻ sẽ gây ra tình trạng ngộ độc vitamin A, có thể dẫn đến các biểu hiện như: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mất thăng băng, da khô, nứt nẻ, tóc rụng, mắt khô, viêm giác mạc, giảm thị lực, xương mềm, loãng xương, gãy xương, tăng áp lực não, teo tuyến giáp, suy gan, suy thận

Vitamin B1

Vitamin B1 1

Bằng cơ chế chuyển đổi carbohydrat thành glucose, vitamin B1 có tác dụng tạo ra năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huy chất béo và protein, từ đó giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Bổ sung thiếu: Nếu thiếu hụt vitamin B1, trẻ sẽ biếng ăn và chậm tăng cân, kém hấp thu, chậm phát triển, yếu cơ, phản xạ kém, giảm thị lực, thường xuyên nôn ói, nặng hơn có thể là viêm dây thần kinh, khó thở, rối loạn nhịp tim…

Bổ sung thừa: Thừa vitamin B1 sẽ khiến trẻ gặp phải các tình trạng như táo bón, đau cơ bắp, tê liệt dây thần kinh, tim đập nhanh, phù nề,…

Vitamin B6

Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng, duy trì ổn định lượng đường máu, thúc đẩy phát triển trí não, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim, gan, điều chỉnh tâm trạng cho trẻ nhỏ.

Bổ sung thiếu: Thiếu vitamin B6 khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, rối loạn thần kinh, khó ngủ, da khô, mắt đỏ, thị lực kém, vết thương lâu lành.

Bổ sung thừa: Thừa vitamin B6 sẽ gây rối loạn thần kinh cảm giác, chân tay dễ bị tê mỏi, suy giảm trí nhớ.

Vitamin D

Vitamin D 1

Vitamin D có tác dụng quan trọng trong việc hấp thu và sử dụng canxi trong cơ thể, giúp duy trì sự cân bằng của khoáng chất này trong máu và xương. Đây là vitamin cần thiết cho sự hình thành, phát triển xương và răng ở trẻ, giúp trẻ phát triển chiều cao đồng thời ngăn ngừa bệnh còi xương.

Bổ sung thiếu: Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, trẻ thể lực kém, còi cọc, chậm lớn, răng vàng và dễ bị gãy.

Bổ sung thừa: Thừa vitam D làm tăng canxi huyết, khiến trẻ chán ăn, buồn nôn, đau đầu, khô miệng, chuột rút, táo bón, thiểu nặng, chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong.

Vitamin K

Vitamin K có vai trò hỗ trợ quá trình đông máu, hạn chế quá trình mất máu khi bị thương. Bổ sung vitamin K giúp trẻ giảm nguy cơ bị xuất huyết não, chảy máu, đồng thời cải thiện mật độ xương, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bổ sung thiếu: Thiếu hụt vitamin K có thể khiến trẻ dễ bị xuất huyết não hoặc xuất huyết màng não.

Bổ sung thừa: Thừa vitamin K gây tình trạng tan máu và vàng da ở trẻ.

Vitamin C

Vitamin C 1

Vitamin C có tác dụng tăng cường đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ trước các loại virus, vi khuẩn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hỗ trợ sửa các mô liên kết, giảm nguy cơ chảy máu, nhanh làm lành các vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bổ sung thiếu: Thiếu vitamin C khiến trẻ suy giảm đề kháng, tăng chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, dễ bị dị ứng, viêm lợi, cảm cúm…

Bổ sung thừa: Thừa vitamin C làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, cản trở khả năng hấp thu vitamin A, giảm độ bện của hồng cầu…

Việc thiếu hụt hay dư thừa vitamin đều gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, các mẹ cần có phương pháp bổ sung đúng, đầy đủ và hợp lý cho trẻ, giúp con phát triển khỏe mạnh, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn do việc thiếu hoặc thừa vitamin gây ra.

Hướng dẫn sử dụng vitamin cho trẻ hợp lý

Rất nhiều mẹ có suy nghĩ khi con ốm hoặc mệt mỏi mới cho dùng vitamin hoặc là khi con hết các triệu chứng khó chịu đó là cho ngưng ngay. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì vitamin cần bổ sung đều đặn trong một thời gian dài để chúng có thể phát huy được tác dụng cũng như có đủ thời gian để xây dựng được sức đề kháng cho con. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý, các mẹ cùng tham khảo:

Chỉ bổ sung vitamin vừa đủ cho trẻ

Các mẹ nên chú ý chỉ cần bổ sung lượng vitamin vừa đủ, phù hợp với sự phát triển của trẻ, không gây ra tình trạng thiếu hay thừa vitamin. Không phải là cứ bổ sung càng nhiều con càng khỏe mạnh, việc thừa vitamin sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

Việc bổ sung vitamin cho trẻ thế nào cho đủ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, môi trường sống… của con. Cha mẹ nên tham khảo bảng nhu cầu vitamin theo độ tuổi của trẻ để biết được lượng vitamin tối thiểu và tối đa mà trẻ cần mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh cách bổ sung vitamin cho trẻ khi cần thiết.

Chỉ bổ sung vitamin vừa đủ cho trẻ 1

Lưu ý là liều bổ sung vitamin lúc nào cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày bởi các sản phẩm bổ sung vitamin ngoài thị trường lúc nào cũng chứa hàm lượng cao. Trừ trường hợp trẻ mắc bệnh và bác sĩ yêu cầu phải dùng vitamin liều cao, còn lại các bậc phụ huynh nên cân đối, tránh trường hợp bổ sung thừa vitamin cho con.

Một điều khác cần lưu ý là quá trình bổ sung vitamin cho trẻ cần phải diễn ra đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định, không được thấy triệu chứng vừa giảm đã dừng ngay. Điều này sẽ khiến trẻ thiếu hụt vitamin trở lại, đồng thời không có đủ thời gian để vitamin phát huy tác dụng cũng như xây dựng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho bé.

Xác định rõ nguồn bổ sung vitamin hiệu quả cho bé

Cha mẹ có rất nhiều lựa chọn với nguồn cung cấp vitamin cho trẻ, chẳng hạn như:

Bổ sung vitamin thông qua chế độ dinh dưỡng:

Đây là cách bổ sung vitamin tự nhiên và an toàn nhất cho trẻ. Cha mẹ nên cho bé ăn với một chế độ ăn đa dạng và cân bằng, bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm chính như ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả… Mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp cho trẻ một loại vitamin khác nhau, chẳng hạn như vitamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, rau màu xanh đậm, quả màu vàng đỏ; Vitamin C có nhiều trong các loại quả như cam, chanh, bưởi, kiwi…; Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, sữa, bơ, trứng…; Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, hạt, đậu…; Vitamin K có nhiều trong rau xanh, gan, trứng, phô mai…; Vitamin B có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt… Cha mẹ nên tham khảo bảng nhu cầu vitamin theo độ tuổi của trẻ để biết được lượng vitamin cần thiết cho trẻ mỗi ngày.

Bổ sung vitamin bằng ánh nắng mặt trời:

Xác định rõ nguồn bổ sung vitamin hiệu quả cho bé 1

Đây được xem là cách bổ sung vitamin D cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vitamin D sẽ được tổng hợp khi da bé tiếp xúc với tia UVB trong ánh nắng mặt trời. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày từ 15 đến 30 phút, vào khoảng thời gian từ 6h đến 9h sáng hoặc từ 16h đến 18h chiều, khi tia UVB có lượng vừa phải và không gây hại cho da. Khi tắm nắng, cha mẹ nên để trẻ mặc quần áo mỏng, lộ ra một phần cánh tay và chân, đồng thời nên che phần mắt lại để con không bị chói.

Bổ sung vitamin bằng đường uống:

Cách bổ sung vitamin này được dùng khi trẻ bị thiếu vitamin do chế độ ăn không đủ hoặc do mắc một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và chuyển hóa vitamin. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin bằng đường uống cần được theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ uống vitamin. Việc bổ sung vitamin quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng vitamin không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh, mà chỉ là dưỡng chất hỗ trợ cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin cho bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo, bổ sung Siro Norikid Plus để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, còi xương, biếng ăn, kém hấp thu ở trẻ.

Xác định rõ nguồn bổ sung vitamin hiệu quả cho bé 2

Norikid Plus bổ sung vitamin A, D3, K2  từ các nguồn tự nhiên cùng các khoáng chất như kẽm, magie, lysine, cao men bia, bột yến sào… không chỉ giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt mà còn giúp con phát triển chiều cao, trí não, tăng đề kháng, nâng cao miễn dịch, hạn chế ốm vặt.

☛ Đọc thêm: Review đánh giá về sản phẩm Norikid Plus

Norikid Plus được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con sử dụng nhé.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty

]]>
https://norikidplus.vn/cach-su-dung-vitamin-cho-tre-nhu-the-nao-hop-ly-3023/feed/ 0
Ăn dặm chỉ huy là như thế nào? Mẹ cần chuẩn bị những gì? https://norikidplus.vn/an-dam-chi-huy-1089/ https://norikidplus.vn/an-dam-chi-huy-1089/#respond Thu, 09 Nov 2023 04:06:43 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1089 Ăn dặm chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là một trong 3 phương pháp ăn dặm được nhiều cha mẹ áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên với những người đang chuẩn bị hoặc mới bắt đầu hành trình cho con ăn dặm có thể sẽ chưa hiểu rõ chi tiết về phương pháp này. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin đầy đủ hơn về ăn dặm chỉ huy và gợi ý mẹ những thứ cần chuẩn bị để quá trình ăn dặm của con diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

Ăn dặm chỉ huy là thế nào?

Ăn dặm chỉ huy là thế nào? 1

Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn thêm những đồ ăn khác song song với việc trẻ vẫn bú mẹ hoặc uống sữa công thức nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển. Ăn dặm chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay.

☛ Có thể bạn quan tâm: So sánh 3 kiểu ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay

Ăn dặm chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm mà trẻ được tự quyết định xem mình ăn gì, ăn bao nhiêu và cách ăn như thế nào. Bố mẹ không phải đút cho bé ăn mà chỉ cung cấp thức ăn, dụng cụ và ngồi ăn cùng con. Với ăn dặm tự chỉ huy, trẻ không phải ăn cháo với đồ rau củ quả xay nhuyễn mà bé sẽ ăn trực tiếp các loại rau củ, trái cây mềm, được cắt miếng phù hợp để bé dễ cầm và dễ nhai nuốt.

Khi mới bắt đầu cho bé tập ăn dặm chỉ huy, cha mẹ nên cho con ăn các loại rau củ và trái cây mềm. Vậy nên cần chú ý chọn những loại rau củ sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh, không chứa thuốc hay hóa chất, như vậy mới giúp trẻ phát triển khỏe mạnh được.

Ăn dặm chỉ huy tạo cho bé tính chủ động và tự lập khi ăn, con sẽ học được cách tự đưa đồ ăn lên miệng, nhai, nuốt để thỏa mãn cơn đói. Cách này cũng sẽ tạo độ hứng khởi, giúp bé tự nguyện, tự giác với bữa ăn của mình hơn.

Ưu điểm khi cho trẻ ăn dặm chỉ huy

Những ưu điểm cũng như lợi ích khi áp dụng phương pháp ăn dặm chỉ huy cho trẻ:

  • Trẻ được ăn thô sớm, nâng cao khả năng nhai và nuốt.
  • Con được khám phá mùi vị, màu sắc và kết cấu của mỗi loại thức ăn tốt hơn từ đó tạo hứng thú với việc ăn uống
  • Hạn chế tình trạng bố mẹ ép con ăn khiến con sợ hãi, bỏ ăn vì với phương pháp này trẻ sẽ được tự lựa chọn đồ ăn, số lượng ăn, cách ăn theo ý muốn và dừng lại khi đã no hoặc không thích nữa.
  • Tạo được tính tự lập và chủ động cho bé trong việc ăn uống.
  • Trẻ được rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong sự phối hợp hoạt động giữa mắt, tay và miệng.
  • Mẹ không cần mất quá nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn cho con vì các món con ăn cũng tương tự như những món ăn của gia đình, chỉ cần biến tấu một chút cho mềm hơn.
  • Giảm nguy cơ thừa cân, béo phì vì ăn dặm chỉ huy cho phép bé được tự điều chỉnh lượng thức ăn cho vào cơ thể dựa theo sức đói của bản thân. Không bị ép ăn quá nhiều, thừa quá nhu cầu của cơ thể.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm chỉ huy

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm chỉ huy 1

Ngoài những ưu điểm kể trên thì ăn dặm chỉ huy cũng tồn tại những nhược điểm như:

  • Trẻ sẽ bóp nát, bày bừa đồ ăn lung tung, bôi đồ ăn lên khắp người, vương vãi đồ ăn ra xung quanh. Mẹ sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để dọn dẹp sau khi bé ăn xong.
  • Bé dễ bị hóc, nghẹn vì cắn, nuốt miếng to.
  • Con dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng do ăn không đủ nhu cầu của cơ thể.
  • Các mẹ dễ bị áp lực tâm lý từ người trong gia đình và chính từ bản thân các mẹ nữa.

Khi nào biết bé đã sẵn sàng để ăn dặm chỉ huy?

Để quá trình ăn dặm chỉ huy diễn ra thuận lợi, đạt được hiệu quả cao, đầu tiên mẹ cần phải xác định xem con mình đã sẵn sàng để ăn dặm chỉ huy chưa. Vậy những dấu hiệu nào chứng tỏ bé đã sẵn sàng để ăn dặm chỉ huy?

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một em bé sẵn sàng ăn dặm chỉ huy khi có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ có thể tự ngồi vững mà không cần hoặc cần rất ít sự hỗ trợ từ cha mẹ
  • Trẻ thích thú với thức ăn: thường quan sát bố mẹ ăn, với tay lấy thức ăn và đưa lên miệng, đói nhanh và đòi ăn liên tục
  • Con giữ được đầu thẳng và di chuyển thức ăn trong miệng thay vì đẩy hoặc nhè thức ăn ra ngoài.
  • Cử động môi miệng trở lên linh hoạt hơn khi nhận thức ăn từ người lớn.

Thông thường, thời gian thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm chỉ huy là khi được 6 tháng tuổi. Các mẹ cần chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết hỗ trợ con trong quá trình ăn uống, đồng thời cung cấp thức ăn ở dạng miếng, dài cỡ ngón tay, mềm và có thể bóp nhẹ bằng 2 ngon tay, như vậy con sẽ dễ cầm hơn, hạn chế nguy cơ hóc, nghẹn.

☛ Đọc thêm: Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất

Mẹ cần chuẩn bị những gì khi cho con ăn dặm chỉ huy?

Để hỗ trợ con ăn dặm chỉ huy tốt hơn, mẹ cần chuẩn bị những đồ sau:

Ghế dành riêng cho bé ăn dặm

Mẹ cần chuẩn bị những gì khi cho con ăn dặm chỉ huy? 1

Ghế ăn dặm giúp giữ bé cố định và ăn uống tập trung hơn. Theo kinh nghiệm, các mẹ nên chọn loại ghế nhỏ gọn, thuận tiện để di chuyển và dễ dàng vệ sinh, đồng thời có thể đặt được lên trên ghế khác, có các nấc điều chỉnh độ cao khác nhau.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu tập ăn dặm chỉ huy, bé có thể chưa ngồi chắc chắn được nên mẹ có thể mua thêm tấm đệm tựa lưng để con có thể ngồi vững chắc và thoải mái hơn.

Yếm máng ăn dặm

Các mẹ nên chọn loại yếm máng chất liệu bằng silicon hay nilong mềm để đồ ăn không bị thấm vào bên trong quần áo. Đặc biệt nên ưu tiên loại yếm có gài phía sau cổ, không nên chọn loại buộc dây vì sẽ làm con khó chịu.

Bát, đĩa, thìa, muỗng ăn dặm

Đây là những dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn của con nên khuyến khích mẹ chọn loại chất liệu cao cấp, các mép được bo tròn, không sắc nhọn. Với bát và đĩa nên ưu tiên những loại có thể dính vào khay để hạn chế bị dịch chuyển. Thìa muỗng thì mẹ nên chọn loại có độ nông vừa đủ, cán cầm dày để bé ăn thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, màu sắc của bát đĩa cũng tạo sự thích thú, hào hứng cho bé trong bữa ăn. Mỗi độ tuổi sẽ thích những màu sắc khác nhau, chẳng hạn bé từ 5-7 tháng tuổi sẽ thích màu vàng và đỏ, bé 8-10 tháng tuổi sẽ thích màu đỏ, hồng và xanh, còn bé trên 10 tháng tuổi lúc này đã có sở thích màu riêng, mẹ có thể tham khảo để lựa chọn được màu chén bát mà bé thích nhé.

Cốc, ống hút

Mẹ cần chuẩn bị những gì khi cho con ăn dặm chỉ huy? 2

Uống nước hay hút nước từ cốc cũng là kỹ năng bé cần học trong giai đoạn ăn dặm. Vậy nên, khi bé được khoảng 10 tháng tuổi, mẹ nên bỏ việc cho bé uống nước bằng bình ti sữa mà tập cho con cầm cốc và uống/hút nước từ cốc. Nên chọn loại cốc có quai cầm 2 bên, có vạch định mức, còn ống hút thì nên mua loại an toàn cho bé.

Ngoài các đồ dùng cần thiết thì mẹ cũng cần trang bị cho bản thâm thêm nhiều kiến thức về phương pháp ăn dặm này, cũng như chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng, học cách kiên nhẫn vì giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm chỉ huy chắc hẳn sẽ rất khó khăn và nhiều áp lực.

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm chỉ huy đạt hiệu quả cao

Rất nhiều cha mẹ giai đoạn đầu rất bối rỗi, nghĩ rằng khi cho con ăn dặm chỉ huy, thức ăn cần cắt thái miếng to để tránh việc bé đưa tất cả vào miệng gây hóc ghẹn. Tuy nhiên, điều đó chưa thực sự đúng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cũng như những nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý để quá trình bé ăn dặm chỉ huy đạt hiệu quả cao:

– Bắt đầu cho trẻ ăn bằng những thực phẩm riêng lẻ để xác định xem trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Sau khi thử và bé đã dung nạp với các thực phẩm riêng lẻ thì mẹ có thể chế biến các món ăn hỗn hợp để giới thiệu cho con.

– Đồ ăn phải mềm và cắt thành từng miếng nhỏ phù hợp với độ tuổi. Trẻ 6-7 tháng tuổi nên cắt thức ăn thành các dải dài, mỏng, hình đồng xu cho bé dễ nắm bằng cả lòng bàn tay. Trẻ từ 8-9 tháng tuổi, cha mẹ nên cắt thức ăn thành dạng que hay miếng vuông để bé cầm nắm thuận tiện hơn, đồng thời dễ dàng ăn từ trên xuống dưới, hạn chế bị nghẹn, hóc.

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm chỉ huy đạt hiệu quả cao 1

– Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ (dùng sữa công thức) trong quá trình ăn dặm chỉ huy để đảm bảo con có đầy đủ dinh dưỡng. Trong những năm đầu đời, sữa mẹ hay sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng lớn cho bé.

– Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà để trẻ được tự quyết định lượng thức ăn đưa vào cơ thể bởi thời gian này trẻ vẫn nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa công thức nên không cần lo lắng con ăn ít sẽ bị thiếu chất . Cha mẹ chỉ cần cung cấp đồ ăn cho trẻ đúng bữa để bé có thể ăn theo nhu cầu của mình.

– Thức ăn cho trẻ ăn dặm chỉ huy cần phù hợp với độ tuổi giúp con ăn ngon và tiêu hóa tốt. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho bé ăn những loại thực phẩm giàu calo và đầy đủ các dưỡng chất như sắt, kẽm, protein, chất béo lành mạnh. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những loại thức ăn chứa muối hoặc đường vi chúng không tốt cho sức khỏe của con.

– Cha mẹ nên chú ý bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm cho trẻ, như vậy vừa giúp bé phát triển được vị giác vừa hạn chế được tình trạng kén ăn. Nên chọn những loại thực phẩm màu sắc sặc sỡ, có kết cấu khác nhau, chẳng hạn như cà chua, cà rốt, bông cải xanh, dưa hấu… để tạo hứng thú cho trẻ.

– Chỉ nên để 3-4 món trong khay cho trẻ, không nên để quá nhiều loại đồ ăn sẽ khiến bé rối bời, khó lựa chọn. Nên cho trẻ đeo yếm ăn dặm có kích thước lớn hơn bình thường và trải tấm lót ở dưới chỗ trẻ ngồi, như vậy sẽ giúp quá trình dọn dẹp của mẹ được dễ dàng hơn.

☛ Tham khảo thêm: Nên cho bé ăn dặm trước ngủ bao lâu?

Một số món ăn dặm chỉ huy tốt cho bé

Một số món ăn dặm chỉ huy tốt cho bé 1

Tùy vào từng độ tuổi mà cha mẹ có thể lựa chọn thực đơn ăn dặm chỉ huy phù hợp với bé. Tuy nhiên, thực đơn này cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Dưới đây là những gợi ý về những nhóm thực phẩm mà cha mẹ có thể lựa chọn:

– Nhóm bột đường cung cấp năng lượng và chất xơ cho trẻ: Ngũ cốc, khoai, củ mì, các loại bánh ăn dặm cho trẻ

– Nhóm chất béo giúp hấp thu vitamin trong dầu tốt, tăng cường phát triển tế bào não và hệ thần kinh: Dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai…

– Nhóm protein giúp chuyển hóa dinh dưỡng, xây dựng tế bào cơ thể đồng thời tổng hợp kháng thể, nâng cao hệ miễn dịch: Thịt, cá, tôm, trứng…

– Nhóm vitamin và khoáng chất điều hòa hoạt động của cơ thể, tăng cường chất xơ chống táo bón: Rau xanh, trái cây tươi…

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ không cần bổ sung thêm muối, đường hay chất làm ngọt nhân tạo bởi những gia vị này không cung cấp dinh dưỡng mà còn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm đã chế biến sẵn, đồ đóng gói bởi chúng chứa nhiều phụ gia cũng như chất béo không lành mạnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Hi vọng, các mẹ đã hiểu rõ hơn phần nào về phương pháp này, cũng như trang bị thêm được nhiều kiến thức để quá trình ăn dặm của con đạt hiệu quả tối ưu, con phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.

]]>
https://norikidplus.vn/an-dam-chi-huy-1089/feed/ 0
Cách bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé an toàn, đúng cách https://norikidplus.vn/cach-bao-quan-va-luu-tru-do-an-dam-cho-be-1810/ https://norikidplus.vn/cach-bao-quan-va-luu-tru-do-an-dam-cho-be-1810/#respond Mon, 05 Jun 2023 07:48:02 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1810 Với một số phương pháp ăn dặm, đặc biệt là ăn dặm kiểu Nhật thì việc bảo quản, cất trữ đồ ăn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách bảo quản, lưu trữ đồ ăn dặm cho bé an toàn, không mất chất. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách bảo quản đồ ăn dặm đúng, các mẹ cùng tham khảo:

Cách bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé an toàn, đúng cách 1

Lợi ích của việc bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé

Việc bảo quản, lưu trữ đồ ăn dặm cho bé sẽ mang tới những lợi ích như:

Giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức:

Mẹ có thể nấu nhiều đồ ăn dặm một lần và bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để sử dụng dần trong tuần. Khi cần cho bé ăn, mẹ chỉ cần hâm nóng lại và cho bé ăn ngay. Điều này giúp mẹ không phải nấu nhiều lần trong ngày và có thời gian làm những việc khác.

Giúp giữ được chất lượng và dinh dưỡng của thức ăn:

Nếu để đồ ăn dặm ngoài không khí, thức ăn sẽ bị ôi thiu, mất mùi vị và giảm chất dinh dưỡng. Nếu bảo quản đồ ăn dặm trong tủ lạnh hoặc tủ đông, thức ăn sẽ được giữ nguyên hương vị, màu sắc và chất dinh dưỡng. Điều này giúp bé ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn các chất cần thiết cho sự phát triển.

Giúp đa dạng hóa thực đơn cho bé:

Mẹ có thể nấu nhiều loại đồ ăn dặm khác nhau và bảo quản để cho bé thử dần. Điều này giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau, kích thích vị giác và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ cũng có thể kết hợp các loại đồ ăn dặm để tạo ra những món mới lạ và hấp dẫn cho bé.

Như vậy, bảo quản, lưu trữ đồ ăn dặm cho bé là một việc làm cần thiết, mang lại rất nhiều lợi ích. Để bảo quản đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên chọn những dụng cụ bảo quản chất lượng cao, sạch sẽ và an toàn. Mẹ cũng nên tuân theo các nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm như không để quá lâu, không tái sử dụng hay không trộn các loại đồ ăn dặm lại với nhau để đảm bảo an toàn cho bé.

☛ Có thể bạn quan tâm: Cho bé ăn dặm thời điểm nào là tốt nhất?

Những dụng cụ bảo quản và lưu trữ độ ăn dặm

Những dụng cụ bảo quản và lưu trữ độ ăn dặm 1

Khay trữ đông: Là dụng cụ cần thiết và hữu ích khi muốn bảo quản đồ ăn dặm trong ngăn đông. Khay trữ đông giúp mẹ có thể dễ dàng chia thức ăn vào các ô nhỏ với lượng vừa đủ cho một bữa ăn hoặc một ngày ăn của bé. Sau đó, mẹ bịt kín khay lại đồng thời đánh dấu thời gian và tên thức ăn lên phía trên nắp. Các khay trữ đông thường được làm bằng chất liệu chịu nhiệt, không bị biến dạng nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.

Hộp bảo quản thực phẩm: Mẹ nên chọn những loại hộp được làm bằng chất liệu cao cấp, an toàn, sạch sẽ, có nắp kín và có thể sử dụng được trong tủ lạnh và tủ đông. Nên chọn những hộp có kích thước phù hợp với lượng thức ăn của bé để tránh lãng phí, đỡ tốn diện tích. Ngoài hộp thì mẹ có thể sử dụng túi bảo quản nó khóa zip để lưu trữ các loại thức ăn lỏng như cháo, súp cho bé.

Tủ lạnh: Giúp bảo quản đồ ăn cho bé ở nhiệt độ chuẩn, phù hợp, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, đảm bảo thức ăn tươi ngon, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Máy xay: Có công dụng chế biến các loại thực phẩm như rau củ, trái cây, thịt cá… thành dạng mềm, nhuyễn,  phù hợp với khả năng nhai của bé. Mẹ có thể chọn máy xay sinh tố, máy xay thịt hoặc máy xay chậm tùy theo nhu cầu sử dụng.

Lò vi sóng: Giúp rã đông hoặc hâm nóng lại đồ ăn dặm cho bé khi đã bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Lò vi sóng không chỉ làm đồ ăn nóng đều mà còn giúp giữ được hương vị của thức ăn.

Thời hạn bảo quản các món ăn dặm cho bé

Mỗi loại thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh đều có thời hạn nhất định. Các mẹ chú ý không được sử dụng đồ ăn đã quá hạn vì chất dinh dưỡng đã sụt giảm, thậm chí sinh các chất độc gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

Thời hạn bảo quản các món ăn dặm cho bé 1

Dưới đây là thời hạn bảo quản của một số loại thực phẩm cơ bản:

  • Thịt lợn, thịt bò: Bảo quản trong ngăn mát từ 2-4 độ C, hạn sử dụng trong 1-2 ngày. Bảo quản trong ngăn đông, nhiệt độ -18 độ C trở xuống, hạn dùng từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh khuyến cáo chỉ nên cho trẻ sử dụng thịt để ngăn đông trong vòng 7 ngày.
  • Cá, hải sản, thịt gia cầm: Để trong ngăn mát (2-4 độ C) trong vòng 1 ngày. Bảo quản trong ngăn đông (dưới 18 độ C) trong khoảng từ 1-3 tháng. Nhưng tốt nhất nên cho bé sử dụng thực phẩm này để trong ngăn đông từ 4-5 ngày.
  • Rau củ: Với các loại rau có lá bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-4 ngày. Còn các loại củ thì lâu hơn, có thể để tới 10 ngày.
  • Trái cây: Tuỳ thuộc vào từng loại trái cây mà các mẹ có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh theo thời gian nhất định. Chẳng hạn như: Chuối (1-2 ngày); Bơ (3 ngày); Mãng cầu (3 ngày); Nho (5 ngày); Kiwi (7 ngày); Táo (2-4 tuần).
  • Nấm: Nếu cho vào túi giấy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ sử dụng được trong 5 ngày. Trước khi nấu cần rửa lại thật sạch.
  • Thức ăn lỏng như chè, sữa, nước canh hay nước sốt: Bảo quản trong ngăn mát trong 24 giờ, ngăn đông 2-3 ngày.
  • Đồ ăn đã nấu chín, xay nhuyễn: Nên làm lạnh ngay khi nấu xong, để trong ngăn mát dùng được 1-2 ngày, trữ ngăn đông dùng trong 2-3 tuần.

Các mẹ nên chia các món ăn dặm theo khẩu phần của bé, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian đong đếm khi dùng. Ngoài ra, sau khi rã đông đồ ăn, các mẹ cần hâm nóng lại cho bé ăn luôn và lưu ý không nên trữ đông trở lại.

☛ Đọc thêm: 5 loại bột ăn dặm cho bé TỐT hiện nay!

Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé

Chuẩn bị đồ ăn dặm

Chuẩn bị đồ ăn dặm 1

Quá trình chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé rất quan trọng, mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Chọn nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, an toàn, không chất bảo quản, không chất kích thích, ưu tiên thực phẩm organic.
  • Dụng cụ chế biến đồ ăn như dao, thớt, rổ, nồi, chảo, bát, máy xay… phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sử dụng dao thớt riêng biệt cho đồ sống và đồ chín, đồng thời nhớ rửa sạch khi chuyển từ một loại thực này sang một loại thực phẩm khác. Nên dùng thớt bằng nhựa và thủy tinh, hạn chế dùng thớt gỗ vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
  • Rửa sạch tay trước khi bắt đầu chế biến đồ ăn cho bé.
  • Có 4 phương pháp nấu ăn cơ bản đó là hấp, luộc, nướng và lò vi sóng. Tùy theo loại thực phẩm và thực đơn ăn dặm mà mẹ có thể chọn phương pháp nấu phù hợp. Hấp được xem là cách nấu tốt nhất giúp giữ lại chất dinh dưỡng của thực phẩm nên được phần lớn các mẹ áp dụng.
  • Thức ăn vừa nấu xong nên để nguội bớt rồi đưa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ vì sau khoảng thời gian này vi khuẩn rất dễ phát triển nếu để ở nhiệt độ thường.

Bảo quản đồ ăn dặm trong ngăn mát tủ lạnh

Bảo quản đồ ăn dặm trong ngăn mát tủ lạnh 1

Cách bảo quản đồ ăn dặm trong tủ mát rất đơn giản, đồ ăn sau khi chế biến xong, mẹ chỉ cần cho vào hộp hoặc túi bọc kín lại rồi cho vào ngăn mát (nhiệt độ 2-4 độ C) của tủ lạnh.

Khi cần cho bé ăn thì lấy đồ ăn ra xong hâm nóng lại. Cách này rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhưng chất dinh dưỡng phần nào sẽ bị hao hụt, thời gian bảo quản không được lâu, chỉ trong khoảng 1-2 ngày.

Cách cấp đông đồ ăn dặm cho bé

Cấp đông là cách bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé được nhiều mẹ áp dụng, nhất là những mẹ bận rộn. Phương pháp này giúp giữ đồ ăn được an toàn trong khoảng thời gian dài, đồng thời có thể lưu trữ được một lượng lớn thức ăn cho bé.

Đồ ăn sau khi nấu xong, trước khi cho vào cấp đông mẹ phải làm nguội càng nhanh càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu để ở nhiệt độ phòng sau 2 tiếng thì nên bỏ đi, đồ ăn lúc này sẽ không an toàn cho bé. Ngâm cả nồi thức ăn vào chậu nước lạnh được xem là mẹo giúp làm nguội đồ ăn nhanh chóng.

Có nhiều cách cấp đông đồ ăn dặm khác nhau, hiệu quả mang lại thì tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ chiếm diện tích tủ lạnh nhiều hay ít. Dưới đây là 5 cách cấp đông đồ ăn, mẹ có thể tham khảo:

Cách 1: Dùng khay đá

Cách cấp đông đồ ăn dặm cho bé 1

Rửa sạch khay đá. Nên chọn khay đá có nắp, nếu không có nắp thì dùng thêm màng bọc thực phẩm.

Thức ăn chế biến xong để nguội bớt rồi chia vào các ô của khay đá. Tiếp đó, đặt khay vào ngăn đá của tủ lạnh.

Khi các khối thức ăn đã đông cứng, lấy ra xong cho vào các túi zip với lượng vừa đủ khẩu phần ăn của bé.

Khi cho bé ăn, mẹ có thể pha trộn các viên thức ăn khác nhau để biến tấu thành nhiều vị giúp con ngon miệng hơn.

Cách 2: Dùng khuôn silicon

Cách này tương tự như cách 1 nhưng thay khay đá bằng khuôn silicon. Khuôn silicon sẽ giúp lấy viên thức ăn ra dễ dàng hơn.

Cách 3: Dùng khay nướng bánh quy

Nếu không có các vật dụng khuôn khay phù hợp để cấp đông thức ăn, mẹ có thể dùng khay nướng bánh quy để thay thế. Khay nướng bánh sẽ chiếm nhiều diện tích tủ đông và không sử dụng được với thức ăn quá loãng.

Mẹ múc thức ăn đã chế biến lên khay, tạo thành các gò nhỏ (giống kiểu đổ bột lúc nướng bánh quy). Sau đó bọc khay lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc. Tiếp đến cho khay vào ngăn đá đến khi thức ăn được đông cứng hoàn toàn. Xong lấy thực phẩm ra và cho vào các túi zip

Cách 4: Cho vào lọ chuyên dụng

Cách cấp đông đồ ăn dặm cho bé 2

Chuẩn bị lọ chuyên dụng dùng để cấp đông thức ăn cho trẻ. Lọ này được làm từ vật liệu chuyên dụng, an toàn, chịu được sự giãn nở của thực phẩm khi cấp đông.

Không nên dùng lọ thủy tinh để cấp đông đồ ăn vì chúng không đủ mạnh để chịu được áp lực trong ngăn đá, chúng rất dễ nứt vỡ khiến các mảnh thủy tinh nhỏ bị lẫn vào trong đồ ăn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Thức ăn sau khi chế biến được chia vào các lọ chuyên dụng với lượng vừa đủ theo bữa ăn của trẻ rồi đặt trực tiếp vào ngăn đá để lưu trữ, bảo quản.

Cách 5: Dùng khay đông thức ăn chuyên biệt

Cách này được nhiều mẹ áp dụng nhất vì khay chuyên biệt được sản xuất bằng chất liệu an toàn, phù hợp với môi trường của ngăn đá, có nhiều mẫu mã và kích thước nên thoải mái lựa chọn.

Cách cấp đông cũng giống như cách 1: Cho thức ăn đã chế biến vào khay sau đó cho vào ngăn đá cấp đông như bình thường.

Cách rã đông đồ ăn dặm đông lạnh cho bé

Đun cách thủy

Cách rã đông đồ ăn dặm đông lạnh cho bé 1

Cách này giúp giữ lại được phần lớn vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Mẹ chỉ cần cho các viên thức ăn đông lạnh vào trong bát, sau đó mang đi hấp cách thủy với lượng nước vừa đủ, tránh bị tràn khi sôi. Đun lửa nhỏ đến khi thức ăn tan ra là được.

Dùng lò vi sóng

Đây được xem là cách rã đông đơn giản và nhanh chóng nhất. Các viên thức ăn được để vào bát sau đó cho vào lò vi sóng, cài đặt nhiệt độ và thời gian thích hợp là xong.

Rã đông bằng ngăn mát

Phương pháp rã đông này được xem là tốt và an toàn nhất nhưng cũng tốn nhiều thời gian nhất. Thực phẩm cấp đông được để xuống dưới ngăn mát để rã đông dần. Nếu các mẹ chưa dùng ngay thì vẫn có thể bảo quản thêm được vài ngày nữa.

Ngâm rã đông

Cách rã đông đồ ăn dặm đông lạnh cho bé 2

Mẹ lấy thực phẩm đông lạnh cho vào túi nhựa buộc kín lại sau đó ngâm vào bát nước ấm hoặc nóng. Cách làm này tuy tốn thời gian (mất tới 10-20 phút) nhưng thực phẩm được rã đông đều.

Lưu ý khi bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé

Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ khi bảo quản và lưu trữ đồ ăn cho bé:

  • Hầu hết các loại đồ ăn nên bảo quản trong ngăn mát tối đa 2 ngày và ngăn đông là 7 ngày để đảm bảo an toàn cũng như dinh dưỡng.
  • Đồ ăn sau khi rã đông nên dùng ngay hoặc để ngăn mát tối đa 24 giờ và không được đông lạnh lại lần nữa.
  • Tủ lạnh trữ đồ ăn phải luôn giữ nhiệt độ ổn định, tránh việc mở tủ quá nhiều lần khiến nhiệt độ thay đổi, dễ làm hỏng thức ăn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại hộp thủy tinh để trữ đông đồ ăn vì thủy tinh dễ bị nứt, vỡ khi để trong ngăn đá gây nguy hiểm.
  • Không rã đông thức ăn ngoài không khí vì đây sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào đồ ăn.
  • Lúc cấp đông thực phẩm, mẹ nên chia nhỏ thức ăn theo khẩu phần của bé, đồng thời dán giấy ghi tên thực phẩm, ngày cấp đông lên trên hộp/túi để tránh trường hợp bị quên.
  • Thực phẩm đã rã đông sử dụng còn thừa thì nên bỏ đi, không nên cho vào bảo quản thêm lần nữa vì sẽ làm giảm chất lượng và dinh dưỡng của đồ ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn phát triển và lây lan.

Trên đây là cách bảo quản và lưu trữ đồ ăn dặm cho bé an toàn, đúng cách, không bị mất chất, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Việc bảo quản đồ ăn đúng sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt, phát triển toàn diện hơn. Hi vọng những thông tin này giúp mẹ có thêm kiến thức, tự tin trong hành trình chăm sóc con cái.

]]>
https://norikidplus.vn/cach-bao-quan-va-luu-tru-do-an-dam-cho-be-1810/feed/ 0
Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất – Mẹ đã biết chưa? https://norikidplus.vn/thoi-diem-cho-be-an-dam-1787/ https://norikidplus.vn/thoi-diem-cho-be-an-dam-1787/#respond Mon, 29 May 2023 00:54:24 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1787 Con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc cha mẹ phải lo lắng nhiều thứ, từ việc tìm hiểu thời điểm ăn dặm rồi đến phương pháp ăn dặm, chuẩn bị đồ ăn…. Tuy nhiên, để quá trình ăn dặm đạt kết quả tốt nhất, ngay từ bước đầu tiên là chọn thời điểm cho bé ăn dặm phải đúng và phù hợp. Vậy thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là khi nào? Chi tiết sẽ được giải đáp ở bài viết sau:

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Khi nào nên cho bé ăn dặm? 1

Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng và phát triển của từng bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, bởi vì:

  • Ở thời điểm này  trở đi, chỉ dùng sữa mẹ/ sữa công thức đã không còn cung cấp đủ nhu cầu đủ dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày cho trẻ.
  • Giai đoạn 6 tháng hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã phát triển hoàn chỉnh hơn, có thể hấp thu được những thức ăn có kết cấu đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ/ sữa công thức.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì nếu cho ăn quá sớm (trước 6 tháng hay 26 tuần) hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thực phẩm phức tạp, từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… Còn nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng hay 26 tuần) thì bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn vì dinh dưỡng từ sữa mẹ/ sữa công thức ở giai đoạn này không còn đáp ứng đủ so với nhu cầu phát triển của bé.

Ngoài tiêu chí đủ 6 tháng tuổi, thì thời điểm cho bé ăn dặm còn dựa vào một số yếu tố quan trong khác như:

  • Bé có khả năng ngồi ổn định một mình, giữ thăng bằng tốt để có thể ăn dặm một cách an toàn.
  • Bé dành sự quan tâm và tò mò đối với thức ăn, bé có thể theo dõi thức ăn bằng mắt và cử động tay miệng khi bạn đang ăn.
  • Bé không còn phản xạ đẩy lưỡi tự động, nghĩa là bé đã sẵn sàng để tiếp nhận thức ăn rắn và không đẩy thức ăn ra mỗi lần đưa vào miệng.
Trước khi bắt đầu cho con ăn dặm, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Các chuyên gia có thể đưa ra hướng dẫn và lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và phát triển của bé nhà bạn.

Các dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm

Bé đã sẵn sàng ăn dặm khi có các dấu hiệu sau:

Bé vẫn thấy đói sau khi bú sữa

Bé vẫn thấy đói sau khi bú sữa 1

Nếu mẹ thấy bé hay đói mặc dù vẫn cho bé bú đủ và no như hàng ngày thì rất có thể đó là dấu hiệu bé muốn ăn thêm, lượng sữa không cung cấp đủ năng lượng cho bé.

Mẹ có thể để ý các dấu hiệu bé muốn ăn thêm như: Há miệng, lè lưỡi, chu môi như muốn bú, hay quay đầu qua bên này bên kia, mút tay hoặc đưa bàn tay vào miệng. Đặc biệt với các trẻ gần 6 tháng tuổi, sẽ hay có tình trạng khóc đòi ăn đêm – đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm.

Bé có thể tự ngồi và giữ đầu thẳng

Một trong những điều kiện cũng như là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm đó là bé có thể tự ngồi vững, giữ được thăng bằng, kiểm soát tốt đầu và cổ mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.

Thường nhào người về phía đồ ăn

Bé thường nhào người về phía đồ ăn khi có cơ hội tiếp xúc, xong sẽ cố gắng dùng tay chụp giữ lại, cho vào miệng. Đây chính là một dấu hiệu nữa cho thấy bé rất hứng thú với đồ ăn, sẵn sàng ăn dặm.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý, bé cầm thức ăn cho vào miệng không có nghĩa là bé có thể lập tức ăn được đồ ăn rắn, sẽ phải cho bé từ từ làm quen dần, bắt đầu từ loãng đến đặc, từ mềm đến rắn.

Há miệng để nhận thức ăn từ thìa

Há miệng để nhận thức ăn từ thìa 1

Thử độ sẵn sàng ăn dặm của bé với chiếc thìa là cách khá hay và thú vị. Các mẹ hãy đưa thìa gần miệng trẻ, nếu thấy bé cố gắng há miệng như kiểu muốn nhận thức ăn từ thìa thay vì phản xạ đẩy muỗng ra thì có nghĩa bé đã sẵn sàng để ăn dặm rồi.

Có phản xạ nuốt, không tự đẩy thìa ra ngoài.

Khi đưa thìa vào miệng, trẻ có phản xạ nuốt vào chứ không tự đẩy thìa ra ngoài thì cũng là một dấu hiệu nhận biết trẻ có thể ăn dặm.

Thể hiện sự thích thú khi được đưa đồ ăn

Ánh mắt của trẻ luôn hướng theo đồ ăn, nhất là lúc nhìn mọi người xung quanh ăn uống. Ánh mắt thể hiện sự nhiệt tình và thèm thuồng, người khác nhìn vào sẽ cảm thấy tội nghiệp bé vì muốn ăn mà không ăn được gì. Mẹ hãy để ý nhé, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm.

☛ Có thể bạn quan tâm: Tại sao trẻ không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ?

Các phương pháp cho bé ăn dặm hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến, được nhiều mẹ áp dụng. Các mẹ có thể cho con ăn theo từng phương pháp riêng biệt hoặc kết hợp chúng lại mới nhau để phù hợp với bé nhà mình.

Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống 1

Ăn dặm truyền thống là phương pháp khá phổ biến tại Việt Nam, được truyền lại từ các đời trước. Với phương pháp này, lúc bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ được ăn bột nấu cùng các loại thịt, cá, tôm, rau củ xay nhuyễn. Khi trẻ lớn hơn, đã bắt đầu mọc răng thì sẽ chuyển qua ăn cháo kết hợp với các thực phẩm khác được xay nát.

Ưu điểm của ăn dặm truyền thống:

  • Bé có thể ăn được nhiều ngay từ khi mới tập ăn nên sẽ tăng cân rất nhanh trong giai đoạn đầu ăn dặm.
  • Thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn nên thuận lợi cho việc tiêu hóa.
  • Chế biến nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Dễ nhận được sự đồng thuận từ những người trong gia đình.

Nhược điểm:

  • Khó nhận biết được trẻ dị ứng với loại thực phẩm nào vì tất cả đều được xay nhuyễn chung.
  • Vì các thực phẩm được trộn lẫn, xay nhuyễn với nhau nên trẻ sẽ nhanh chán, dễ bị biếng ăn.
  • Chú trọng nhiều đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé, có thể khiến bé bị thừa cân, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.
  • Thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn nên hạn chế khả năng ăn thô, nhai, nuốt của trẻ.

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật 1

Đây là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, trẻ sẽ được ăn cháo cùng các loại đồ ăn được lọc/ nghiền qua rây chứ không sử dụng bột xay nhuyễn như ăn dặm truyền thống. Đồ ăn sẽ được chế biến riêng từng loại để bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng biệt của từng món ăn. Độ thô của thức ăn sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Ưu điểm:

  • Trẻ được khám phá, làm quen với từng vị riêng biệt của thức ăn, tạo nên sự hứng thú khi ăn uống.
  • Dễ dàng nhận biết được con dị ứng với loại thực phẩm nào.
  • Nâng cao khả năng ăn thô, tạo phản xạ nhai nuốt tốt cho bé.
  • Món ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi liên tục, phù hợp từng giai đoạn khác nhau.
  • Thức ăn có thể chế biến một lần và trữ đông dùng cho các lần sau giúp tiết kiệm thời gian.

Nhược điểm:

  • Bé không ăn được nhiều như ăn dặm truyền thống nên giai đoạn đầu không tăng cân mạnh.
  • Tốn khá nhiều thời gian và công sức để chế biến riêng từng loại đồ ăn.
  • Đồ ăn trữ đông chắc chắn sẽ không thể thơm ngon như đồ tươi sống.
  • Mất thời gian và công sức để dạy bé ngồi ăn ngay ngắn và tập cầm thìa.
  • Vấp phải sự phản đối của người lớn trong gia đình.

☛ Đọc thêm: Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy 1

Là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ăn dặm kiểu này trẻ sẽ được tập ăn thô từ sớm với những loại đồ ăn tương tự như trong bữa ăn gia đình. Thức ăn sẽ được thái miếng vừa, bé có thể tự cầm đút vào miệng, độ mềm của thức ăn cũng vừa phải, không quy định khắt khe như ăn dặm kiểu Nhật

Với phương pháp này, trẻ sẽ tự lập hơn trong việc ăn uống, được quyết định ăn món gì và ăn với lượng bao nhiêu. Mục tiêu của ăn dặm tự chỉ huy là giúp bé làm quen với các loại thức ăn, tập nhai, nuốt chứ không quá chú trọng tới việc bé ăn được bao nhiêu.

☛ Chi tiết: Ăn dặm chỉ huy và những điều cần biết!

Ưu điểm:

  • Bé rèn luyện được tính tự lập cao trong ăn uống.
  • Có phản xạ nhai, nuốt tốt hơn.
  • Được khám phá đa dạng mùi vị và kết cấu của đồ ăn.
  • Tạo sự hứng thú trong ăn uống.
  • Mẹ không mất nhiều công suy nghĩ và chế biến món ăn cho bé vì đồ ăn của bé cũng tương tự như đồ ăn của người lớn chỉ là dạng mềm hơn chút.

Nhược điểm:

  • Lượng thức ăn trẻ đưa vào cơ thể không được nhiều.
  • Lúc mới đầu, trẻ có thể cầm, ném, bóp nát đồ ăn rồi vứt đi khiến việc dọn dẹp khá vất vả.
  • Trẻ dễ bị hóc vì đồ ăn ở dạng miếng, độ thô cao hơn.
  • Với trẻ 5-6 tháng, việc áp dụng phương pháp này rất khó thành công.
  • Mẹ sẽ phải chịu áp lực tâm lý lớn từ chính bản thân và gia đình.

☛ Xem đầy đủ: So sánh 3 kiểu ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Những lưu ý dành cho mẹ khi bé ăn dặm

Chuẩn bị tinh thần

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị một tinh thần tốt và tạo môi trường thuận lợi để trẻ tiếp nhận các loại thức ăn mới. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, vì vậy mẹ có thể tham gia tích cực để cho con được trải nghiệm tốt nhất.

Chuẩn bị tinh thần 1

Đầu tiên, mẹ nên tìm hiểu về ăn dặm bằng cách đọc sách, hỏi kinh nghiệm những người đi trước, tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy hoặc tham gia các khóa học liên quan… Điều này sẽ giúp mẹ tự tin hơn và có kiến thức để áp dụng cho con của mình.

Thứ hai, mẹ cần phải thật kiên nhẫn, kiên trì, giữ tinh thần tích cực, không đặt áp lực quá nhiều lên bản thân và con. Vì bé có thể không chấp nhận thức ăn mới ngay lập tức mà có thể có những phản ứng bất ngờ hoặc từ chối. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường, việc thay đổi chế độ ăn cho con là cả một quá trình dài, không thể nóng vội, mẹ cần thử nghiệm nhiều loại thức ăn khác nhau và cho con thời gian để quen dần với từng món.

Thứ ba, cần tạo một môi trường ăn uống thoải mái và an toàn cho con. Đồ dùng và thực phẩm cho bé ăn phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không ẩn chứa nguy cơ ngộ độc. Ngoài ra, hãy biến bữa ăn thành một trò chơi hay trải nghiệm thú vị để tạo hứng thú, kích thích con ăn uống.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỗi trẻ có quá trình ăn dặm riêng của mình và mẹ cần linh hoạt và kiên nhẫn. Luôn lắng nghe cơ thể và phản ứng của con, tạo điều kiện tốt nhất cho con để khám phá và phát triển sở thích ăn uống lành mạnh.

Dụng cụ khi cho bé ăn dặm

Dụng cụ khi cho bé ăn dặm 1

Khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản để giúp quá trình này diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những dụng cụ cơ bản:

  • Ghế ăn dặm: Nên chọn một chiếc ghế ăn dặm an toàn và thoải mái cho bé. Ghế nên có dây đai an toàn để giữ bé ở vị trí ngồi. Nếu không có ghế ăn dặm, bạn cũng có thể sử dụng ghế cao hoặc ghế bập bênh được thiết kế cho bé.
  • Yếm ăn dặm: Chọn loại yếm có kích thước phù hợp với bé, chất liệu an toàn, thiết kế tiện dụng, có thể dễ dàng làm sạch.
  • Muỗng và đũa: Mua một bộ muỗng và đũa dành riêng cho bé. Chọn những dụng cụ nhẹ nhàng và có kích thước phù hợp với miệng của bé. Có thể lựa chọn các muỗng và đũa bằng silicone hoặc nhựa an toàn cho bé.
  • Chén đĩa: Chọn chén và đĩa với kích thước nhỏ và dễ cầm cho bé. Mẹ nên chọn chén đĩa bằng những chất liệu như nhựa, silicone, thép không gỉ hoặc thủy tinh cường lực an toàn cho bé.
  • Khay ăn dặm: Mẹ có thể chuẩn bị thêm khay ăn dặm để đựng thực phẩm cho bé. Nên chọn loại khay có ngăn riêng biệt để phân chia các loại thực phẩm khác nhau.
  • Bình nước: Nếu bạn định cho bé uống nước hoặc nước ép cùng với việc ăn dặm, hãy chuẩn bị một bình nước bé có núm vặn hoặc ống hút để bé dễ dàng uống.
  • Khăn ăn: Sử dụng khăn ăn để lau sạch miệng bé trong quá trình ăn dặm. Chọn những khăn ăn mềm mại và dễ giặt.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, có một số nguyên tắc cơ bản mà các mẹ nên tuân thủ để đảm bảo quá trình này diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

– Đúng thời điểm: Chỉ bắt đầu ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi. Vì đây là lứa tuổi mà hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để tiếp nhận thực phẩm rắn và cơ thể bé cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.

– Từ lỏng đến đặc: Dạ dày trẻ từ trước đến nay chỉ quen hấp thụ sữa, do đó nếu cho bé ăn thức ăn đặc ngay lập tức sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Thay vì vậy, hãy cho bé ăn các món lỏng trước, sau đó tăng dần độ đặc của thức ăn. Việc điều chỉnh từ lỏng đến đặc giúp bé thích nghi dần với cấu trúc và độ nhão của thức ăn mới.

– Từ ngọt đến mặn: Giai đoạn đầu nên cho bé ăn dặm bột vị ngọt vì lúc này bé còn đang quen với vị ngọt của sữa mẹ nên ăn dặm vị ngọt giúp dễ thích nghi hơn. Sau một thời gian khi đã quen thì chuyển sang vị mặn để đa dạng mùi vị.

– Từ ít đến nhiều: Không phải cứ cho trẻ ăn càng nhiều ngay từ đầu là càng tốt. Trẻ cần được ăn dặm một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt là nên ăn từ ít đến nhiều để bộ máy tiêu hóa còn non nớt của bé không bị quá tải, đồng thời tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

– Đa dạng thực phẩm: Trong quá trình ăn dặm, cần đảm bảo bé được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau để phát triển khẩu vị và cung cấp đa dạng dưỡng chất.

– Không ép ăn: Không ép bé ăn nhiều hơn hoặc cố gắng khiến bé ăn hết mọi thức ăn trên đĩa. Hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn mà bé cần. Việc ép ăn có thể tạo tâm lý sợ hãi, chán ăn, biếng ăn ở trẻ.

Trên đây là những thông tin về thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất cũng như những lưu ý để quá trình ăn dặm đạt hiệu quả tối ưu. Hi vọng qua đây các mẹ đã bổ sung thêm được phần nào kiến thức giúp chăm sóc bé tốt hơn, giúp con khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.

☛ Tin liên quan: Nên cho bé ăn trước ngủ bao lâu để tiêu hóa tốt?

]]>
https://norikidplus.vn/thoi-diem-cho-be-an-dam-1787/feed/ 0
Nên cho bé ăn dặm bột gì? 5 loại bột ăn dặm TỐT hiện nay https://norikidplus.vn/cho-be-an-dam-bot-gi-1746/ https://norikidplus.vn/cho-be-an-dam-bot-gi-1746/#respond Mon, 22 May 2023 10:00:18 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1746 Con bước vào thời kỳ ăn dặm cũng là lúc phụ huynh phân vân không biết nên cho bé ăn dặm bột gì? loại nào tốt và phù hợp nhất với con? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chọn bột ăn dặm cho bé cũng như giới thiệu một số loại bột ăn dặm công thức được đánh giá cao, các mẹ có thể tham khảo:

Bột ăn dặm có những loại nào?

Hiện nay, bột ăn dặm cho bé có 2 loại chính là bột ăn dặm tự nấu và bột ăn dặm pha sẵn (bột ăn dặm công thức). Tất nhiên là mỗi loại bột sẽ có những ưu nhược điểm nhất định nên tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của mẹ cũng như tình trạng của các bé mà lựa chọn loại phù hợp nhất.

Cùng xem những ưu nhược điểm của 2 loại bột ăn dặm này nhé:

Bột ăn dặm tự nấu

Bột ăn dặm tự nấu 1

Ưu điểm:

  • Mẹ có thể tự tay chọn những loại thực phẩm tươi ngon để chế biến cho con.
  • Biết được những thực phẩm bé thích và chế biến món ăn theo sở thích của bé.
  • Trẻ được tập ăn những loại thức ăn tương tự như trong bữa ăn gia đình.

Nhược điểm:

  • Mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để lựa chọn và nấu món ăn cho bé.
  • Nếu mẹ không biết cách chế biến sẽ làm mất dinh dưỡng của thực phẩm.
  • Gặp khó khăn trong việc bảo quản nguyên liệu và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cho bé.

Bột ăn dặm công thức

Bột ăn dặm công thức 1

Ưu điểm:

  • Quá trình pha bột đơn giản giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi cho con ăn.
  • Thành phần của bột ăn dặm đã được nghiên cứu tỉ mỉ, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé trong từng giai đoạn phát triển.
  • Có nhiều mùi vị khác nhau giúp đa dạng và phong phú thực đơn cho trẻ.

Nhược điểm: Chi phí cao hơn bột ăn dặm tự nấu.

Nếu các mẹ có nhiều thời gian và đủ sự khéo léo thì tự nấu bột ăn dặm là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, các mẹ hiện đại, công việc bận rộn thì cho con dùng bột ăn dặm pha sẵn cũng là một lựa chọn không tồi giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian chăm sóc con hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé ăn hoàn toàn bằng bột ăn dặm công thức hoặc xen kẽ giữa bột công thức (vào những ngày bận rộn) và bột tự nấu.

Bột ăn dặm tự nấu sẽ có “muôn hình vạn trạng” với những biến tấu khác nhau tùy theo từng mẹ và bé. Vậy nên, sau đây chúng tôi chỉ tập trung nói về bột ăn dặm công thức trên thị trường hiện nay, giúp các mẹ hiểu rõ hơn về loại bột này..

☛ Đọc thêm: Trẻ không ăn dặm chỉ bú mẹ phải làm sao?

Tiêu chí chọn bột ăn dặm công thức cho bé

Để lựa chọn được bột ăn dặm tốt và phù hợp với bé, cha mẹ nên quan tâm tới những tiêu chí sau:

Thành phần dinh dưỡng

Nhiều phụ huynh lầm tưởng cứ loại bột nào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất thì bột đó là tốt nhất. Điều này hoàn toàn sai, loại bột tốt nhất chính là loại bột có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp nhất với độ tuổi của bé. Hàm lượng dinh dưỡng cao, vượt quá nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ gây dư thừa, gây nên một số tác dụng phụ như béo phì, thừa canxi, táo bón…

Trước khi mua bột ăn dặm, mẹ nên tham khảo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo từng độ tuổi của trẻ, dựa vào thông tin đó để lựa chọn bột ăn dặm có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp (nằm trong ngưỡng hoặc thấp hơn các chỉ số đó một chút) để đảm bảo sức khỏe cũng như đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển tốt.

Phù hợp độ tuổi

Phù hợp độ tuổi 1

Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên việc lựa chọn bột ăn dặm phù hợp với tuổi của con rất quan trọng. Chính vì thế, các nhãn bột ăn dặm hiện nay thường rất da dạng, được chế biến riêng cho từng nhóm tuổi khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Việc của mẹ là lựa chọn loại bột đúng với độ tuổi của bé nhà mình.

Thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng

Theo kinh nghiệm các mẹ đã dùng bột ăn dặm trước đó chia sẻ thì nên chọn bột của những thương hiệu lớn, uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, chất lượng và an toàn. Ngoài ra, các mẹ có thể đi tìm phản hồi về sản phẩm trên các diễn đàn mạng xã hội, website công ty, các diễn đàn chăm sóc con để yên tâm hơn.

Một điều quan trọng nữa là tìm nơi mua uy tín. Mẹ nên chọn mua ở các nhà phân phối trực tiếp hoặc các siêu thị uy tín được cấp phép kinh doanh sản phẩm. Tuyệt đối không mua hàng khi chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc có dấu hiệu giả mạo.

Mùi vị

Mùi vị của bột ăn dặm cũng là yếu tố mà mẹ nên quan tâm. Bột hợp khẩu vị sẽ kích thích bé ăn ngon hơn, con cũng dễ dàng hợp tác trong quá trình ăn dặm.

Kinh nghiệm là nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng loại bột ngọt, có vị gần như sữa mẹ để con dần làm quen. Sau khi quen với bột ăn dặm rồi thì mẹ có thể bắt đầu cho con ăn bột mặn để đa dạng thực đơn hơn.

Kết cấu

Khi mới tập ăn dặm, mẹ nên chọn cho bé loại bột có kết cấu mềm mịn, không lợn cợn để con dễ làm quen, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Sau khi bé lớn hơn và đã quen với bột ăn dặm thì mẹ có thể chọn những loại có kết cấu thô hơn để rèn luyện cho con kỹ năng ăn uống, nhai nuốt…

☛ Có thể bạn quan tâm: Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là khi nào?

Cho bé ăn bột ăn dặm công thức loại nào tốt?

Dưới đây là 5 loại bột ăn dặm cho bé được các mẹ đánh giá cao:

Bột ăn dặm HiPP

Bột ăn dặm HiPP là một sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ thuộc thương hiệu HiPP – thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm chăm sóc bé tại Đức. Đây là sản phẩm hữu cơ lành tính, được nghiên cứu kỹ lưỡng, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.

Bột ăn dặm HiPP 1

Phân loại:

Phân loại theo tính chất:

  • Bột ăn dặm HiPP chứa sữa vị ngọt: Vỏ hộp thường có màu cam, xanh da trời nhạt, xanh đậm kèm chữ “Milk Pap”.
  • Bột HiPP không chứa sữa vị mặn: Vỏ hộp màu xanh lá cây kèm chữ “without milk”

Phân loại theo độ tuổi: Sản phẩm ở mỗi độ tuổi lại có những vị khác nhau.

  • HiPP cho trẻ 4 tháng tuổi: Bột sữa & ngũ cốc; Bột sữa & hoa quả; Bột sữa chúc ngủ ngon vị táo tây; HiPP vị nhũ nhi; HiPP vị ngũ cốc bắp non.
  • HiPP cho trẻ 6 tháng tuổi: Bột sữa hoa quả rừng; Bột sữa HiPP chúc ngủ ngon vị yến mạch, táo tây; Bột dinh dưỡng HiPP ngủ ngon Organic bích quy; Bột ngũ cốc hoa quả tổng hợp; Bột dinh dưỡng hoa quả sữa bắp; Bột ăn dặm vị ngũ cốc tổng hợp; Bột sữa và rau củ.
  • HiPP cho trẻ 8 tháng tuổi: HiPP vị hoa quả nhiệt đới và sữa chua.

Giá bán: Tùy thuộc vào từng loại mà bột ăn dặm HiPP sẽ có giá dao động từ 110.000đ – 140.000đ/hộp 200g/250g.

Ưu điểm:

  • Bột ăn dặm HiPP được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu sạch, 100% Organic, không chứa hóa chất độc hại hay chất biến đổi gen.
  • Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền hiện đại, khép kín, kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn Đức.
  • Bổ sung men vi sinh Probiotics giúp hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột cho bé.
  • Đa dạng về mẫu mã và mùi vị giúp các bậc phụ huynh có nhiều sự lựa chọn để phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ.
  • Sản xuất riêng cho từng lứa tuổi, có loại dành cho bé từ 4 tháng tuổi, 6 tháng – 36 tháng tuổi.
  • Không hương liệu, phụ gia, chất tạo màu…

Hạn chế:

Giá khá cao so với các sản phẩm bột ăn dặm nhập khẩu khác.

Bột ăn dặm Wakodo

Wakado thành lập vào năm 1906 là thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó phải kể đến là bột ăn dặm Wakodo. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, hoàn toàn tự nhiên, đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản, cực an toàn với trẻ nhỏ. Bột ăn dặm Wadoko được sản xuất tại nhà máy Tochigi của Nhật Bản và được nhập khẩu về Việt Nam bởi công ty Nutifood.

Bột ăn dặm Wakodo 1

Phân loại:

– Bột ăn dặm Wakodo 5 tháng: Có 2 loại là bột cháo và bột nêm với nhiều hương vị khác nhau như: Hỗn hợp 4 vị (1 bột + 3 súp); Bột khoai tây – rau bina; Bột sốt bắp sữa; Bột hỗn hợp 3 vị rau; Súp dashi cá ngừ rong biển… Bột cháo Wakodo thường có kết cấu sánh đặc sau khi chế biến. Còn bột nêm Wakodo thực chất là một dạng nước dùng làm từ rau củ để tăng hương vị món ăn và kích thích vị giác cho bé.

– Bột ăn dặm Wakodo 7 tháng: Chỉ có 1 loại bột cháo ăn dặm với các hương vị như: Bột mặn hỗn hợp 3 vị (gan gà rau củ, cá tráp rau củ, thịt gà rau củ); Sốt cá hồi rau củ; Gà bắp sốt kem; Sốt cá tráp; Hỗn hợp 4 vị…

Giá bán: 50.000đ – 90.000đ/hộp 10g tùy từng loại.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
  • Nhiều hương vị khác nhau giúp mẹ thoải mái lựa chọn, đồng thời bé được thỏa thích làm quen với nhiều mùi vị khác nhau.
  • Bột ăn dặm Wakodo được sản xuất phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé ở từng giai đoạn phát triển khác nhau.
  • Bột Wakodo bổ dung thêm chất xơ và probiotics giúp tăng cường tiêu hóa và miễn dịch cho bé.

Hạn chế: Giá thành tương đối cao

Bột ăn dặm Ridielac

Bột ăn dặm Ridielac là sản phẩm của Vinamilk – tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ridielac là bột ăn dặm được thiết kế cho trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi với da dạng về hương vị, thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, sản phẩm còn được tổ chức UKAS Vương quốc Anh chứng nhận về chất lượng.

Ridielac được sản xuất trên dây chuyền khép kín, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Thành phần của bột ăn dặm hoàn toàn tự nhiên từ các loại cá, tôm, lươn, cua… và các loại rau củ như mùng tơi, cà rốt, súp lơ…

Bột ăn dặm Ridielac 1

Phân loại:

Sản phẩm được đóng gói theo 2 hình thức là hộp giấy (200g) và hộp thiếc (350g). Gồm 2 loại cho bé từ 6-24 tháng tuổi và 7-24 tháng tuổi với đa dạng hương vị khác nhau. Bao gồm vị ngọt (yến mạch sữa, gạo trái cây, gạo sữa) và vị mặn (yến mạch gà đậu hà lan, lươn cà rốt đậu xanh, heo bó xôi, bò rau củ, gà rau củ, heo cà rốt, cá hồi bông cải xanh).

Giá bán: 62.000đ – 72.000đ/ hộp giấy 200g

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như protein, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất…
  • Chứa thêm các thành phần đặc biệt như DHA, ARA, colostrum, prebiotic và probiotic không chỉ giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt mà còn tăng cường đề kháng, hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác.
  • Nhiều hương vị thơm ngon, nguyên liệu gần gũi với bữa cơm gia đình giúp bé hứng thú, hạn chế tình trạng chán ăn.
  • Không chứa chất bảo quản hay phẩm màu, tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ.
  • Đóng gói đa dạng, có loại hộp giấy nhiều gói nhỏ tiện lợi hoặc lon thiếc trọng lượng lớn.
  • Giá thành mềm mại, bình dân, nhiều người có thể tiếp cận được.

Hạn chế:

  • Là sản phẩm nội địa nên chủ yếu phục vụ cho trẻ em trong nước, chưa phổ biến như những loại bột ăn dặm khác.
  • Dù đa dạng mùi vị nhưng số lượng vẫn ít hơn các thương hiệu bột ăn dặm khác, chủ yếu chỉ là thịt và rau củ.

Bột ăn dặm Nestle Cerelac

Bột ăn dặm Nestle Cerelac thuộc thương hiệu Nestle nổi tiếng thế giới với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Nestle chi nhánh Việt Nam với công nghệ CHE độc quyền giúp bột mềm mịn, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

Bột ăn dặm Nestle Cerelac với thành phần nguyên liệu tự nhiên như bột gạo, bột yến mạch, lúa mì, gạo lứt, các loại rau củ, trái cây tươi, cùng với các loại vitamin, khoáng chất cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm lợi khuẩn Bifidus B  giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế tối đa nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Bột ăn dặm Nestle Cerelac 1

Phân loại:

Gồm 2 loại chính là bột ăn dặm Nestle vị ngọt và Nestle vị mặn. Hai loại này có thành phần dinh dưỡng giống nhau nên các mẹ không cần phân vân chọn loại nào hơn mà chỉ cần chọn theo sở thích của con. Bột ăn dặm Nestle có một số vị phổ biến gồm: Cá và rau xanh; Lúa mì và sữa; Gà hầm cà rốt; Rau xanh bí đỏ; Gạo lức trộn sữa.

Giá bán: Dao động khoảng 70.000đ/hộp 20g.

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cũng như các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Công nghệ sản xuất CHE độc quyền giúp dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Đa dạng về mùi vị giúp kích thích vị giác của trẻ, đồng thời trẻ được tự do khám phá nhiều vị mới.
  • Sản phẩm được nghiên cứu trên sở thích của trẻ em Việt Nam nên dễ dàng được các bé tiếp nhận.
  • Bổ sung lợi khuẩn Bifidus BL giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.
  • Tiện lợi, dễ sử dụng, giúp các mẹ tiết kiệm khá nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn cho con.

Hạn chế: Mùi vị không thể giống y hệt với thức ăn được nấu từ đồ tươi sống.

Bột ăn dặm Friso Gold

Bột ăn dặm Friso Gold thuộc thương hiệu Friso – thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn thực phẩm FrieslandCampina hàng đầu tại Hà Lan. Friso đã có hơn 145 năm kinh nghiệm trong ngành sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cao cấp cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nổi bật trong số đó phải kể đến các loại sữa công thức và bột ăn dặm cho bé.

Bột ăn dặm Friso Gold là sản phẩm dành riêng cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi với thành phần nguyên liệu tự nhiên, quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng, an toàn cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất theo công nghệ LockNutri hiện đại, giúp bảo vệ hàm lượng chất dinh dưỡng tự nhiên, tránh tình trạng bị mất do nhiệt.

Bột ăn dặm Friso Gold 1

Phân loại: Bột ăn dặm của Friso chỉ có 1 loại duy nhất là bột ăn dặm ngũ cốc gạo sữa Friso Gold dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng.

Giá bán: 180.000đ/lon 300g.

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.
  • Nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn, chất lượng, không hóa chất.
  • Được sản xuất theo công nghệ LockNutri giúp bảo vệ tối đa dinh dưỡng tự nhiên.
  • Hương vị tự nhiên, gần với sữa mẹ giúp trẻ dễ dàng thích nghi.
  • Chế biến nhanh chóng, tiện lợi giúp các mẹ tiết kiệm thời gian cho con ăn.

Nhược điểm: Chỉ có duy nhất 1 loại nên các mẹ có ít sự lựa chọn.

☛ Đọc thêm: Các loại bánh ăn dặm cho trẻ HOT nhất hiện nay

Lời kết

Mỗi loại bột ăn dặm đều có những ưu nhược điểm nhất định. Bột ăn dặm tốt nhất chính là loại bột ăn dặm phù hợp nhất với trẻ. Vậy nên, tùy thuộc theo độ tuổi, nhu cầu cũng như sở thích của bé mà mẹ hãy lựa chọn loại bột phù hợp nhất với con. Có như vậy trẻ mới hứng thú với việc ăn uống, con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ, ngăn ngừa tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả.

]]>
https://norikidplus.vn/cho-be-an-dam-bot-gi-1746/feed/ 0
Nên cho bé ăn trước ngủ bao lâu để con ngủ ngon, tiêu hóa tốt? https://norikidplus.vn/cho-be-an-truoc-ngu-bao-lau-1724/ https://norikidplus.vn/cho-be-an-truoc-ngu-bao-lau-1724/#respond Thu, 18 May 2023 09:15:11 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1724 Nhiều phụ huynh cho rằng cần cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ để con ngủ ngon hơn, không bị đói mà tỉnh dậy giữa đêm. Vậy cách làm này có thực sự đúng và tốt cho trẻ không? Nên cho bé ăn trước ngủ bao lâu là tốt nhất? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây:

Nên cho bé ăn trước ngủ bao lâu để con ngủ ngon, tiêu hóa tốt? 1

Cho bé ăn tối trước khi đi ngủ có tốt không?

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ ăn tối muộn, sát với giờ đi ngủ là không tốt, nó không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Lý do bởi vì:

– Thứ nhất, trẻ thường có xu hướng ăn nhiều hơn những gì cơ thể yêu cầu, nhất là vào bữa tối. Nếu cho trẻ ăn tối muộn, sát giờ đi ngủ, sự trao đổi chất vào thời điểm này sẽ thấp hơn, lượng calo cũng tiêu hao ít khiến calo dư thừa tích tụ lại dưới dạng chất béo, lâu dần sẽ khiến trẻ bị béo phì.

– Thứ hai, ăn tối ngay trước khi đi ngủ có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa của trẻ. Lẽ ra hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đã được nghỉ ngơi, nhưng do ăn muộn nên chúng vẫn tiếp tục phải hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động tiêu hóa lúc này sẽ không hiệu quả, dịch dạ dày không tiết ra đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa dung nạp. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ bị đào thải ra ngoài thành ra lãng phí trong khi trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng.

– Thứ ba, lượng thức ăn không tiêu hóa hết ở trên sẽ không bài tiết ra bên ngoài ngay mà ứ đọng lại ở đại tràng xong lên men, sinh ra khí độc gây đầy hơi, chướng bụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn khiến trẻ ngủ không ngon, uể oải, mệt mỏi sau khi thức dậy. Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

– Thứ tư, trẻ ăn tối muộn, ăn nhiều sát giờ ngủ dễ gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, dịch vị từ dạ dày có thể rỉ vào họng, tràn tới thanh quản, lâu dài sẽ gây viêm nhiễm và ho khi ngủ. Thậm chí một số trường hợp trẻ bị trào ngược lên mũi gây viêm mũi, tăng nguy cơ sặc, nghẹt thở.

– Thứ năm, cho trẻ ăn tối muộn, sát giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học cơ thể vì phản ứng glucose và insulin với đồ ăn được ăn trong giai đoạn này bị rối loạn, dẫn đến kháng insulin theo thời gian.

Tóm lại, các mẹ không nên cho trẻ ăn tối muộn, gần lúc đi ngủ mà nên cho trẻ ăn sớm hơn, để thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất. Việc ăn tối sát giờ ngủ về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Nên cho bé ăn tối trong khoảng thời gian nào?

Nên cho bé ăn tối trong khoảng thời gian nào? 1

Như đã nói ở trên thì không nên cho bé ăn tối muộn, sát giờ đi ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển. Vậy cho bé ăn tối trong khoảng thời gian nào là tốt nhất?

Theo Bác sĩ Đặng Thu Hiền thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì bữa ăn tối của trẻ nên kết thúc trước 19h và nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng. Sau 19h trẻ chỉ nên ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc trẻ ăn tối quá muộn, quá sát giờ đi ngủ có thể gây nên những vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, khó tiêu, mất ngủ, béo phì, chậm phát triển…

Để bữa ăn tối không ảnh hưởng đến giấc ngủ và tiêu hóa của bé, các mẹ cần lên một thời gian biểu ăn uống hợp lý cho các con, làm sao để cân đối được giờ ăn chính thông thường với thời gian ăn nhẹ lành mạnh xen giữa. Chẳng hạn, cho trẻ ăn sáng lúc 7h, bữa phụ buổi sáng lúc 10h, bữa trưa lúc 13h, bữa phụ buổi chiều lúc 16h, bữa tối ăn xong lúc 19h và không có bữa khuya. Thời gian biểu này sẽ đảm bảo con được cung cấp đủ năng lượng cả ngày, giảm tình trạng ăn quá nhiều trong 1 bữa, đặc biệt là vào bữa tối muộn.

Với trẻ dưới 1 tuổi đang ăn dặm thì thời gian biểu cho bé ăn dặm là 2-3 bữa/ngày, các bữa cách nhau 3-4 tiếng. Với các bé từ 1 tuổi trở lên nhu cầu thức ăn cũng tăng nên số bữa ăn trong ngày là 3-4 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Đặc biệt lưu ý là không cho bé ăn sau 19h tối, sau thời gian này chỉ cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Sau khi ăn xong không cho trẻ ngủ ngay mà nên cho vui chơi, vận động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hóa hết. Nếu trường hợp cho trẻ ăn nhiều thịt, trứng, sữa, nước ngọt thì cần thời gian thức vận động lâu hơn. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược gây ho ở trẻ.

☛ Có thể mẹ quan tâm: Trẻ tiêu hóa kém là do đâu? Cha mẹ nên làm gì?

Những lưu ý khi cho trẻ ăn tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ

Những lưu ý khi cho trẻ ăn tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ 1

Dưới đây là một số lưu ý khi cho trẻ ăn tối nhằm hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ:

Bữa ăn đủ dinh dưỡng: Bữa ăn tối của trẻ nên cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cân đối giữa 4 nhóm chất: đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn bao gồm các nhóm thực phẩm chính như rau củ, thịt, cá, ngũ cốc và sản phẩm từ sữa.

Thời gian ăn tối hợp lý: Để đảm bảo việc tiêu hóa tốt và ngủ ngon, hãy cho trẻ ăn tối trước 19h và cách ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, có thời gian tiêu hóa hết thức ăn, tránh tình trạng đầy hơi hoặc khó chịu khi đang nằm xuống.

Lượng thức ăn đủ: Trẻ nên ăn một bữa tối với lượng thức ăn vừa đủ, đảm bảo không quá no cũng như không quá đói. Điều này sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng để duy trì hoạt động trong giấc ngủ và không gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Đồ ăn lành mạnh: Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ uống có nhiều chất kích thích như trà, caffein. Thay vào đó, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, cá, trái cây tươi, sữa và ngũ cốc.

Thói quen ăn tối: Cha mẹ cần tạo cho trẻ một thói quen ăn tối đều đặn và không bỏ qua bữa ăn này. Như vậy không chỉ giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn duy trì sức khỏe cũng như đề kháng cho trẻ.

☛ Đọc thêm:  7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định!

Thực phẩm nên vào bữa tối để bé dễ tiêu, ngủ ngon

Bột yến mạch

Bột yến mạch 1

Bột yến mạch là một trong những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Yến mạch cung cấp dồi dào lượng melatonin giúp tăng sản xuất insulin giúp ngủ ngon hơn.

Vậy nên lựa chọn yến mạch vào bữa tối cho bé là hết sức hợp lý. Các mẹ có thể chế biến yến mạch cho bé thành những món khác nhau, đơn giản nhất đó là món cháo yến mạch, vừa thanh nhẹ vừa dễ tiêu. Ngoài ra có thể kết hợp cháo yến mạch và táo tươi để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

Gạo trắng

Gạo trắng chứa lượng đường huyết cao, giúp cơ thể dễ ngủ và ngủ ngon hơn nên được xem là lựa chọn thích hợp cho bữa tối của bé. Ngoài ra, gạo trắng khi nấu thành cơm hay cháo cho trẻ ăn cũng rất dễ tiêu và nhẹ bụng.

Thịt gà

Thịt gà không chỉ chứa nhiều protein mà còn chứa hàm lượng cao tryptophan – một loại acid amin giúp trẻ ngủ ngon. Vì vậy, khi trẻ đã ăn được thịt gà thì mẹ nên cân nhắc sớm cho loại thực phẩm này vào thực đơn cho bé nhé. Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng mà còn giúp con ngủ ngon. Một bát cháo gà hay súp gà vào bữa tối chắn hẳn là một lựa chọn tuyệt với giúp con ăn ngon, dễ tiêu và ngủ ngon.

Chuối

Chuối 1

Chuối chín có vị ngọt nhẹ, mùi thơm, mềm nên là loại hoa quả trẻ nhỏ rất thích. Không chỉ cung cấp nhiều vitamin, trong chuối còn chứa lượng lớn magie có tác dụng giãn cơ, làm trẻ cảm thấy thoải mái, dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Sẽ rất tốt nếu cho bé ăn tráng miệng bằng chuối sau bữa ăn tối.

Đu đủ

Ngoài chuối thì đu đủ cũng là một loại trái cây nên cho trẻ ăn vào buổi tối để tăng cường tiêu hóa, giúp con ngủ ngon hơn. Bởi trong đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và enzyme không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ trước những loại vi khuẩn, virus gây hại.

Sữa

Sữa hay các sản phẩm từ sữa cũng chứa lượng lớn tryptophan giúp trẻ ngủ ngon hơn. Các mẹ có thể cho con uống một ly sữa ấm hay kết hợp sữa (sữa chua) với một số loại hoa quả (táo, chuối) hoặc các loại hạt (óc chó, hạnh nhân) cho con ăn vào bữa tối cũng là một cách giúp con tiêu hóa tốt, ngủ sâu hơn.

Ngoài những loại thực phẩm kể trên thì salad, hạt óc chó, trứng gà, quả chery, đậu gà, cải bó xôi, quả anh đào cũng là những là những món ăn tốt nên cho trẻ ăn vào bữa tối để tăng cường tiêu hóa và hấp thu, đồng thời giúp trẻ ngủ ngon hơn.

☛ Đọc thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để ăn ngon, tiêu hóa tốt?

Kết luận

Tóm lại, các mẹ cần ghi nhớ là không nên cho trẻ ăn ngay sát giờ ngủ, thời gian tốt nhất kết thúc bữa tối của trẻ là 19h. Sau ăn tối nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Điều này cực kỳ tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu và phát triển của trẻ. Lựa chọn thực đơn ăn tối phù hợp cũng giúp con dễ tiêu và ngủ ngon hơn.

]]>
https://norikidplus.vn/cho-be-an-truoc-ngu-bao-lau-1724/feed/ 0
Tổng hợp các loại bánh ăn dặm cho trẻ HOT nhất hiện nay https://norikidplus.vn/tong-hop-cac-loai-banh-an-dam-cho-tre-1667/ https://norikidplus.vn/tong-hop-cac-loai-banh-an-dam-cho-tre-1667/#respond Tue, 16 May 2023 06:41:55 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1667 Ngày nay, trên thị trường, có rất nhiều loại bánh ăn dặm cho trẻ khác nhau, đa dạng về nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần dinh dưỡng. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những loại bánh ăn dặm cho bé HOT nhất hiện nay, được nhiều mẹ tin dùng:

Tổng hợp các loại bánh ăn dặm cho trẻ HOT nhất hiện nay 1

Bánh ăn dặm là gì?

Bánh ăn dặm là một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh sữa mẹ, được chế biến dưới dạng ăn liền từ các nguyên liệu như ngũ cốc, yến mạch, các loại rau củ quả… Bánh ăn dặm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung thêm các dưỡng chất, giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế, bên cạnh sữa và cháo, nhiều mẹ đã lựa chọn bánh ăn dặm là đồ ăn bổ sung thêm dinh dưỡng cho con trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi trở đi.

Những lợi ích mà bánh ăn dặm mang lại được kể đến gồm:

  • Bánh được chế biến với thành phần dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ, chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, chất xơ, canxi, vitamin A, C, D…
  • Giúp bé rèn luyện kỹ năng cầm nắm và nhai thức ăn, tăng sự phối hợp linh hoạt giữa mắt, tay, miệng.
  • Bánh ăn dặm được chế biến với nhiều hương vị khác nhau, thiết kế với nhiều hình dạng dễ thương giúp kích vị giác, khứu giác và thị giác của trẻ, tăng sự hứng thú và thèm ăn cho bé.
  • Tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
  • Bánh có nhiều loại, chế biến theo từng tháng tuổi giúp bé dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Đặc biệt, bánh dễ tan mềm, rất dễ nhai nuốt, không sợ bé bị hóc nghẹn.

☛ Đọc thêm: 3 kiểu ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay

Tiêu chí chọn bánh ăn dặm cho trẻ

Tiêu chí chọn bánh ăn dặm cho trẻ 1

Để chọn được loại bánh ăn dặm tốt cho con, mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau:

– Thương hiệu, xuất xứ: Mẹ nên chọn những loại bánh ăn dặm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ưu tiên những thương hiệu nổi tiếng, uy tín. Nên tìm hiểu kỹ thông tin thương hiệu trên website chính thức hoặc các diễn đàn uy tín. Những loại bánh ăn dặm của thương hiệu nổi tiếng, uy tín thường được đánh giá cao về sự an toàn cũng như đảm bảo sự ven nguyên của giá trị dinh dưỡng.

– Thành phần dinh dưỡng: Mục đích cho bé ăn bánh ăn dặm đó là bổ sung thêm dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện. Vì thế, điều quan trọng nhất khi chọn bánh ăn dặm chính là quan tâm tới thành phần dinh dưỡng. Bánh có thể chế biến từ nhiều loại nguyên liệu, rau củ quả khác nhau nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất xơ, các loại vitamin A, B, C, E… và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi…

– Độ tuổi: Cần chọn loại bánh ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của bé. Vì mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như sự phát triển khác nhau. Chẳng hạn với các bé mới tập ăn dặm (4-6 tháng), răng còn yếu, cơ hàm chưa phát triển hoàn thì thì những loại bánh nhỏ, xốp, mềm, tan nhanh sẽ phù hợp. Còn các bé lớn trên 1 tuổi, khả năng ăn nhai đã tốt hơn thì sẽ thích hợp với những loại bánh có độ cứng nhiều hơn, kích thước to hơn để tiện cầm nắm. Việc lựa chọn bánh ăn dặm đúng với độ tuổi không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn kích thích trẻ ăn ngon, hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn, kén ăn.

– Hương vị: Chọn bánh ăn dặm cho bé, mẹ nên chú ý ưu tiên chọn những loại hương vị tự nhiên như cam, táo, chuối, khoai lang, rong biển… như vậy bé sẽ được đa dạng khẩu vị và ăn ngon miệng hơn. Không nên chọn bánh chứa nhiều đường hoặc nhiều muối vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.

– Sự tiện lợi: Sự tiện lợi của loại bánh ăn dặm cũng là một trong nhưng tiêu chí nên cân nhắc khi mua. Các mẹ nên lựa chọn những loại bánh có sự tiện lợi cao, tiết kiệm được thời gian khi cho bé ăn.

– Bảo quản: Việc bảo quản bánh ăn dặm không tốt có thể khiến bánh bị ỉu, hương vị và dinh dưỡng bị thay đổi. Vì thế, mẹ nên mua những loại bánh ăn dặm được đóng trong hộp hoặc túi zip hay được chia thành nhiều gói bánh nhỏ để quá trình bảo quản được tốt hơn, giúp bánh giữ được hương vị và dinh dưỡng vốn có.

☛ Có thể mẹ quan tâm: Bé không chịu ăn dặm mẹ phải làm gì?

Top bánh ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi

Bánh ăn dặm Gerber nhiều vị

Bánh ăn dặm Gerber nhiều vị 1

Thương hiệu: Thương hiệu Gerber được thành lập vào năm 1927 tại Thụy Sĩ chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Thương hiệu sau đó được Nestlé – tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới mua lại vào năm 2007 và tiếp tục phát triển, có mặt tại hơn 80 quốc gia. Các sản phẩm của thương hiệu này đều sử dụng nguyên liệu tươi ngon, an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế nên khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng tuyệt đối.

Thành phần: Lúa mì, gạo, dầu hướng dương, sữa tách kem, calci carbonat, kẽm sulphat, vitamin E, C, B1, các loại rau củ, trái cây tùy loại (cam, chuối, táo, cà rốt, dâu, cà chua, phúc bồn tử…)

Giá bán: 80.000đ – 90.000đ/hộp 49g

Độ tuổi sử dụng: Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu tự nhiên, không chứa thành phần gây hại cho trẻ.
  • Bánh thiết kế với nhiều hình thù đang dạng, dễ tan trong miệng.
  • Nhiều vị khác nhau, đa dạng lựa chọn.

Nhược điểm: Giá khá cao.

Bánh ăn dặm Pigeon nhiều vị

Bánh ăn dặm Pigeon nhiều vị 1

Thương hiệu: Thương hiệu Pigeon của Nhật Bản được thành lập vào năm 1957, nổi tiếng trong ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. Ngoài ra, Pigeon còn có chỗ đứng vững chắc trong ngành thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Pigeon được xem là thương hiệu quốc dân, phủ sóng rộng rãi đến các gia đình ở Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung.

Thành phần: Gạo Nhật, bột ngô, đường, canxi cacbonat, sắt, kẽm, magie, bột rong biển, vitamin D,A,E,C, acid folic, DHA

Giá bán: 65.000đ – 70.000đ/ hộp 60g

Độ tuổi sử dụng: Từ 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi độ tuổi lại có những loại riêng: bánh cho bé 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng…

Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên, an toàn cho bé.
  • Đa dạng mùi vị: cá cơm, rong biển, cà rốt, bí đỏ.
  • Có nhiều loại riêng cho từng độ tuổi gồm 6 tháng, 7 tháng và 9 tháng.

Nhược điểm: Không đa dạng hình thù, chủ yếu là dạng bánh gạo thanh dài.

Bánh quy ăn dặm Heinz

Bánh quy ăn dặm Heinz 1

Thương hiệu: Thương hiệu Heinz là công ty chế biến thực phẩm, được thành lập từ năm 1869 tại Mỹ và có hơn 50 địa điểm sản xuất trên toàn cầu. Sau hơn 150 năm hoạt động, Henz đã sản xuất và cho ra thị trường hơn 5700 sản phẩm, trong đó các thực phẩm ăn sẵn và các sản phẩm cho trẻ em như bánh ăn dặm, bột ăn dặm được khách hàng đánh giá cao.

Thành phần: Bột mỳ, đường, sữa bột tách kem, dầu thực vật, dầu cá, các loại vitamin và khoáng chất khác, bột hoa quả tùy loại (chuối, táo, cam…)

Giá bán: 40.000đ – 49.000đ/hộp 120g

Độ tuổi sử dụng: 6 tháng tuổi trở lên

Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên, không chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu nhân tạo.
  • Đa dạng về vị như chuối, táo, hạnh nhân, yến mạch giúp bé có nhiều lựa chọn và khám phá hương vị mới.
  • Có nhiều loại khác nhau phù hợp cho từng tháng tuổi: 6 tháng, 7 tháng.
  • Có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc bẻ vụn quấy cùng sữa hoặc nước sôi để nguội cho bé ăn

Nhược điểm: Có chứa đường nên ăn nhiều sẽ không tốt cho trẻ.

Bánh gạo ăn dặm Beanstalk

Bánh gạo ăn dặm Beanstalk 1

Nguồn gốc: Beanstalk là thương hiệu cao cấp tại Nhật Bản chuyên sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Beanstalk thuộc Megumiruku – tập đoàn thành lập năm 1950, là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm cho trẻ, trong đó nổi tiếng là sữa công thức có thành phần gần giống sữa mẹ, bánh ăn dặm Beanstalk…

Thành phần: Gạo, tinh bột, đường, muối, bột rau củ/canxi tùy loại

Giá bán: 65.000đ – 70.000đ/ hộp 20g

Độ tuổi sử dụng: 6 tháng tuổi trở lên.

Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên, không chất bảo quản, không phẩm màu, không hương liệu.
  • Đa dạng mùi vị giúp trẻ được khám phá những mùi vị mới, tạo hứng thú khi ăn.

Nhược điểm:

  • Giá cả tương đối cao.
  • Chứa muối và đường sẽ không tốt nếu cho bé ăn nhiều.

Bánh ăn dặm hữu cơ Ildong Hàn Quốc

Bánh ăn dặm hữu cơ Ildong Hàn Quốc 1

Thương hiệu: Thương hiệu Ildong Foodis của Hàn Quốc được thành lập từ năm 1970, là nhãn hàng chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các sản phẩm của Ildong Foodis đều được làm từ nguồn nguyên liệu tươi sạch, quy trình sản xuất hiện đại, an toàn và khép kín, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Thành phần: Gạo hữu cơ, gạo hữu cơ nguyên cám, gạo lứt hữu cơ, diêm mạch Hàn Quốc, bột canxi, kẽm, vitamin C, bột hoa quả tùy loại (việt quất, chuối, cam)

Giá bán: 80.000đ – 85.000đ/hộp 40g

Độ tuổi sử dụng: Từ 6 tháng tuổi trở lên.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu 100% organic nên tuyệt đối an toàn, chất lượng.
  • Không sử dụng dầu ăn, gia vị, muối, đường.
  • Đóng dạng hộp có nắp bật dễ dàng, tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản.

Nhược điểm: Chỉ có 3 vị trái cây cơ bản là cam, táo và việt quất.

Bánh ăn dặm HiPP Baby’s Biscuit

Bánh ăn dặm HiPP Baby's Biscuit 1

Thương hiệu: Thương hiệu HiPP của Đức được thành lập từ năm 1898, nổi tiếng với hơn 120 năm kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm hữu cơ cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như bột ăn dặm, bánh ăn dặm, sữa, trái cây nghiền, thức ăn dinh dưỡng… HiPP nằm trong top 3 thương hiệu có tuổi đời bền vững nhất nước Đức.

Nguồn gốc: Sản xuất tại nhà máy Midor, Thụy Sĩ

Thành phần: Bột mỳ, đường, dầu thực vật, sữa bột tách bơ, tinh bột lúa mỳ, chiết xuất vani, vitamin B1…

Giá bán: 125.000đ – 135.000đ/hộp 150g

Độ tuổi sử dụng: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Ưu điểm:

  • Bánh được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ cực an toàn.
  • Thành phần tự nhiên, không chất bảo quản, không phụ gia, hương liệu, màu nhân tạo…
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm năng lượng cho bé hoạt động cả ngày mà không mệt mỏi.
  • Bánh mềm, dễ tan, không gây hóc, nghẹn thì mới ăn.

Nhược điểm:

  • Sản phẩm có ít lựa chọn hương vị.
  • Thành phần chứa đường nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều.

Trên đây là một số loại bánh ăn dặm phổ biến, được nhiều mẹ đánh giá cao hiện nay. Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, các mẹ có thể lựa chọn được loại bánh ăn dặm phù hợp cho bé nhà mình, giúp con bổ sung thêm dinh dưỡng, phát triển toàn diện.

]]>
https://norikidplus.vn/tong-hop-cac-loai-banh-an-dam-cho-tre-1667/feed/ 0
Ăn dặm kiểu nhật là gì? Thực đơn 30 ngày ăn dặm theo kiểu Nhật https://norikidplus.vn/an-dam-kieu-nhat-1192/ https://norikidplus.vn/an-dam-kieu-nhat-1192/#respond Thu, 20 Apr 2023 08:52:49 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1192 Con sắp đến tuổi ăn dặm mà mẹ vẫn đang loay hoay chưa biết nên cho con ăn theo phương pháp nào thì ăn dặm kiểu Nhật là một trong những cách nên thử. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho con để mẹ khỏi bỡ ngỡ trong những ngày đầu.

Ăn dặm kiểu nhật là gì? Thực đơn 30 ngày ăn dặm theo kiểu Nhật 1

Ăn dặm kiểu Nhật và những lợi ích mang lại

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay, cùng với ăn dặm truyền thống và ăn dặm chỉ huy. Chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản với mục tiêu là kích thích bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, tìm được niềm vui trong ăn uống. Ngoài ra, phương pháp này còn khuyến khích các mẹ dạy con ăn uống tự lập sớm và ăn theo nhu cầu của bản thân.

Khác với ăn dặm truyền thống là xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu xong nấu cùng cháo/bột cho bé ăn thì với ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ chế biến từng món riêng biệt xong cho bé thưởng thức để cảm nhận được mùi vị nguyên bản của từng loại thức ăn. Phương pháp này sẽ không xay nhuyễn thức ăn mà dùng rây để nghiền, như vậy sẽ giúp bé tập ăn thô tốt hơn. Độ thô của thức ăn sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của bé.

Đặc biệt, ăn dặm theo kiểu Nhật không có nghĩa là mẹ sẽ phải dùng các thực phẩm như người Nhật. Mẹ có thể nấu nước súp cho bé từ các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà…

Ăn dặm kiểu Nhật và những lợi ích mang lại 1

Những lợi ích mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mang lại được kể đến như:

  • Tạo hứng khởi, không gây nhàm chán khi ăn vì bé được trải nghiệm ăn từ trạng thái lỏng đến đặc, mịn tới loãng.
  • Làm quen với mùi vị tốt hơn: Đồ ăn được chế biến riêng biệt từng loại nên con có thể cảm nhận được mùi vị nguyên bản riêng của mỗi món, biết nhiều mùi vị khác nhau sẽ kích thích vị giác hơn.
  • Tạo được phản xạ nhai nuốt tốt: Ăn dặm kiểu Nhật tập cho bé ăn thô sớm hơn, từ đó tạo được phản xạ nhai, nuốt giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi.
  • Tăng tính tự lập cho bé: Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé tăng tính tự lập, con có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình mà không cần hoặc cần rất ít sự trợ giúp từ bố mẹ.
  • Hạn chế nguy cơ béo phì, thừa cân: Do được ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa nên dinh dưỡng được cân bằng, sẽ hạn chế được nguy cơ thừa cân, béo phì.

Bên cạnh vô số các lợi ích mang lại thì ăn dặm kiểu Nhật cũng tồn tại một số mặt hạn chế như mẹ sẽ phải tốn nhiều thời gian trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu và chế biến. Tiếp đó là phải trang bị một bộ dụng cụ riêng để nấu và bảo quản đồ ăn. Và giai đoạn đầu bé sẽ không tăng cân như ăn dặm truyền thống nên có thể mẹ sẽ gặp phải một số áp lực. Đặc biệt, ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể chế biến đồ ăn 1 lần xong bảo quản trong tủ lạnh để dùng cho các lần sau, việc dùng thực phẩm đông lạnh chắc chắn sẽ không tốt bằng dùng đồ tươi sống.

☛ Đọc thêm: So sánh 3 kiểu ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay

Thời điểm phù hợp để cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản, thời điểm thích hợp để tiến hành cho bé ăn dặm là khi bé đạt 5 tháng 15 ngày tuổi đồng thời đáp ứng đầy đủ các mốc phát triển gồm: Bé đã giữ vững được cổ và tự ngồi được. Bé tỏ ra thích thú với đồ ăn, khi đưa thìa vào miệng bé sẽ có phản xạ nuốt vào chứ ít dùng lưỡi đẩy ra.

Các công thức ăn dặm kiểu Nhật thích hợp cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên, tốt nhất là các mẹ nên cho con ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa và đường ruột của con hoạt động tốt.

Nguyên tắc giúp bé ăn dặm kiểu Nhật thành công

Nguyên tắc giúp bé ăn dặm kiểu Nhật thành công 1

Ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được ăn riêng từng món để cảm nhận mùi vị và hạn chế dị ứng

Để áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thành công, hiệu quả mang lại tối ưu, các mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau:

Ăn riêng từng món: Trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ nên cho bé ăn riêng lẻ từng món để xác định xem con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Đến khi bé đã quen thì có thể kết hợp nhiều món hơn trong cùng một bữa.

Ăn nhạt: Nhu cầu muối của trẻ là rất ít và chúng đã có đủ trong các loại thực phẩm nên khi chế biến, cha mẹ không cần cho thêm bất cứ gia vị nào vào thức ăn cho con. Việc thêm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây tổn hại đến gan, thận của bé.

Thức ăn phù hợp với từng giai đoạn: Với mỗi giai đoạn khác nhau thì nhu cầu cũng như độ thô của thức ăn cũng thay đổi. Các mẹ nên cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm, độ thô của thức ăn cũng tăng dần theo thời gian.

Thực đơn phong phú, đủ dinh dưỡng: Cần đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau củ quả khác nhau sao cho dinh dưỡng được cân bằng theo chu kỳ mỗi 2-3 ngày. Nghĩa là không nhất thiết bé phải ăn hết đủ hết tất cả các nhóm chất trong 1 bữa. Nếu bữa này con ăn nhiều đạm thì bữa sau con có thể ăn nhiều rau củ hơn, sao cho trong vòng 2-3 ngày con nạp đầy đủ các nhóm chất.

Cho bé chủ động: Tập cho bé tự chủ động khi ăn, tự xúc ăn, tự ăn những món con thích với lượng theo nhu cầu. Tạo cho bé những thói quen tốt khi ăn bằng cách ngồi tập trung ăn, không đi rong, không xem tivi, điện thoại…

Không ép bé ăn: Việc thúc ép bé ăn có thể phản tác dụng, khiến bé sợ hãi, chán ăn. Hãy để bé tự quyết định xem mình ăn bao nhiêu, cha mẹ nên tạo hứng thú cho bé bằng cách khen bé ăn ngoan, làm thức ăn nhiều màu sắc, chế biến những món mà bé thích, có thể để bé tự xúc, bốc, vọc thức ăn…

Nguyên tắc giúp bé ăn dặm kiểu Nhật thành công 2

Tuyệt đối đừng ép bé ăn

Chú trọng đến nguồn gốc thực phẩm: Mẹ nên lựa chọn những loại thịt, cá, rau, củ, quả có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, không chất bảo quản cho bé.

Không dùng máy xay: Ăn dặm kiểu Nhật các mẹ không dùng máy xay để xay nhuyễn đồ ăn, thay vào đó là chỉ dùng cối giã, rây để làm mịn thức ăn cho bé.

Không đặt áp lực quá lớn về chỉ tiêu cân nặng của bé: Ở giai đoạn đầu khi ăn dặm kiểu Nhật con sẽ không tăng cân nhiều như ăn dặm truyền thống. Tuy nhiên các mẹ không cần quá lo lắng vì mục tiêu của phương pháp này chính là kích thích con ăn ngon, tiêu hóa tốt, tạo cho con niềm vui và tính tự lập trong ăn uống. Việc bé ăn dặm nhưng vẫn kết hợp với bú sữa mẹ và sữa công thức sẽ đảm bảo con vẫn được cung cấp đủ dinh dưỡng.

☛ Đọc thêm bài: Các tiêu chí chọn bột ăn dặm công thức cho bé

Dụng cụ cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ghế ăn

Dụng cụ cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 1

Giúp con cố đinh, ngồi vững và tập trung hơn khi ăn. Có rất nhiều loại ghế ăn dặm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà các mẹ có thể chọn loại phù hợp. Lời khuyên là nên mua loại có mặt bàn rộng để con có thể thoải mái bốc xúc thức ăn và đặc biệt nên tránh những loại ghế có đồ chơi kèm theo, chúng sẽ khiến con xao nhãng, mất tập trung khi ăn uống.

Yếm ăn

Yếm ăn dặm sẽ hạn chế được tình trạng thức ăn bám vào quần áo hay rơi vãi thức ăn xuống sàn nhà trong quá trình con ăn. Yếm ăn dặm cũng có rất nhiều loại, có thể bằng nhựa dẻo, bằng nilon hoặc bằng vải. Yếm nhựa tuy hơi đắt tiền nhưng nhanh khô, dễ vệ sinh. Yếm nilon giá mềm và tiện dụng hơn nhưng lại khá nóng và khó chịu. Còn yếm vải đơn giản, giá rẻ nhưng lại khó vệ sinh và lâu khô.

Bộ dụng cụ chế biến

Dụng cụ cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 2

Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như bộ cối giã, bàn mài, rây miết, nồi nấu cháo (lon nấu cháo)… Công dụng là tạo độ mịn, độ thô phù hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của trẻ.

Khuôn bảo quản thức ăn

Với ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể chế biến thức ăn một lần xong bảo quản đông lạnh để cho những lần sau. Chính vì vậy khuôn bảo quản thức ăn là rất cần thiết. Nên chọn khuôn được làm bằng chất liệu cao cấp, an toàn.

Dụng cụ cho bé ăn: Chén muỗng, cốc tập uống

Dụng cụ cho bé ăn như chén, muỗng, cốc… các mẹ cũng chú ý lựa chọn những loại có chất liệu tốt, không độc hại, màu sắc bắt mắt để tạo hứng thú cho con. Với muỗng thì nên mua loại muỗng nhựa mềm, nông lòng, nhỏ vừa với miệng bé. Mẹ hãy mua nhiều muỗng hơn, khoảng 10 cái để bé khám phá đồ ăn, nếu bé có quăng muống đi thì mẹ lại đưa cho bé một chiếc muỗng mới.

Ngoài ra, nếu mẹ nào có điều kiện thì có thể sắm thêm các vật dụng như lon nấu cháo, cân định lượng, nồi chảo nhỏ…

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu

Với những mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật, chắc hẳn sẽ rất bối rối trong việc lên thực đơn cho con. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý thực đơn 30 ngày cho bé, mẹ có thể tham khảo.

Đầu tiên, vì ở giai đoạn 6 tháng, hệ tiêu hóa của con còn rất non yếu nên việc chuyển hóa và hấp thu sẽ gặp khá nhiều hạn chế. Vậy nên, khi mới cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên ưu tiên nấu cháo cho con bằng nước lọc hoặc nước dashi.

Nước dashi là nước dùng phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, được các mẹ Nhật ưa dùng cho bé ăn dặm. Dashi rất đa dạng, có thể nấu từ rong biển, cá khô hoặc các loại rau củ quả.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 1,2,3

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 1

Cháo trắng rây mịn tỷ lệ 1 gạo và 10 nước. Nấu gạo đến khi nở đều xong lọc qua rây cho nhuyễn, tiếp tục cho thêm nước dashi vào nấu đến khi đạt độ loãng phù hợp (gần với sữa mẹ) thì cho bé ăn. Chỉ cần cho bé ăn mỗi lần 1 thìa để tập làm quen.

Ngày thứ 4,5

  • Cháo trắng rây mịn như những ngày trước nhưng số lượng tăng lên 2 thìa 1 lần.
  • Có thể bổ sung thêm cà rốt nghiền nhuyễn.

Menu ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 6

  • Cháo trắng nấu với nước dashi rây mịn tỷ lệ 1:10
  • Su su hấp xong nghiền nhuyễn

Thực đơn ngày thứ 7

  • Cháo nấu với nước dashi tỷ lệ 1:10 rây mịn
  • Bí đỏ hấp chín xong nghiền nhuyễn.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 2

Ngày thứ 8

  • Cháo nấu với nước dashi tỷ lệ 1:10 rây mịn trộn với bông cải xanh đã được hấp và chín nghiền nhuyễn.
  • Chuối chín dầm nát (chỉ cần 1 khoanh nhỏ và để vào 1 bát riêng)

Ngày thứ 9

  • Cháo trắng rây mịn trộn với rau mùng tơi hấp xong nghiền nhuyễn
  • Đu đủ chín nghiền qua rây lưới.

Ngày thứ 10

  • Súp khoai tây nghiền với nước dashi: Khoai tây hấp chín, nghiễn nhuyễn xong trộn với nước dashi đến độ sệt vừa phải
  • Củ cải hấp rây nhuyễn

Ngày thứ 11

  • Khoai lang hấp chín, rây mịn trộn với nước dashi (giống súp khoai tây)
  • Nước ép lê

Ngày thứ 12

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 3

  • Cháo trắng nấu nước dashi tỷ lệ 1:10
  • Đậu hũ nghiền mịn + cà chua luộc chín, bỏ vỏ và hạt xong rây nhuyễn.

Ngày thứ 13

  • Cháo trắng rây mịn tỷ lệ 1:10 trộn với rau cải thìa hấp chín rây nhuyễn.
  • Khoai tây nghiền trộn sữa chua không đường.
  • Nước ép dưa hấu

Ngày thứ 14

  • Cháo bánh mỳ: Ruột bánh mỳ nấu cùng nước dashi cho mềm rồi lọc và rây mịn.
  • Cà rốt hấp chín, rây mịn trộn cùng sữa chua không đường theo tỷ lệ 2 cà rốt 1 sữa chua.

Ngày thứ 15

  • Cháo trắng nấu cùng nước dashi tỷ lệ 1:10 + một ít phô mai.
  • Cà chua luộc chín, bỏ vỏ và hạt xong nghiền nhuyễn.
  • Tráng miệng bằng sữa chua không đường.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 4

Ngày thứ 16

  • Cháo trắng rây mịn + su su luộc nghiền nhuyễn + dầu óc chó.
  • Sữa đậu nành.
  • Đậu hũ non

Ngày thứ 17

  • Cháo trắng nấu nước dashi tỷ lệ 1:10.
  • Lê hấp nghiền nhuyễn trộn với sữa.

Ngày thứ 18

  • Cháo trắng rây mịn.
  • Khoai lang nghiền trộn sữa chua không đường

Ngày thứ 19

  • Cháo trắng nấu cùng nước dashi tỷ lệ 1:10 rây mịn.
  • Đu đủ chín rây nhỏ.
  • Nước ép cà rốt (cà rốt đã hấp chín chứ không phải cà rốt tươi)

Ngày thứ 20

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 5

  • Cháo trắng rây mịn + đậu hũ rây mịn + rau mùng tơi hấp nghiền nhuyễn.
  • Tráng miệng bằng chuối rây mịn.

Ngày thứ 21

  • Cháo trắng rây mịn tỷ lệ 1:10
  • Bắp cải tím + bí ngòi hấp xong rây mịn.
  • Khoai lang hấp chín, rây mịn trộn với sữa đậu nành.

Ngày thứ 22

  • Cháo yến mạch nấu nước dashi rây mịn.
  • Cà rốt hấp chín nghiền nhuyễn.

Ngày thứ 23

  • Cháo trắng nấu nước dashi tỷ lệ 1:10 trộn với bông cải xanh hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Tráng miệng bằng nước ép dưa hấu.

Ngày thứ 24

  • Cháo bánh mỳ (ruột bánh mỳ nấu cùng nước dashi)
  • Rau chân vịt hấp chín, nghiền nhuyễn.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 6

Ngày thứ 25

  • Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn trộn cùng sữa mẹ.
  • Bí ngòi nghiền.

Ngày thứ 26

  • Cháo trắng rây mịn tỷ lệ 1:10 trộn với rau mùng tơi hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Bí đỏ hấp rây mịn.

Ngày thứ 27

  • Cháo trắng rây mịn trộn cải bó xôi rây mịn.
  • Cà rốt + khoai tây hấp chín xong nghiền nhuyễn.

Ngày thứ 28

  • Nui luộc chín mềm trộn nước dashi xong rây mịn.
  • Vú sữa rây nhỏ.

Ngày thứ 29

  • Cháo trắng nấu nước dashi tỷ lệ 1:10 rây mịn.
  • Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Táo hấp nghiền nhuyễn xong trộn với sữa.

Ngày thứ 30

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu 7

  • Cháo hạt sen rây mịn.
  • Bầu luộc nghiền nhuyễn.
  • Vú sữa rây mịn.

Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật những ngày đầu cho bé

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật trong 30 ngày đầu tiên, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để quá trình ăn dặm của con trở nên hoàn hảo, mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất:

  • Trong quá trình ăm dặm, các mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hoặc dùng sữa công thức vì đây là nguồn cung cấp 90% dinh dưỡng cho bé.
  • Không thêm bất cứ gia vị nào vào đồ ăn của trẻ.
  • Cháo cần nấu đúng theo tỷ lệ 1 phần gạo 10 phần nước
  • Lượng tinh bột tăng dần theo thời gian, ngày đầu là 5ml/ngày, cứ sau 3 ngày lại tăng thêm 5ml.
  • Lượng đạm khoảng 5-10g/ngày. Rau xanh khoảng 5-20g/ngày.
  • Với trái cây cứng thì nên hấp xong nghiền nhuyễn cho bé ăn. Trái cây mềm thì dằm nát hoặc rây mịn.

Quá trình cho con ăn dặm kiểu Nhật sẽ không hề đơn giản, vậy nên mẹ cần chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức cũng như tâm lý vững vàng cùng con đồng hành qua giai đoạn này. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp mẹ hiểu hơn phần nào về phương pháp này, đồng thời có thêm tự tin để quá trình ăn dặm của con đạt hiệu quả tốt nhất.

☛ Đọc thêm: Tổng hợp các loại bánh ăn dặm cho trẻ 

]]>
https://norikidplus.vn/an-dam-kieu-nhat-1192/feed/ 0
So sánh 3 kiểu ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay https://norikidplus.vn/so-sanh-cac-kieu-an-dam-1017/ https://norikidplus.vn/so-sanh-cac-kieu-an-dam-1017/#respond Thu, 13 Apr 2023 06:48:32 +0000 https://norikidplus.vn/?p=1017 Chắc hẳn có con đến tuổi bắt đầu ăn dặm là bố mẹ nào cũng lo lắng, loay hoay tìm hiểu các kiểu ăn dặm để áp dụng cho bé và hi vọng bé nhà mình hợp tác. Đúng là việc làm cha mẹ và nuôi dạy con chưa bao giờ là dễ dàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ so sánh các kiểu ăn dặm phổ biến hiện nay để cha mẹ hiểu rõ hơn về các phương pháp này nhé.

So sánh 3 kiểu ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay 1

Ăn dặm là gì? Có những phương pháp nào?

Ăn dặm có nghĩa là cho bé ăn thêm các thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ. Các thực phẩm khác có thể kể đến như cháo, rau củ, hoa quả, bột ăn dặm… Đây được xem là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ hoặc uống sữa hoàn toàn sang giai đoạn tập nhai, nuốt thức ăn.

Tại sao phải cho trẻ ăn dặm? Bởi vì đến một giai đoạn nào đó (bé được 4 tháng – 6 tháng tuổi) khi này trẻ bước vào giai đoạn phát triển hơn, chỉ bú (uống) sữa sẽ không đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Vậy nên cha mẹ cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng từ các thực phẩm khác để con có thể phát triển toàn diện.

Thông thường, thời gian bắt đầu ăn dặm của trẻ là từ khi đủ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé hơn 1 tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian phổ biến, còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi trẻ mà thời gian ăn dặm là khác nhau. Bố mẹ không nên quá nôn nóng mà cho con bắt đầu hay kết thúc ăn dặm sớm vì có thể làm trẻ mất hứng thú ăn uống, gây rối loạn tiêu hóa.

Khi cho bé ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý rằng trong vòng 1 năm đầu, ăn dặm hoàn toàn không thể thay thế được sữa mẹ. Vậy nên các mẹ cần chú ý kết hợp vừa ăn dặm vừa cho con bú để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đồng thời tăng cường đề kháng cho con.

Ăn dặm là gì? Có những phương pháp nào? 1

Có 3 kiểu ăn dặm phổ biến hiện nay gồm:

  • Ăn dặm truyền thống
  • Ăn dặm kiểu Nhật
  • Ăn dặm chỉ huy

Mỗi kiểu ăn dặm sẽ có những ưu nhược điểm nhất định, điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở bảng so sánh phía dưới.

☛ Đọc thêm: Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất?

Bảng so sánh 3 kiểu ăn dặm phổ biến hiện nay

Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm chỉ huy (BLW)

Khái niệm Ăn dặm truyền thống là phương pháp cho con ăn dặm khá phổ biến với các mẹ Việt, được truyền lại từ các đời trước.

Với phương pháp này, các mẹ cho bé ăn cháo hoặc bột kết hợp cùng các loại thịt, cá, rau củ quả xay nhuyễn. Đến khi trẻ mọc răng, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn cùng thức ăn băm nhỏ.

Độ thô sẽ tăng dần theo thời gian, ban đầu là cháo, bột xay nhuyễn, tiếp đến là cháo nguyên hạt, rồi cơm nát, cơm người lớn.

Thời điểm cho trẻ ăn có thể là trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên thời gian ăn thường kéo dài.

Ăn dặm kiểu Nhật phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, giúp trẻ tập ăn thô tốt và khuyến khích trẻ tìm được niềm vui trong ăn uống.

Với phương pháp này, các mẹ sẽ chế biến các đồ ăn riêng biệt với nhau rồi đặt lên cùng 1 mâm để bé chọn và ăn. Điều này sẽ kích thích vị giác, cho bé cảm nhận được mùi vị riêng biệt của từng loại đồ ăn.

Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Ăn dặm chỉ huy là một phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

Theo phương pháp ăn dặm chỉ huy, bé sẽ được tự quyết định sẽ ăn gì, lượng bao nhiêu, ăn bằng cách nào. Bố mẹ chỉ là người cung cấp thức ăn và dụng cụ ăn cho bé.

Thức ăn cho trẻ lúc đầu cần chọn các loại mềm, được cắt với hình dạng và kích thước phù hợp.

Thời điểm cho trẻ ăn là cùng với bữa ăn gia đình, để trẻ có thể nhìn mọi người ăn và học theo.

Chuẩn bị Sử dụng máy xay để nghiền thực phẩm thành mịn Cối giã và rây mịn Dùng thực phẩm tươi và cắt nhỏ
Độ tuổi áp dụng Từ 4-6 tháng tuổi 6 tháng trở lên  6 tháng trở lên
Cách cho ăn Dùng thìa và bát để cho bé ăn Dùng thìa hoặc bát để cho bé ăn, bé được tự chọn loại thực phẩm mình muốn ăn Cha mẹ phải giám sát bé khi ăn, bé có thể dùng thìa hoặc dùng tay bốc
Thời gian cho ăn Thời gian cho ăn kéo dài, nhiều bé kéo dài cả tiếng. Bé được cho ăn trong khoảng 15-20 phút mỗi lần Thời gian cho ăn có thể kéo dài 30-40 phút
Tính tiện lợi Tương đối tiện lợi, chỉ cần xay và nấu chung các loại thực phẩm lại với nhau. Phải nấu riêng biệt từng món, khá mất thời gian Khá tiện lợi, cha mẹ chỉ phải chuẩn bị thực phẩm tươi và cắt nhỏ.
Ưu điểm – Chế biến nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.

– Đảm bảo bữa ăn cho bé đầy đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm cần thiết gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

– Bé có thể ăn với số lượng nhiều và tăng cân tốt trong giai đoạn đầu tập ăn.

– Tuân thủ đúng phương pháp ăn dặm theo các giai đoạn sẽ tạo cho bé thói quen ăn uống tốt, hạn chế biếng ăn, tránh cho dạ dày phải làm việc quá sức.

– Dễ dàng được chấp nhận và ủng hộ từ người lớn trong gia đình.

– Giúp trẻ nhận biết được mùi vị của từng loại đồ ăn và chọn được món con thích.

– Tạo cho bé thói quen tập trung ăn uống và tâm lý thoải mái khi ăn, nâng cao khả năng tự lập.

– Giúp bố mẹ dễ dàng phát hiện ra con bị dị ứng với loại đồ ăn nào.

– Trẻ được tập ăn thô nên sớm học được kỹ năng nhai và nuốt.

– Thức ăn có thể được chế biến và trữ đông nên mẹ có thể chủ động hơn trong ăn uống cho bé.

– Món ăn của bé được đa dạng, đầy đủ nhóm chất và được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn ăn dặm khác nhau của trẻ.

– Hạn chế tình trạng trẻ bị dị ứng thực phẩm.

– Rèn luyện cho con khả năng phối hợp giữa tay và mắt, nâng cao kỹ năng ăn nhai cùng sự khéo léo.

– Trẻ được khám phá hương vị, kết cấu, mùi thơm và màu sắc của nhiều loại thức ăn giúp kích thích vị giác, phát triển sở thích ăn uống đa dạng, hạn chế biếng ăn ở trẻ.

– Bé tự điều chỉnh được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, khi no sẽ ngừng, tránh được nguy cơ béo phì.

– Mẹ không phải chế biến cầu kỳ, riêng biệt vì thực đơn của con cũng gần giống với của gia đình.

Nhược điểm – Trẻ khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn dẫn đến chóng ngán, không muốn ăn.

– Đồ ăn được kết hợp chung lại với nhau nên bố mẹ khó phát hiện được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào.

– Chú trọng nhiều vào chất và lượng thức ăn được đưa vào trong cơ thể bé. Có thể khiến bé không tiêu hóa, hấp thụ hết gây rối loạn tiêu hóa.

– Trẻ biết ăn thô muộn, phản xạ nhai và nuốt kém. Đặc biệt là trong trường hợp mẹ không chú ý tới việc tăng dần độ thô của thức ăn theo tháng tuổi của bé.

– Dễ tạo thói quen xấu không tập trung khi ăn cho trẻ vì bữa ăn thường được kéo dài, ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi, xem tivi.

– Thức ăn trữ đông sẽ không thể tươi ngon như thức ăn được chế biến ngay.

– Bé ăn không nhiều và cũng không tăng cân mạnh ở giai đoạn đầu.

– Khó được người lớn trong gia đình ủng hộ, vì mất khá nhiều thời gian dọn dẹp sau bữa ăn.

– Mẹ cần phải thật kiên nhẫn để dạy con thói quen ngồi yên một chỗ và hướng dẫn bé cách cầm thìa khi ăn.

– Trẻ dễ bị hóc nên đòi hỏi mẹ phải vững tin và bình tĩnh xử lý khi gặp trường hợp này.

– Con có thể bày bừa, bôi vãi thức ăn khắp nơi nên mẹ sẽ phải mất nhiều thời gian để dọn dẹp.

– Không chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào trong cơ thể bé.

10 nguyên tắc ăn dặm ở trẻ cần lưu ý

1. Đúng thời điểm

10 nguyên tắc ăn dặm ở trẻ cần lưu ý 1

Bắt đầu và kết thúc quá trình ăn dặm cần đúng thời điểm, không sớm quá và không muộn quá

Để giai đoạn ăn dặm diễn ra đúng và hiệu quả, các mẹ cần chú ý rằng thời điểm bắt đầu và kết thúc ăn dặm cho trẻ phải chuẩn. Nếu chọn sai thời điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ. Ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhưng nếu ăn dặm quá muộn sẽ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi vì lúc này sữa mẹ không cung cấp đủ năng lượng mà trẻ cần (nhu cầu trẻ cần là 700 kcal/ngày nhưng sữa mẹ chỉ đáp ứng được khoảng 450 kcal/ngày). Ngoài ra, hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ khi đó cũng đã hoàn thiện hơn, có thể hấp thu được thực phẩm thô và tinh bột một cách an toàn.

Nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho trẻ khi 24 tháng tuổi. Không nên kết thúc muộn vì có thể khiến trẻ gặp nhiều rắc rối, chẳng hạn như hạn chế khả năng nhai khiến trẻ khó hòa nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ khác.

☛ Đọc thêm: Nên cho bé ăn tối trong khoảng thời gian nào?

2. Từ ít đến nhiều

Lúc bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ bắt đầu ăn từ một lượng nhỏ, sau đó dần dần mới tăng lên. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc, ngay cả khi bé thấy ngon miệng và ăn hết lượng đã định.

Tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn từ ít đến nhiều giúp con thích nghi từ từ với kết cấu thức ăn vì việc ăn quá nhiều bột có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của con không thích ứng kịp, dễ bị rối loạn.

3. Từ loãng đến đặc

Trước khi ăn dặm trẻ chỉ quen uống (bú) sữa, nên giai đoạn đầu các mẹ cần nấu bột loãng để cho con dễ thích nghi hơn, sau này bé đã quen thì có thể tăng dần độ đặc của bột lên.

Nếu sử dụng bột ăn dặm bán sẵn, mẹ cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì. Còn nếu dùng bột tự xay thì nên nấu sao cho hỗn hợp loãng, mịn, sánh như kem là được.

4. Ăn nhiều món khác nhau

10 nguyên tắc ăn dặm ở trẻ cần lưu ý 2

Cho trẻ tập ăn nhiều món khác nhau để đa dạng các loại thực phẩm, tăng khả năng nhai. Tùy vào từng mốc thời gian mà các mẹ tham khảo thêm các thực phẩm con có thể ăn. Chẳng hạn, bé 8 tháng tuổi là có thể tập cho ăn thịt và lòng đỏ trứng, 9-12 tháng tuổi có thể cho ăn rau củ quả hầm nhừ, thịt cá luộc xé nhỏ để kích thích khả năng nhai.

Khẩu phần ăn của trẻ nên dành từ 25% – 50% khối lượng là rau xanh, hoa quả, chất đạm và tinh bột, phần còn lại các mẹ có thể cho trẻ ăn bánh quy, váng sữa, sữa chua, phô mai nghiền.

Lưu ý không cho trẻ ăn những loại thức ăn nhỏ như lạc, đậu, nho khô vì chúng dễ gây ghẹn hoặc hóc.

☛ Tham khảo bài viết: 5 loại bột ăn dặm tốt cho trẻ

5. Từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho bé ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ ăn bột vị ngọt trước bởi bột ăn ngọt có vị gần giống sữa mẹ, bé sẽ dễ thích nghi hơn. Bột vị ngọt có thể là bột ăn dặm vị ngọt hoặc bột gạo, bột yến mạch nấu cùng rau củ quả không cho gia vị. Sau khi bé đã quen thì mẹ có thể chuyển dần sang vị bột mặn để bé quen với mùi vị mới.

6. Làm quen 1 loại thức ăn trong 3-5 ngày

Cho trẻ làm quen với 1 loại thức ăn trong khoảng 3-5 ngày để xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm đó không. Nếu không có vấn đề gì thì mới tiếp tục cho bé tập sang loại thức ăn khác.

7. Cân đối các nhóm thực phẩm

10 nguyên tắc ăn dặm ở trẻ cần lưu ý 3

Khi cho bé ăn dặm, các mẹ phải đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm, như vậy mới cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện. 4 nhóm thực phẩm gồm:

  • Nhóm đường bột: Ngô, khoai, gạo, bột mì, bánh mì, bún phở…
  • Nhóm đạm: Trứng, sữa, cá, tôm, thịt, đậu nành và một số loại đậu khác.
  • Nhóm chất béo: Dầu ăn cho bé, các loại hạt có dầu, bơ, phô mai…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau củ và trái cây tươi.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn 1 nhóm thực phẩm nào đó quá nhiều, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Rất nhiều mẹ có suy nghĩ chỉ cần cho con ăn nhiều thịt, trứng, cá mới là tốt, mới là đầy đủ chất. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, cung cấp quá nhiều đạm sẽ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí dẫn tới biếng ăn.

☛ Xem chi tiết: Bánh ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi

8. Không cho muối vào đồ ăn dặm

Tuyệt đối không được cho thêm muối vào đồ ăn dặm cho bé vì nhu cầu muối ở trẻ cần rất ít, với trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 1,5g muối mỗi ngày và lượng này đã có đủ trong các thực phẩm. Việc cấp thừa muối cho trẻ sẽ rất nguy hiểm,  không chỉ gây tổn hại đến thận mà việc tích tụ nhiều natri trong cơ thể còn gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như cao huyết áp…

9. Dầu ăn rất quan trọng

10 nguyên tắc ăn dặm ở trẻ cần lưu ý 4

Nhiều mẹ nghĩ đồ ăn dặm của trẻ không nên cho dầu ăn, có bé ăn dầu ăn là không tốt nhưng thực tế thì không phải vậy, dầu ăn rất dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều hoạt chất giúp trẻ dễ hấp thu vitamin D và canxi tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ nên chọn những loại dầu ăn tự nhiên, dành riêng cho trẻ nhỏ thôi nhé.

10. Không ép trẻ ăn

Các mẹ tuyệt đối đừng ép trẻ ăn, việc này có thể phản tác dụng, khiến trẻ sợ hãi dẫn tới sợ ăn, chán ăn. Nếu gặp trường hợp con ăn dặm không hợp tác, mẹ đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn tập dần cho con. Nếu con có những phản ứng mạnh như nôn ói, khóc nhiều khi thấy thức ăn, mẹ có thể cho bé dừng ăn vài ngày rồi hẵng cho tập ăn trở lại.

Trên đây là bảng so sánh 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay cùng với những lưu ý quan trọng khi cho con ăn dặm. Các mẹ có thể chọn 1 trong 3 kiểu ăn dặm hoặc kết hợp các kiểu ăn dặm lại với nhau để tạo ra phương pháp phù hợp nhất với con mình. Điều quan trọng nhất vẫn là con ăn ngon và phát triển tốt.

]]>
https://norikidplus.vn/so-sanh-cac-kieu-an-dam-1017/feed/ 0
Hướng dẫn cách phân biệt Norikid Plus hàng thật và hàng giả https://norikidplus.vn/cach-phan-biet-norikid-plus-that-gia-922/ https://norikidplus.vn/cach-phan-biet-norikid-plus-that-gia-922/#respond Mon, 10 Apr 2023 09:57:15 +0000 https://norikidplus.vn/?p=922 Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm giả, nhái Norikid Plus nên các phụ huynh cần đặc biệt cẩn thận kẻo “tiền mất tật mang”, bỏ ra một số tiền lớn nhưng lại mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách phân biệt Norikid Plus thật giả đồng thời chia sẻ những cách để mua được hàng chính hãng từ công ty.

Một số thông tin về sản phẩm Norikid Plus

Norikid Plus là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, táo bón, kém hấp thu, nâng cao đề kháng giảm ốm vặt ở trẻ nhỏ. Norikid Plus là thành tựu nghiên cứu, thử nghiệm miệt mài của Tiến sĩ. Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên trường Đại học Y Dược Hà Nội và các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, chuẩn GMP của WHO tại nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Medzavy (Đường E3, khu E, KCN Phố Nối A huyện Văn Lâm, Thành phố Hưng Yên, Việt Nam), phân phối trong và ngoài nước bởi Công ty TNHH GREEN NUTRITION VIỆT NAM (Số 29 ngõ 4 Phố Sóc Sơn, Phường Trưng Trắc, TP Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc)

Một số thông tin về sản phẩm Norikid Plus 1

Thành phần của Norikid Plus gồm nhiều dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa, hấp thu ở trẻ, bao gồm:

  • Aquamin F (Tương đương Canxi 32%, Magie 2,2%)
  • Bột Yến sào
  • Cao men bia
  • Inulin (chất xơ thực vật)
  • Kẽm gluconate
  • Lysine Hydroclorid
  • Vitamin K2, D3, A
  • Alpha amylase
  • Enzyme Cellulase
  • Phụ liệu: Đường, nước

☛ Tìm hiểu thêm: Chi tiết công dụng từng thành phần Norikid Plus

Norikid Plus mang đến các công dụng chính:

  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn, chán ăn.
  • Hỗ trợ tăng cân.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
  • Tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt ở trẻ.

Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi gặp các vấn đề như biếng ăn, chán ăn, kém ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng, hay táo bón, sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt.

☛ Có thể bạn quan tâm: Người lớn có uống được Norikid Plus không?

Một số thông tin về sản phẩm Norikid Plus 2
Norikid Plus – giúp bé ngon miệng, tạm biệt biếng ăn!

Norikid Plus được bào chế dưới dạng siro, đóng thành từng gói 10ml rất tiện dụng, mùi vị thơm ngon, dễ uống, các con cực thích. Các mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hoặc pha thêm với sữa, nước để dễ uống hơn. Nên cho trẻ uống trước bữa ăn 30 phút, với trẻ bị táo bón thì cho con uống sau ăn 30 phút. Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng biếng ăn, táo bón ở trẻ mà các mẹ có thể cho con dùng Norikid Plus với liều lượng từ 10ml-40ml/ngày.

Norikid Plus đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành số 9556/2020/ĐKSP, được được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hàng đầu tại Mỹ – FDA chứng nhận chất lượng, an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn nhận giải thưởng “Sản phẩm chất lượng – dịch vụ tin dùng” do người tiêu dùng bình chọn năm 2021 và đạt Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2022.

Một số thông tin về sản phẩm Norikid Plus 3

Norikid Plus giải thưởng “Sản phẩm chất lượng – dịch vụ tin dùng” do người tiêu dùng bình chọn năm 2021 và đạt Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2022

Cách phân biệt Norikid Plus thật giả

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái của Norikid Plus với thiết kế cực kỳ tinh vi, vẻ ngoài giống thật nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên cẩn trọng, đừng vì ham rẻ mà mua phải hàng giả, kém chất lượng. Đặc biệt, với một sản phẩm về hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện biếng ăn cho trẻ như Norikid Plus nếu mua phải hàng giả, hàng nhái thì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, kích ứng cao, cực kỳ nguy hiểm.

Vậy làm thế nào để phân biệt được Norikid Plus thật giả? Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài điểm quan trọng giúp mọi người có thể nhận biết được Norikid Plus hàng thật với hàng giả:

1. Norikid Plus thật có tem chống hàng giả

Với mỗi sản phẩm Norikid Plus chính hãng, trên nắp hộp sẽ được dán 1 tem chống hàng giả, trên tem sẽ có mã QR check sản phẩm chính hãng. Với hàng giả, hàng nhái thì không có loại tem này.

1. Norikid Plus thật có tem chống hàng giả 1

Hình ảnh mẫu tem chống hàng giả của sản phẩm Norikid Plus chính hãng

1. Norikid Plus thật có tem chống hàng giả 2

Hình ảnh tem chống hàng giả được dán trên nắp hộp sản phẩm Norikid Plus chính hãng

2. Thông tin bên ngoài bao bì rõ ràng, in sắc nét

Vỏ hộp của Norikid Plus chính hãng đặc trưng bởi 2 màu trắng và hồng, chữ Norikid Plus được in nổi để tăng nhận diện, các thông tin trên hộp được viết dưới 2 ngôn ngữ, 1 mặt thông tin tiếng Việt và 1 mặt thông tin tiếng Nhật. Thiết kế ngoài hộp luôn rõ ràng, mực in sắc nét, đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, đối tượng, số đăng ký, mã vạch, công ty sản xuất, công ty phân phối…

2. Thông tin bên ngoài bao bì rõ ràng, in sắc nét 1

2. Thông tin bên ngoài bao bì rõ ràng, in sắc nét 2

Mặt thông tin bằng tiếng Nhật trên hộp Norikid Plus chính hãng

2. Thông tin bên ngoài bao bì rõ ràng, in sắc nét 3

2. Thông tin bên ngoài bao bì rõ ràng, in sắc nét 4

Mặt thông tin bằng tiếng Việt trên hộp Norikid Plus chính hãng

Với hàng giả, hàng nhái vỏ hộp nhìn “dại”, màu sắc quá nhạt hoặc quá đậm, chữ in không được sắc nét (có thể đậm, mờ, nhòe), thông tin thiếu hụt, không đầy đủ.

3. Kiểm tra được thông tin trên ứng dụng iCheck

Trên phần tem chống hàng giả của Norikid Plus sẽ có 1 mã QR để người dùng check thông tin sản phẩm bằng ứng dụng iCheck. Hàng chính hãng kết quả trả về sẽ là “SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG. Sản phẩm chính hãng của công ty CÔNG TY TNHH GREEN NUTRITION VIỆT NAM” còn nếu là hàng giả thì sẽ không ra được thông tin này.

3. Kiểm tra được thông tin trên ứng dụng iCheck 1

Hình ảnh sau khi quét mã QR sản phẩm chính hãng bằng ứng dụng iCheck

*Lưu ý: Mã QR chỉ được sử dụng với app iCheck tối đa 1 lần trên 1 thiết bị di động, khuyến khích khách hàng nhận hàng và quét mã để yên tâm và tránh hàng giả hàng nhái đã có mặt trên thị trường.

Xem thêm video về cách phân biệt Norikid Plus thật giả dưới đây:

Sản phẩm Norikid Plus hàng thật, an toàn, chính hãng thì phải có đầy đủ tem niêm phong chống hàng giả, hộp còn nguyên vẹn, không bị nhàu nát, bong tróc, không có dấu hiệu mở hộp, thông tin in trên vỏ hộp phải rõ nét, đầy đủ, check mã QR phải ra thông tin hãng chính hãng của công ty TNHH GREEN NUTRITION VIỆT NAM.

☛ Đọc thêm: Các đánh giá về Norikid Plus từ chuyên gia

Mua Norikid Plus chính hãng ở đâu?

Norikid Plus hiện có giá bán lẻ trên thị trường là 360.000đ/hộp 20 gói. Tuy nhiên, công ty có gói ưu đãi nếu mua theo combo. Cụ thể:

  • Nếu mua combo 2 hộp giá chỉ còn 700.000đ
  • Nếu mua combo 3 hộp giá chỉ còn 960.000đ, được tặng 1 hộp nhỏ 10 gói
  • Nếu mua combo 6 hộp giá chỉ còn 1.900.000đ, được tặng 2 hộp nhỏ và 1 balo.

Mua Norikid Plus chính hãng ở đâu? 1

Để mua được sản phẩm Norikid Plus chính hãng từ công ty, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, các mẹ nên đặt mua tại website chính hãng hoặc gọi điện đặt trực tiếp với Nhà Phân Phối hoặc mua trên kênh Shopee Mall chính hãng. Cụ thể như sau:

  • Cách 1: Gọi điện đặt hàng trực tiếp từ nhà phân phối chính hãng Norikid Plus theo số hotline 0932 362 885
  • Cách 2: Đặt mua Norikid Plus chính hãng từ website công ty bằng cách điền đầy đủ thông tin vào form đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Cách 3: Mua hàng chính hãng trên trang Shopee Mall:TẠI ĐÂY

Sau khi đặt hàng, sẽ có nhân viên gọi lại tư vấn, xác nhận thông tin đơn hàng cho bạn. Sau khoảng 1-3 ngày hàng sẽ được giao đến tận nhà, hàng được đóng gói cẩn thận, có đầy đủ tem chống hàng giả, mã QR, ngày sản xuất luôn mới nhất. Trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline công ty 0932 362 885 để được giải đáp tận tình.

]]>
https://norikidplus.vn/cach-phan-biet-norikid-plus-that-gia-922/feed/ 0