Bé 14 tháng tuổi biếng ăn là một tình trạng thường thấy do trẻ biết đi, mọc răng… Điều này khiến ba mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe của con sau này không. Tuy nhiên ba mẹ không cần phải bận tâm quá nhiều về vấn đề này nữa nếu như biết cách chăm sóc con 14 tháng tuổi bằng các phương pháp cải thiện đúng đắn dưới đây.
Mục lục
1. Đặc điểm của trẻ ở giai đoạn 14 tháng tuổi
14 tháng tuổi từ khi chào đời là một giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh. Phần lớn các bé có đã phát triển được kỹ năng như sau:
- Lời nói: Trẻ biết nói khoảng 3 – 5 từ đơn giản như bà, mẹ, ba… và chúng có thể hiểu được nhiều hơn lời nói của mọi người xung quanh.
- Đi đứng: hầu hết trẻ tự đứng và đi vài bước được mà không cần sự trợ giúp, tuy nhiên cũng có số ít trẻ chỉ mới chập chững đi những bước đầu tiên.
- Kỹ năng vận động: Chúng bắt đầu có những hành vi như nhặt đồ rồi đánh rơi nó để đi nhặt lại, làm bừa bộn mọi nơi… Ngoài ra, trẻ giai đoạn này cũng rất muốn leo trèo, vẽ vời, vui chơi…
- Tâm lý: con trở nên mạnh dạn và tự tin hơn, có thể tiếp xúc với nhiều người lạ.
- Ăn uống: con có thể tự xúc ăn bằng thìa và ăn được nhiều thức ăn đặc hơn và dẫn cai sữa mẹ.
Không có tiêu chuẩn nào toàn diện để đánh giá như thế nào là tốt nhất ở trẻ 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, mặt bằng chung của trẻ được khuyến khích như sau:
- Cân nặng: Bé trai có cân nặng trung bình là 10,1kg, còn bé gái là 9,4kg.
- Chiều cao: Bé gái có chiều cao trung bình là 78cm, còn bé gái là 76,4kg.
Để đạt được chiều cao, cân nặng lý tưởng này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của trẻ. Bé 14 tháng tuổi cần được đáp ứng đủ từ 1200 – 1300 kcal mỗi ngày.
2. Tại sao bé 14 tháng tuổi lại biếng ăn?
Có một số nguyên nhân khiến bé 14 tháng tuổi biếng ăn bao gồm:
2.1. Do mọc răng
Trẻ 14 tháng tuổi bắt đầu mọc những chiếc răng hàm đầu tiên. Mỗi khi trẻ mọc bất cứ chiếc răng nào đều có thể gây sốt, đau, khó chịu. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, lười ăn.
2.2. Do biếng ăn sinh lý con chập chững biết đi
Những đứa trẻ 14 tháng tuổi mới biết đi rất kén ăn. Bé trong giai đoạn này thường không ăn nhiều như trẻ sơ sinh vì tốc độ tăng trưởng của trẻ đang chậm lại. Lúc này, trẻ chỉ cần đủ nhu cầu hàng ngày để duy trì năng lượng cho các hoạt động. ☛ Đọc thêm: Hiểu rõ 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ
2.3. Do con bị bệnh
Nguyên nhân khiến hầu hết mọi đứa trẻ biếng ăn không riêng gì 14 tháng tuổi là trẻ bị bệnh. Cũng giống như người lớn, cơ thể phải dành toàn lực để chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Việc này khiến trẻ mệt mỏi, yếu sức, chỉ muốn nằm một chỗ và không muốn ăn.
☛ Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ biếng ăn sau khi ốm
2.4. Do ba mẹ ép ăn
Thói quen ép ăn của ba mẹ quả thực không tốt. Mỗi khi con no hay không muốn ăn, ba mẹ vẫn bắt con ăn hết những phần con lại có thể khiến trẻ ác cảm với việc ăn uống. Đặc biệt với trẻ 14 tháng tuổi đã phát triển dần các sở thích của mình, biết từ chối những thứ không thích. Do đó, nếu ba mẹ ép con ăn quá nhiều lần, trẻ chống đối, không muốn ăn nữa, lâu dần sẽ thành biếng ăn kéo dài.
3. Cách nào để nhận ra bé 14 tháng tuổi biếng ăn?
Cách nhận biết trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn khá dễ là chúng ăn ít hơn nhu cầu của độ tuổi. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu khác cũng dễ nhìn thấy ở những đứa trẻ này như sau:
- Trẻ ngậm thức ăn trong miệng, không muốn nuốt, mỗi bữa ăn kéo dài tới 1 tiếng.
- Trẻ khóc lóc, lắc đầu từ chối mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
- Trẻ không tập trung ăn uống, mỗi bữa ăn là nghịch đồ chơi hoặc đòi xem hoạt hình.
- Trẻ chậm tăng cân, trong 3 tháng liền không giữ nguyên cân nặng hoặc giảm.
- Trẻ có hệ miễn dịch kém, dễ bị bệnh.
Khi thấy các dấu hiệu trẻ biếng ăn này, ba mẹ nên đưa con đi khám chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ biếng ăn và có phương pháp cải thiện thích hợp.
4. Bé 14 tháng tuổi biếng ăn có sao không?
Trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn kéo dài chỉ ăn một số loại thực phẩm hoặc ăn ít hơn nhu cầu có thể ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe như sau:
– Trẻ chậm tăng cân: Trẻ nhỏ là giai đoạn phát triển nhanh chóng nhất, trẻ sẽ tăng cân đều trong mỗi tháng. Do đó, khi trẻ ăn thiếu chất đặc biệt là tinh bột, protein… không đáp ứng được năng lượng để hoạt động hàng ngày có thể bị chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
– Hệ miễn dịch kém, dễ bị bệnh: Trong rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ như kẽm, sắt, vitamin nhóm B… Nên khi trẻ biếng ăn, cơ thể không cung cấp đủ các chất này khiến hệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ bị bệnh hơn những đứa trẻ ăn uống tốt.
– Trẻ chậm phát triển trí não: Các chất dinh dưỡng trong cá béo, các loại dầu, hạt cung cấp DHA, chất béo lành mạnh… cần thiết cho sự phát triển não bộ. Khi cơ thể bị thiếu, trẻ có nguy cơ cao bị chậm phát triển não bộ, kém tập trung hơn.
☛ Tham khảo bài: Trẻ biếng ăn chậm tăng cân – Ba mẹ nên bổ sung gì?
5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 14 tháng tuổi bị biếng ăn
Trẻ biếng ăn kéo dài có những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, do đó ba mẹ cần có các biện pháp phù hợp giúp bé ăn uống ngon miệng hơn. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn bạn có thể tham khảo:
5.1. Duy trì nguồn sữa cho trẻ
Trẻ 14 tháng tuổi có thể được mẹ cai sữa và dần thay thế bằng sữa công thức hoặc sữa tươi. Theo đề xuất của AAP, trẻ sơ sinh 14 tháng tuổi nên uống khoảng 2 – 3 cốc sữa tương đương với 480 – 720ml sữa mỗi ngày.
Điều quan trọng lưu ý là bé 14 tháng tuổi đã chuyển sang thức ăn đặc, lượng sữa của bé sẽ giảm dần. Thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính, nên chỉ cần duy trì đủ lượng sữa tối thiểu cho bé.
5.2. Đảm bảo đủ 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ
Hầu hết trẻ 14 tháng tuổi đều đã chuyển từ việc bú thường xuyên sang chế độ ăn các thức ăn có cấu trúc đặc. Trẻ được khuyến cáo ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn chính bao gồm nhiều loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau, protein và sữa.
Ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể cho bé 14 tháng tuổi ăn 2 – 3 bữa phụ lành mạnh trong ngày. Bữa ăn nhẹ giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giữ trẻ không bị đói giữa các bữa ăn chính cách xa nhau. Các lựa chọn của bữa phụ bao gồm trái cây cắt lát, sữa chua, sữa tươi…
5.3. Chuẩn bị đa dạng các món ăn cho bé
Tuy giai đoạn này bé 14 tháng tuổi có thể ăn ít hơn trước đây nhưng ba mẹ vẫn phải đảm bảo chuẩn bị đa dạng các món ăn cho bé nhứ:
- Thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá), trứng, và đậu: giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho bé chơi và học. Trẻ 14 tháng tuổi cần 56g thực phẩm giàu protein mỗi ngày.
- Các loại hạt như ngũ cốc nguyên hạt, gạo… cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ.
- Các chất béo lành mạnh như dầu hướng dương, cá hồi béo…
- Trái cây và rau củ: là một trong những thực phẩm cần thiết dành cho trẻ 14 tháng tuổi. Chúng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất để tăng trưởng và phát triển bình thường. Mỗi bữa ăn nên chuẩn bị cho trẻ ít trái cây và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần tránh cho con các loại thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn cứng gây khó nuốt: bỏng ngô, kẹo cứng, quả hạch, cà rốt sống…
- Nho nguyên quả vì chúng có thể khiến trẻ bị nghẹn.
5.4. Chế biến thành miếng nhỏ, dễ nhai
Bé 14 tháng tuổi có thể dùng ngón tay nhặt những mẩu thức ăn nhỏ và tự xúc ăn. Do đó, ba mẹ nên chế biến các loại thực phẩm thành dạng nhỏ dài, vừa miệng cho bé cầm hay các miếng mềm, nhỏ như rau củ, mì nấu chín kỹ… cho trẻ tự xúc ăn.
5.5. Chuẩn bị bát và thìa riêng cho trẻ
Bé 14 tháng tuổi có thể học cách sử dụng thìa nên ba mẹ hãy khuyến khích bé tập tự xúc ăn. Mặc dù chúng chưa có sự phối hợp hoàn hảo, nhưng dần dần bé sẽ cải thiện và bớt vung vãi hơn.
Ba mẹ hãy chuẩn bị một chiếc thìa nhỏ chuyên dành cho trẻ em và 1 chiếc bát. Ban đầu ba mẹ hãy cho trẻ ăn những thức ăn dễ dính vào thìa như sữa chua hoặc thức ăn nghiền. Khi bé tự tin và khéo léo hơn, ba mẹ cho con dùng thìa với các loại thực phẩm khác nhiều hơn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho con ngồi cùng với gia đình để bé bắt chước làm theo những hành động của người lớn. Việc này còn giúp tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
5.6. Xây dựng kỷ luật bàn ăn
14 tháng tuổi là thời điểm tốt để ba mẹ đặt ra một vài nguyên tắc trong bàn ăn cho trẻ. Ba mẹ cần xây dựng cho con những thói quen tốt như sau:
- Không xem đi vi, chơi điện thoại trong suốt giờ ăn.
- Giới hạn thời gian 1 bữa ăn từ 30 – 45 phút, để con tập trung ăn uống.
- Tạo không khí vui vẻ, không trách móc trong bữa ăn.
5.7. Chuẩn bị các món con muốn ăn
Ba mẹ nên ghi lại các loại thực phẩm mà con bạn thích và có nhiều khả năng bé sẽ ăn. Biết sở thích của con giúp ba mẹ kết hợp những thực phẩm đó vào bữa ăn và trẻ sẽ ăn nhiều hơn.
Khi chuẩn bị bữa ăn, hãy chuẩn bị bữa ăn bao gồm ít nhất một hoặc hai loại thực phẩm mà con bạn thích cùng với các loại thực phẩm mới hoặc ít ưa thích hơn. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thử các món mới do vẫn có món quen thuộc trên đĩa của mình.
5.8. Bổ sung các siro giúp trẻ ăn ngon
Bên cạnh những phương pháp trên, ba mẹ có thể cải thiện tình trạng biếng ăn cho con bằng các sản phẩm kích thích ăn uống ngon miệng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp bé tiêu hóa tốt hơn như Norikid Plus.
Sản phẩm có các thành phần chính như:
- Cao men bia, inulin thực vật: kích thích vị giác của trẻ, cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Aquamin F chiết xuất từ tảo đỏ vùng biển Algae – Nhật Bản, yến sào Khánh Hoà chứa nhiều vitamin và khoáng chất quý giá nuôi dưỡng và chăm sóc cơ thể, hỗ trợ tăng cân.
- Kẽm, vitamin A, D3, K2… có công dụng tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt.
Norikid Plus với 3 công dụng vượt trội trong một sản phẩm giúp bé vừa ăn ngon miệng, vừa tăng sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất quý giá. Chính vì vậy, có hơn 300.000 phụ huynh tin tưởng sử dụng trong suốt 4 năm qua.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
6. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn
Ba mẹ vẫn đang băn khoăn không biết nên cho con ăn gì, dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ 14 tháng tuổi, mong rằng có thể giúp ích cho bạn:
Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối | |
Thứ 2 | Sữa, phở gà | Chuối, sữa chua | Cơm nát, cá thu, canh rau mồng tơi | Nho cắt nhỏ, sữa | cơm nát, canh khoai tây thịt bằm, rau bina |
Thứ 3 | Súp gà nấm | Sữa | Cháo lươn, su su luộc mềm | Nước cam | Cơm nát, tôm hấp băm nhỏ, canh bí đỏ |
Thứ 4 | Cháo sườn heo hạt sen | Sữa chua, hồng xiêm | Phở bò | Đu đủ chín, sữa | Cơm nát, ếch xào, canh rau ngót |
Thứ 5 | Cháo khoai tây thịt | Dâu tây, sữa | Cơm nát chiên tôm, canh rau ngót | Xoài chín | Cơm nát, cá kho, súp bí đỏ |
Thứ 6 | Cháo gà nấm | Sinh tố cà rốt, sữa | Cơm, đậu sốt cà chua, cá rán | Lê, táo hấp | Cơm, cá sốt cà chua, canh rau cải |
Thứ 7 | Bún thịt băm | Na chín, sữa chua | Cơm, canh rau biển đậu phụ, thịt xào | Sinh tố bơ, sữa | Mì nấu thịt băm |
Chủ nhật | Cháo tôm rau mồng tơi | Sinh tố dưa hấu, sữa | Cơm, thịt gà xào nấm, canh cải bó xôi | Hồng xiêm | Cơm, canh ngao mồng tơi, thịt lợn băm nhỏ |
Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ đến tổng đài 0932.362.855 để được Norikid Plus hỗ trợ.