Bé 5 tháng tuổi biếng ăn chậm tăng cân là nỗi lo chung của hàng trăm ngàn cha mẹ hiện nay. Vậy, nguyên nhân nào gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết, cha mẹ hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân bé 5 tháng tuổi biếng ăn chậm tăng cân
Để có biện pháp khắc phục biếng ăn hiệu quả ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi thường gặp nhất:
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng tuổi
Sự thay đổi về mặt sinh lý là một nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên của cơ thể. Đối với trẻ 5 tháng tuổi, có thể do đây là giai đoạn trẻ tập lẫy, tập lật người,… Việc mải mê học tập kĩ năng mới khiến trẻ tạm quên đi việc ăn uống và trở nên biếng ăn.
Ngoài ra, khi bước sang cuối tháng thứ 5, trẻ bắt đầu mọc răng sữa cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến một tuần, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại khi cơ thể đã quen dần với những thay đổi.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ 5 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ đã có sự phát triển rõ ràng hơn về nhận thức và cảm xúc. Do vậy, nếu cha mẹ quát mắng, nói to khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng,… có thể khiến chúng trở bỏ bú, biếng bú. Ngoài ra, khi môi trường sống thay đổi hoặc thay đổi người chăm sóc cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ bỗng dưng trở nên biếng ăn.
Trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn do bệnh lý
Trẻ 5 tháng biếng ăn, biếng bú có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện rất dễ gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng bụng, loạn khuẩn đường ruột, kém hấp thu dinh dưỡng,…
Ngoài ra, trẻ 5 tháng tuổi cũng dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm, viêm phế quản,… do hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, khó chịu, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú,…
Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Khi mắc bệnh, trẻ thường phải sử dụng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh dài ngày có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây biếng ăn, biếng bú. Một số bậc phụ huynh có thói quen trộn thuốc vào với sữa để lừa trẻ uống khiến chúng càng cảm thấy sợ ăn hơn.
Biếng ăn do trẻ ăn dặm sớm
Nhiều cha mẹ thường cho trẻ tập làm quen với chế độ ăn dặm từ trước 6 tháng tuổi để bổ sung dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, hệ tiêu hóa của chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được thức ăn đặc và kém hấp thu dưỡng chất. Việc cho trẻ ăn dặm sớm có thể gây tình trạng đi ngoài phân sống, bụng ậm ạch khó tiêu, tiêu hóa kém, từ đó dẫn đến lười ăn, bỏ bú. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi trở lên.
Biếng ăn do thay đổi chất lượng sữa
Chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học, bảo quản sữa sai cách, pha sữa công thức không chuẩn, sữa không rõ nguồn gốc,… đều là lý do khiến cho chất lượng sữa biến đổi, gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khiến chúng bỏ bú, không muốn ăn, ăn kém.
Bé 5 tháng tuổi biếng ăn có biểu hiện như thế nào?
Để nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau:
- Thời gian ăn của trẻ kéo dài hơn 30 phút, thậm chí là cả tiếng đồng hồ.
- Cân nặng của trẻ thấp hơn so với cân nặng chuẩn theo bảng tiêu chuẩn chiều cao – cân nặng của WHO (năm 2007)
- Trẻ từ chối bú mẹ, bú lượng sữa ít hơn bình thường.
- Trẻ có biểu hiện quấy khóc, trốn tránh khi được mẹ cho ăn.
Bé 5 tháng tuổi biếng ăn kéo dài có làm sao không?
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Nếu lượng sữa không cung cấp đủ trong một thời gian dài, trẻ sẽ gặp nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Cụ thể:
Trẻ chậm tăng cân: Khi trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ sẽ tăng cân đều đặn. Ngược lại, khi lượng sữa không cung cấp đủ, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển thể chất. Trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với mức trung bình, tốc độ tăng trưởng của trẻ cũng rất chậm.
Trẻ hay ốm vặt: Trong sữa mẹ có các vi chất dinh dưỡng và các kháng thể tự nhiên giúp cơ thể trẻ có khả năng bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ biếng ăn, bỏ bú, việc thiếu hụt các kháng thể kết hợp với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị ốm vặt khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.
Trí tuệ chậm phát triển: Trong sữa mẹ có chứa các chất tốt cho sự phát triển trí não như Omega-3, DHA,… Khi trẻ biếng ăn kéo dài, nguồn dưỡng chất không đủ nuôi dưỡng tế bào não dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ sau này.
Cách khắc phục biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ 5 tháng tuổi
Để khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học
Việc xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn bé sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu nhất. Mẹ nên cho trẻ bú sữa đúng giờ, đúng bữa, chú ý tư thế cho trẻ bú phù hợp, tạo sự thoải mái nhất cho bé.
Trong trường hợp sữa mẹ không đủ cung cấp cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa công thức ngoài. Thay vì cho trẻ bú thật nhiều mỗi cữ bú thì mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần, sao cho vẫn đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ lượng sữa trong ngày mà không khiến hệ tiêu hóa của trẻ chịu nhiều áp lực do phải tiêu hóa quá nhiều sữa mỗi cữ.
Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi
Theo khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với thức ăn dặm từ cuối tháng thứ 5 khi cơ thể trẻ đã sẵn sàng. Giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, cha mẹ nên thử từng chút một cho bé làm quen dần, tuyệt đối không quát mắng hay thúc ép trẻ khi chúng có biểu hiện từ chối thức ăn.
Không dọa nạt, thúc ép trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi cho trẻ ăn, cha mẹ tuyệt đối không nên thúc ép, quát mắng trẻ. Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bỏ bú, không muốn bú, cha mẹ có thể cho trẻ tạm ngừng và chơi đùa với chúng khoảng từ 5 đến 10 phút rồi tiếp tục cho trẻ ăn.
Đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ
Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, sao cho đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ không nên ăn những món ăn nặng mùi hoặc tự ý dùng thuốc vì điều này có thể gây thay đổi vị sữa khiến trẻ bỏ bú.
Đối với trẻ đang ăn sữa ngoài, mẹ nên lựa chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé, lưu ý sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, pha sữa đúng tỷ lệ được hướng dẫn để không làm thay đổi vị sữa cũng như đảm bảo giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng trong sữa.
Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời. Đối với trẻ 5 tháng tuổi, chúng cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, trong đó có 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm. Khi trẻ được ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường tiết hormone tăng trưởng, giúp bé tăng cân và tăng chiều cao nhanh hơn.
Khi nào trẻ 5 tháng biếng ăn cần đi gặp bác sĩ?
Nếu cha mẹ đã thực hiện các biện pháp trên mà trẻ vẫn không chịu ăn, cân nặng không tăng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được các chuyên gia tư vấn, tìm hiểu đúng nguyên nhân và có giải pháp hiệu quả nhất, tránh để trẻ biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau này.
Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu cha mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, cha mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/cach-khac-phuc-bieng-an-o-tre.html