Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị chân tay miệng là vấn đề quan trọng được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy, bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không? Nên ăn gì và kiêng gì khi bị tay chân miệng?… Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không?
Tôm là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Trong khoảng 100g tôm tươi có chứa đến 18,4g protein. Ngoài ra, tôm cũng cung cấp các vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin B12, acid béo omega-3,… có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể giúp rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.
Do vậy, bé bị tay chân miệng HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĂN ĐƯỢC TÔM để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, đối với các bạn nhỏ đang gặp tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, món thịt tôm thơm ngon giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, khi cho bé ăn tôm, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên cho trẻ ăn tôm trong trường hợp cơ thể trẻ dị ứng với tôm, nếu cho trẻ ăn, tình trạng của trẻ sẽ trở nên trầm trọng và khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn.
- Khi chế biến tôm, mẹ nên bóc bỏ phần vỏ và càng tôm do chúng rất cứng, chúng có thể cọ xát vào những mụn nước trong miệng của trẻ khiến trẻ cảm thấy đau đớn.
- Phần thịt tôm nên chế biến thành các món lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tôm, súp tôm,…
- Lựa chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh.
- Tôm nên được nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán,…
- Không nên cho trẻ ăn quá 50g thịt tôm mỗi ngày mặc dù chúng rất giàu dinh dưỡng.
- Hạn chế cho trẻ ăn tôm cùng lúc với các thực phẩm giàu vitamin C vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Ngoài việc lựa chọn bổ sung tôm vào thực đơn dinh dưỡng của bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ bị tay chân miệng cần bổ sung đa dạng và cân đối các nhóm dưỡng chất để giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ bị tay chân miệng:
Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Khi trẻ bị chân tay miệng, các nốt mụn nước xuất hiện trên lưỡi, nướu, vòm miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát và vô cùng khó chịu. Do vậy, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho bé những thực phẩm dạng mềm, lỏng như cháo loãng, súp, sữa,… để giảm bớt cảm giác khó chịu khi trẻ nuốt thức ăn. Ngoài ra, các món lỏng mềm thường dễ tiêu hóa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà thay vào đó nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là một trong những vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, do vậy đây cũng là một nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, cá, gan lợn, tôm, rau muống, rau dền,…
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp làm giảm triệu chứng bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục của trẻ khi bị tay chân miệng. Một số thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé như ổi, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu kẽm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ bị tay chân miệng nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt, trứng, hạnh nhân, rau cải, giá đỗ, khoai lang,… Những thực phẩm chứa kẽm sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.
Uống nhiều nước
Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy,… khiến cho cơ thể bị mất nước. Do vậy, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để bù vào lượng nước mất đi. Ngoài nước lọc thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống đa dạng các loại nước khác nhau như sữa, nước trái cây, nước dừa tươi,… Đặc biệt, nước dừa cung cấp nhiều vitamin khoáng chất và các chất điện giải giúp làm dịu cảm giác đau rát, hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể.
☛ Xem đầy đủ: Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
Nên kiêng ăn gì khi bé bị chân tay miệng?
Kiêng khem quá mức trong khi trẻ bị tay chân miệng là không cần thiết. Tuy nhiên, để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong việc ăn uống và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trở nặng thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
Thực phẩm có tính cay, nóng
Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi,… có thể gây kích ứng các vết loét trong miệng, gây cảm giác đau rát khó chịu. Vậy nên khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát, đồng thời bổ sung đủ nước để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Thực phẩm giàu Arginin
Arginin là một acid amin có tham gia vào quá trình tổng hợp acid amin. Một số nghiên cứu cho thấy, arginin có thể kích thích sự sinh sản của virus gây bệnh tay chân miệng khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Do vậy, khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu arginin như cá hồi, socola, nho khô, ngũ cốc nguyên hạt,…
Thực phẩm quá cứng
Một số thực phẩm quá cứng và khô như đồ chiên rán, bỏng ngô, bánh quy,… có thể cọ xát và làm vỡ các nốt phồng rộp trong miệng của trẻ khi chúng nhai thức ăn. Khi nốt phỏng nước bị vỡ, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng đau rát và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này, thay vào đó, nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như đã đề cập ở trên.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, bánh quy, mỡ động vật,… khiến cho da trẻ tiết nhiều dầu hơn, làm tình trạng da bé trở nên trầm trọng và dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các thực phẩm này thường khó tiêu hóa và nên hạn chế cho trẻ ăn khi chúng bị tay chân miệng.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống của trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng:
- Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà ít nhất 7 – 10 ngày, đồng thời hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh tránh để virus lây lan.
- Cho trẻ cách ly trong môi trường thông thoáng, kín gió, đầy đủ ánh nắng.
- Vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày bằng cách tắm nước sạch hoặc tắm xà phòng sát khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng nước muối hoặc dùng băng gạc sạch tẩm nước muối vệ sinh cho trẻ (trong trường hợp trẻ không thể tự súc miệng). ☛ Tham khảo: Cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng
- Cắt ngắn móng tay của trẻ, không để trẻ gãi hay chạm vào các nốt phát ban.
- Các đồ dùng cá nhân của trẻ như bát, đũa, bình sữa,… nên được để riêng với các trẻ khác và mọi người trong gia đình.
- Khử trùng thường xuyên các đồ vật, bề mặt mà trẻ thường tiếp xúc.
- Cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ, tránh để virus lây lan.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn chăm sóc kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh làm rõ vấn đề “bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không?” và một số gợi ý về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi trẻ bị tay chân miệng. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí!