Vấn đề tiêu hóa của bé, đặc biệt là bé biếng ăn, luôn được phụ huynh đặc biệt quan tâm. Vậy bé biếng ăn nhưng lại đi ị nhiều lần trong ngày có bình thường không, cần làm gì để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Bé đi ị bao nhiêu lần một ngày là bình thường?
Tần suất đi ngoài của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi. Với trẻ sơ sinh còn trong tháng, bé thường đi ngoài 4 đến 10 lần mỗi ngày. Với trẻ đã ra tháng, mỗi bé có một tần suất đi ngoài khác nhau, có bé nhiều lần, có bé chỉ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Với trường hợp trẻ thường đi ngoài nhiều hoặc ít hơn bình thường, nếu trẻ vẫn bú mẹ đầy đủ và tăng cân đều đặn thì mẹ không cần lo lắng bởi bé vẫn đang phát triển bình thường. Mặt khác, nếu tần suất đi ngoài của trẻ tăng lên bất thường, hoặc thay đổi tính chất phân (đổi màu, chua, sủi bọt…), phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị.
Bé biếng ăn đi ị nhiều lần trong ngày có sao không?
Đi ngoài nhiều lần có thể do tăng khẩu phần ăn hoặc các yếu tố sinh lý, bệnh lý. Nếu bé biếng ăn vẫn đi ị nhiều hơn bình thường, đồng thời tính chất phân quá lỏng, thì đây là một tình trạng bất thường và cơ thể bé sẽ bị mất một lượng lớn nước, điện giải. Tình trạng này kéo dài ở trẻ biếng ăn sẽ vô cùng nguy hiểm bởi bé có nguy cơ kiệt nước, hạ huyết áp, ngất xỉu, hôn mê, suy dinh dưỡng, thậm chí suy thận cấp và tử vong cao hơn bình thường.
Để biết mức độ nguy hiểm khi bé biếng ăn đi ị nhiều lần trong ngày, cha mẹ cần đánh giá tình trạng mất nước của trẻ theo 3 cấp độ: nhẹ, vừa và nặng để có các biện pháp tức thời:
- Cấp độ nhẹ: Trẻ có biểu hiện khát nước, môi, da khô.
- Cấp độ vừa: Trẻ có thể đi ngoài kèm nôn trớ liên tục, không chịu bú hay uống nước.
- Cấp độ nặng: Trẻ mất nước nghiêm trọng có thể ngủ li bì.
Nguyên nhân bé biếng ăn nhưng vẫn đi ị nhiều lần trong ngày
Tình trạng đi ị nhiều lần một cách bất thường của bé có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Dị ứng thức ăn, thay đổi chế độ ăn
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi sử dụng nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Do vậy, nếu mẹ sử dụng các loại thức ăn có mùi, bị nguội lạnh, ôi thiu hay thức ăn dễ gây dị ứng, trẻ có nguy cơ đi ị nhiều lần hơn, bị tiêu chảy, kéo theo trạng thái quấy khóc và càng lười bú hơn.
Với các bé biếng ăn sử dụng sữa công thức sớm, do cơ thể bé chưa cung cấp đủ lượng men lactase phân giải lactose trong sữa gây kém hấp thu, tăng đào thải, bé dễ bị đi ngoài nhiều lần hoặc tiêu chảy.
Việc cho bé tập ăn bột quá sớm cũng là nguyên nhân khiến bé đi ngoài nhiều lần. Bởi các enzyme tiêu hóa tinh bột là amylase và ptyalin chỉ có trong nước bọt, mà từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ mới tiết ra nhiều. Khi mẹ cho bé ăn bột quá sớm, tinh bột không được tiêu hóa hết có thể gây phân sống, đi ngoài nhiều lần dù bé biếng ăn.
Nhiễm virus
Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất, chiểm trên 50% số trẻ em nhập viện vì tiêu chảy. Rotavirus, virus gây tiêu chảy điển hình, thường lây nhiễm qua phân và các bề mặt. Do đó, trẻ biếng ăn cũng hoàn toàn có thể bị nhiễm virus này một cách dễ dàng.
Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng
Trẻ biếng ăn cũng có thể đi ngoài nhiều lần do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt, dụng cụ ăn uống, đồ chơi nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn đường ruột có hại điển hình là E.coli, Entamoeba histolytica, các loài Shigella, Sallonella… Khi vào cơ thể, chúng sẽ xung đột với các lợi khuẩn, gây tình trạng đi ngoài nhiều, kiết lị với các triệu chứng đau bụng, sốt cao, buồn nôn, nôn trớ.
Lạm dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh có vai trò kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể gây tác dụng phụ tiêu diệt cả các lợi khuẩn trong ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột. Khi đó, bé thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn chất nhầy, có màu xanh hoặc vàng, đôi khi có bọt hoặc lẫn máu.
Cần làm gì khi bé biếng ăn và đi ngoài nhiều lần?
Bù nước điện giải
Khi đi ngoài nhiều lần, bé không chỉ bị mất nước mà còn mất phần lớn điện giải. Do đó, ngoài việc bổ sung nước (sữa mẹ, nước trái cây, sữa), mẹ cũng cần chú ý cho bé uống Oresol để bù nước và điện giải.
Vệ sinh sạch sẽ
Dụng cụ ăn uống, đồ chơi và các bề mặt như bàn ghế, tay nằm cửa đều là những thứ bé tiếp xúc thường xuyên. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ trở thành nguồn bệnh khiến bé tái lại hoặc nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Sử dụng TPBVSK Norikid Plus
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi tại Nhật Bản Ito Yoshita, nguyên nhân chính của các trường hợp rối loạn tiêu hóa của trẻ là do thói quen cho ăn của bố mẹ (14%) và sự thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột (86%). Do đó, bên cạnh việc bù nước và điện giải, mẹ còn cần sử dụng các thực phẩm bổ sung nhằm cung cấp lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé, ngăn ngừa và làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần.
Giải pháp bổ sung trực tiếp lợi khuẩn đang được ưa chuộng hiện nay là sử dụng men vi sinh chức năng Norikid Plus. Đây là sản phẩm có nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng, điển hình như Inulin, cao men bia, yến sào tinh khiết. Norikid Plus có tác dụng hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa cho trẻ, cải thiện sức khỏe hệ đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời, sản phẩm còn giúp cải thiện vị giác giúp trẻ không còn biếng ăn, tăng cường hấp thu toàn diện các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn, chậm lớn của trẻ.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Đưa bé đến cơ sở y tế
Với trường hợp bé đi ị quá nhiều lần, liên tục, đã thực hiện các biện pháp trên mà không đỡ hoặc có sốt cao cùng các triệu chứng mất nước nặng (khô da, môi khô nứt nẻ), buồn nôn, nôn trớ, mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
☛ Có thể mẹ quan tâm: Trẻ biếng ăn còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?
Cách phòng ngừa tình trạng đi ngoài nhiều lần và biếng ăn ở trẻ
Để phòng ngừa tình trạng bé biếng ăn nhưng vẫn đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần chú ý một số điều dưới đây:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đồng thời, mẹ nên tránh ăn các loại đồ lạnh, thực phẩm dễ gây dị ứng, đau bụng.
- Nếu bé phải uống sữa công thức, mẹ cần lựa chọn sữa có các thành phần mà bé có thể hấp thu được.
- Cho bé ăn chín uống sôi, nấu những món ăn dạng mềm lỏng để bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
- Bổ sung nước trái cây để tăng đề kháng cho bé.
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống, đồ chơi sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với những nơi ẩm thấp, bụi bẩn.
- Sử dụng các thực phẩm bổ sung như sữa chua, men vi sinh sống hay Norikid Plus để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe.
☛ Đọc thêm: 16+ cách trị biếng ăn cho trẻ tại nhà hiệu quả