Bé ăn kém hấp thu chậm tăng cân là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Do vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ, sớm phát hiện các dấu hiệu và có biện pháp khắc phục kịp thời.
☛ Đọc trước: Thông tin chi tiết hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Mục lục
Bé kém hấp thu chậm tăng cân là do đâu?
Theo số liệu thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong số các trẻ không tăng cân đến khám thì có đến 50% là liên quan đến vấn đề kém hấp thu.
Bình thường, cơ thể sẽ tự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, khi gặp hội chứng kém hấp thu, mặc dù trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của trẻ lại không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lâu dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ ăn mãi mà không tăng cân, chậm tăng cân.
Một số nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu ở trẻ có thể kể đến như:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá “non nớt” dễ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng hoặc cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm cũng có thể gây hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, viêm ruột, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích,… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng: Thói quen vệ sinh chưa tốt, ăn uống không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng (giun, sán,…) ở trẻ nhỏ. Ký sinh trùng trú ngụ trong cơ thể trẻ và lấy đi các chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân.
- Thiếu enzyme tiêu hóa: Chức năng của enzyme tiêu hóa là chuyển thức ăn thành các phần tử nhỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất, do vậy nếu thiếu enzyme tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Một số vi chất như Kẽm, Magie, Selen, Canxi,… có vai trò quan trọng, thiếu vi chất khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém.
Hậu quả của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Tình trạng kém hấp thu kéo dài ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong quá trình phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là những hậu quả trẻ có thể gặp phải khi bị kém hấp thu kéo dài:
- Suy dinh dưỡng
- Chậm tăng cân
- Suy giảm miễn dịch
- Trẻ dễ ốm vặt
- Chậm phát triển chiều cao
- Chậm phát triển trí tuệ
Để hạn chế những hậu quả này, cha mẹ cần theo dõi sát sao, sớm phát hiện để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cha mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em qua các biểu hiện sau:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, mùi tanh, có thể nổi váng mỡ.
- Thể trạng xanh xao, ốm yếu, chậm phát triển chiều cao, chậm tăng cân.
- Trẻ mệt mỏi, kém linh hoạt khi vận động thể chất.
- Trẻ biếng ăn, lười ăn, chán ăn, không có cảm giác thèm ăn.
- Thường xuyên đầy chướng bụng, sôi bụng.
- Thi thoảng xuất hiện tình trạng đau cơ, chuột rút,….
Lưu ý khi chăm sóc bé kém hấp thu chậm tăng cân
Để khắc phục hiệu quả hội chứng kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ nhỏ. Do vậy, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:
- Cho bé ăn đủ chất: Mỗi bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, gồm có Chất đạm, Chất béo, Chất bột đường, Vitamin và khoáng chất. Nhưng không phải ăn nhiều là được, cha mẹ cần lưu ý cân bằng tỷ lệ 4 nhóm chất để có thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất.
- Cho bé ăn đủ lượng: Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đủ lượng theo nhu cầu cơ thể bé (có thể tham khảo khuyến cáo về dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi). Nếu trẻ hoạt động nhiều thì cha mẹ cần cung cấp năng lượng nhiều hơn, đồng thời dựa vào khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của cơ thể bé để điều chỉnh cho phù hợp. Không nên thúc ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó có thể chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Ăn đa dạng: Cha mẹ nên dành thời gian xây dựng thực đơn ăn uống cho bé, theo ngày, theo tuần và theo từng tháng. Nên bổ sung đa dạng loại thức ăn để bé có thể dễ dàng thích nghi với món ăn mới, thay đổi thực đơn liên tục sẽ giúp cung cấp đa dạng các nhóm chất, vừa giúp bé phát triển toàn diện vừa giúp bé cảm thấy không còn nhàm chán với bữa ăn.
Đối với trường hợp trẻ hấp thu kém, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng như sữa, trứng, cá, tôm, cua, rau củ quả tươi, gạo, mì,… hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có chứa chất phụ gia, caffeine,…
☛ Đọc thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để ăn ngon, tiêu hóa tốt?
Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ
Đối với các bé hay gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu, chậm tăng cân, cha mẹ cần hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa cho trẻ. Một biện pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn đó là bổ sung cho trẻ men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa) hay men vi sinh (probiotics), chất xơ hòa tan (prebiotics) để giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn.
☛ Đọc thêm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định
Động viên trẻ tăng cường vận động
Khuyến khích trẻ vận động cũng là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân. Vận động khiến trẻ nhanh chóng tiêu hao năng lượng, trẻ nhanh cảm thấy đói, ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, vận động cũng kích thích nhu động ruột, giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn, từ đó chất dinh dưỡng được tăng cường hấp thu vào cơ thể. Do vậy, cha mẹ nên khuyến khích bé vận động vui chơi các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như nhảy dây, đá bóng, chạy bộ, đạp xe,… ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Tẩy giun định kỳ cho bé
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cha mẹ cần tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho bé từ 2 tuổi trở lên. Nhờ vậy sẽ tránh được nguy cơ nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) khiến bé ăn kém hấp thu, chậm tăng cân. Ngoài ra, cha mẹ cần tập cho bé thói quen vệ sinh đúng cách, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh,…
Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng
Để biết liệu chế độ dinh dưỡng hiện tại đã đáp ứng nhu cầu phát triển của bé hay chưa, cha mẹ cần theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng của bé bằng cách đo chiều cao, cân nặng của bé và so sánh với bảng chiều cao – cân nặng chuẩn của bé trai hoặc bé gái theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Để giúp trẻ kém hấp thu chậm tăng cân bắt kịp đà phát triển, cha mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể mà chế độ ăn uống hàng ngày có thể chưa cung cấp đủ. Việc bổ sung đúng cách các Vitamin khoáng chất quan trọng như Canxi, Vitamin D, Kẽm, Sắt, Magie,… không chỉ giúp cơ thể bé cao lớn khỏe mạnh mà còn giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn, tiêu hóa tốt, tăng cường phát triển trí tuệ.
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Khi phát hiện trẻ chậm tăng cân thậm chí là không tăng cân kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị đúng đắn nhất. Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ trong 6 năm đầu đời, cha mẹ cũng nên dành thời gian cho bé đi khám định kỳ nhằm sớm phát hiện vấn đề sức khỏe để khắc phục kịp thời.
Bổ sung Siro Norikid Plus giúp bé hấp thu tốt, tăng cân đều!
Nếu đang có con nhỏ gặp hội chứng kém hấp thu chậm tăng cân thì cha mẹ không nên bỏ qua Siro Norikid Plus – giải pháp toàn diện giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp bé bứt đà tăng trưởng!
Hiểu được những hệ lụy nghiêm trọng do kém hấp thu chậm tăng cân kéo dài, ThS Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên Đại học Y dược Hà Nội cùng các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu thành công Norikid Plus với thành phần nổi bật như:
- Aquamin F: Chứa đến 30% Canxi và 2,2% Magie được chiết xuất từ Tảo biển vùng Algae Nhật Bản cung cấp các dưỡng chất quý giá từ thiên nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
- Bột Yến sào: Chiết xuất từ Tổ yến Khánh Hòa cung cấp 18 loại acid amin, giúp bồi bổ cơ thể, lấp đầy “khoảng trống dinh dưỡng”, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện.
- Inulin thực vật: Bản chất là chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp cải thiện táo bón.
- Enzyme tiêu hóa: Gồm có alpha amylase và cellulose giúp cải thiện tiêu hóa, hấp thu tối đa dưỡng chất từ thức ăn.
- Cao men bia: Kích thích ăn ngon miệng, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của lợi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
- Vi chất dinh dưỡng thiết yếu: Bổ sung Canxi, Kẽm, Vitamin D3, Vitamin A, Vitamin K2, Magie,… cho cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, bé phát triển khỏe mạnh.
Được ra mắt từ năm 2020, đến nay Norikid Plus đã nhận được sự tin tưởng từ hơn 300.000 mẹ và cho thấy hiệu quả vượt sự mong đợi! Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đặt ngay Norikid Plus?
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả và những lưu ý khi chăm sóc bé ăn kém hấp thu chậm tăng cân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, cha mẹ hãy gọi ngay đến HOTLINE 0932.362.85 để được chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!