Ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, có không ít bé lại chỉ thích bú mà không chịu ăn dặm khiến ba mẹ rất lo lắng. Vậy bé trên 6 tháng tuổi lười ăn dặm có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bé trên 6 tháng không chịu ăn dặm có sao không?
Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhỏ, tuy nhiên khi trẻ trên 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng tăng lên thì sữa mẹ không thể cung cấp đủ dưỡng chất được nữa.
Cụ thể là trẻ trên 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng khoảng 700 kcal/ngày nhưng lượng sữa chỉ cung cấp được 450 kcal/ngày. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm cho trẻ là 6 tháng tuổi. Lúc này, cơ hàm và hệ tiêu hoá cũng phát triển hơn để trẻ có thể thử sức với các món ăn mới.
Ngoài ra, việc ăn dặm còn giúp bổ sung một số chất không đủ trong sữa như sắt (trong rau, thịt), chất xơ (trong rau củ, trái cây).
Do đó nếu bé chỉ bú sữa và không chịu ăn dặm có thể thiếu hụt một số dưỡng chất và không đủ năng lượng cho trẻ hoạt động. Ngoài ra, nó còn làm cơ hàm của bé không khoẻ được như các em bé chịu ăn dặm.
2. Tại sao bé không chịu ăn dặm chỉ thích bú sữa mẹ?
Việc xác định nguyên nhân bé không chịu ăn dặm giúp bố mẹ có cách giải quyết cho con phù hợp nhất. Dưới đây là một số lý do thường thấy khiến trẻ lười ăn dặm mà chỉ thích bú sữa mẹ như sau:
2.1. Do bé chưa quen với món ăn mới
Nguyên nhân bé chưa quen với món ăn mới thường thấy ở trẻ 6 – 7 tháng tuổi. Đối với một số trẻ nhỏ, việc chuyển sang ăn dặm có thể là một trải nghiệm mới lạ và gây lo lắng. Đây là giai đoạn bé vừa tìm hiểu thế giới xung quanh, vừa cần cảm giác an toàn và quen thuộc để phát triển. Vì vậy, khi bé đang quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức, việc cho bé thử những thực phẩm mới có thể trở nên khó khăn.
Ngoài ra, bé cũng có thể cảm thấy khó chịu khi đổi từ khẩu phần lỏng sang rắn. Giai đoạn đầu bé chưa quen với việc nhai các thức ăn đặc nên lắc đầu từ chối thức ăn.
2.2. Trẻ mọc răng
Nguyên nhân này thường thấy ở trẻ 7 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng nên đau khi ăn các thức ăn cứng. Khi răng mọc, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng khó chịu như ngứa, đau, sưng, nóng và sốt, làm bé cảm thấy khó chịu và không muốn ăn.
2.3. Trẻ bú sữa quá nhiều
Trong giai đoạn đầu ăn dặm các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên giảm lượng sữa cho bé và thay vào đó là các thức ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều mẹ sợ con không đủ chất dinh dưỡng nên cho bé ăn đủ sữa như bình thường. Điều này có thể khiến trẻ không cảm thấy đói và chán ăn dặm hơn.
3. Gợi ý cách khắc phục tình trạng lười ăn dặm ở trẻ
Dựa vào nguyên nhân, tính chất của trẻ mà ba mẹ lựa chọn các phương pháp khắc phục tình trạng lười ăn dặm phù hợp cho con. Dưới đây gợi ý 6 biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng thành công:
3.1. Tuân theo nguyên tắc ăn dặm
Có một số nguyên tắc nhất định trong chế độ ăn dặm của trẻ. Ban đầu, bạn phải cho trẻ ăn từ từ theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt sang mặn, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại.
Trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu với bột loãng, cháo, trái cây nghiền… sau đó sang giai đoạn trẻ đang mọc răng từ 7 – 12 tháng tuổi thì trẻ sẽ thích hợp hơn với những thức ăn đặc như phở, bún, cơm nát… Khi bộ máy tiêu hóa của trẻ quen và phát triển thêm khả năng ăn nhai, ba mẹ có thể tăng dần các chủng loại thức ăn trong một bữa lên.
3.2. Kiên trì với việc cho bé ăn
Khi trẻ biếng ăn dặm nhìn thấy các thực phẩm lần đầu, trẻ thường có xu hướng từ chối, quấy khóc và không muốn ăn chúng. Tuy nhiên, ba mẹ đừng nản lòng.
Lúc này ba mẹ nên kiên trì cho trẻ tiếp xúc 10 – 15 lần trước khi từ bỏ để trẻ quen dần với những thực phẩm này.
3.3. Thử nghiệm nhiều món ăn đa dạng
Phương pháp thử nghiệm cho trẻ ăn nhiều món đa dạng là một trong những cách giúp trẻ vượt qua tình trạng lười ăn dặm. Khi bé còn quen với sữa mẹ, việc ăn dặm sẽ là một trải nghiệm mới đối với bé nên không muốn ăn các loại thực phẩm mới.
Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị nhiều loại thực phẩm khác nhau hoặc có thể từ 1 nguyên liệu nhưng chế biến theo các cách khác nhau để cho bé thử nghiệm.
Cần lưu ý rằng các loại thực phẩm nên được nấu chín hoàn toàn trước khi cho bé ăn.
3.4. Chế biến phù hợp với ý thích của trẻ
Trẻ nhỏ 6 – 7 tháng tuổi thường chưa quen với các món ăn mới có nhiều gia vị nên không muốn ăn. Do đó, ba mẹ có thể chỉ cần chế biến đơn giản như trộn trái cây nghiền với sữa chua để tạo vị ngọt mà trẻ thích.
Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, để cải thiện tình trạng trẻ không muốn ăn dặm, ba mẹ nên thay đổi cách chế biến liên tục để phù hợp với ý thích của trẻ. Khi đó, trên bàn bày biện những món mà trẻ thích, chúng sẽ hứng thú với việc ăn dặm hơn.
Ngoài ra, chế biến cũng cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cụ thể như để nấu cháo, từng tháng tuổi lại thích độ loãng đặc khác nhau. Trẻ 6 – 7 tháng tuổi nên để tỷ lệ gạo nước là 1/10 hoặc 1/12, còn với trẻ 8 – 11 tháng tuổi thì đặc hơn khoảng 1/6 hoặc 1/8.
3.5. Cho trẻ ăn bằng tay
Việc cho trẻ tiếp xúc với món ăn bằng các giác quan là một trong những cách khắc phục tình trạng không muốn ăn dặm ở trẻ hiệu quả. Bởi khi cho bé ăn bằng tay, trẻ sẽ được khám phá, tìm hiểu và tương tác trực tiếp với thực phẩm, từ đó giúp bé cảm nhận biết mùi vị, hương thơm, đặc biệt kích thích sự thèm ăn tự nhiên của bé.
Khi cho bé ăn dặm bằng tay, cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm nên đảm bảo tay của bé trước khi cho bé ăn. Đồng thời cho bé ngồi ở vị trí thoải mái để trẻ có thể tập trung vào việc ăn uống.
3.6. Cho ăn trước khi bú sữa
Nếu trẻ chỉ thích bú sữa và không chịu ăn dặm thì khi đói ba mẹ hãy thử cho con ăn dặm trước, bú sau. Bởi nếu cho bú trước trẻ sẽ cảm thấy no và không muốn ăn thêm bất kỳ thực phẩm bổ sung nào khác.
Ngoài ra, ba mẹ nên giảm số lượng sữa và tăng lượng thức ăn dặm nhiều hơn để bé quen dần.
3.7. Có trợ thủ đắc lực như Norikid Plus
Với những trẻ lớn hơn khoảng 12 tháng tuổi vẫn không muốn ăn dặm, ba mẹ có thể bổ sung cho con các loại thực phẩm chứa dưỡng chất tự nhiên kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ như Siro Norikid Plus.
Sản phẩm chứa cao men bia, insulin từ chiết xuất thực vật kích thích dạ dày tiết enzym tiêu hóa thức ăn, điều hòa vị giác, kích thích ăn ngon, cải thiện tình trạng lười ăn dặm ở trẻ.
Ngoài ra, nó còn chứa các thành phần chính như AquaminF chiết xuất từ tảo đỏ vùng biển Algae – Nhật Bản; Yến sào Khánh Hòa và Inulin chiết xuất từ thực vật xanh được trồng tại Saarland – Đức. Chúng giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất quý, cho con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Có Norikid Plus – Con ăn dặm nhàn tênh, ba mẹ không phải lo lắng.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
4. Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm
Dưới đây là 4 món ăn dặm chứa đầy đủ dưỡng chất, kích thích cảm giác thèm ăn rất tốt cho trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, ba mẹ có thể tham khảo:
4.1. Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ là một món ăn dặm rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên của ăn dặm. Bí đỏ là một loại rau quả giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A và kali cần thiết cho sự phát triển của mắt, xương, cơ bắp và hệ thần kinh của bé. Kết hợp hai nguyên liệu này tạo màu hấp dẫn, kích thích cảm giác thèm ăn giúp trẻ ăn uống nhiều hơn.
Để làm cháo bí đỏ, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản như bí đỏ, gạo, nước và một chút muối. Đầu tiên, bạn nên rửa sạch bí đỏ, bỏ hạt và cắt thành những miếng nhỏ. Sau đó, cho bí đỏ và gạo vào nồi nấu cháo với lượng nước vừa đủ. Khi cháo đã chín, bạn có thể thêm một chút muối để tăng hương vị.
Ngoài ra, cháo bí đỏ cũng có thể được kết hợp với các loại rau quả khác như cà rốt, khoai tây hoặc thịt để tạo nên một bữa ăn đa dạng và đủ dinh dưỡng cho bé.
4.2. Cháo thịt gà rau cải
Cháo thịt gà rau cải là một món ăn dặm tuyệt vời cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Thịt gà cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt và kẽm. Rau cải là một nguồn phong phú của các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, canxi và sắt…
– Chuẩn bị: thịt gà, gạo, rau cải, gia vị.
– Cách thực hiện:
- Vo gạo, nấu nước sôi sau đó cho gạo vào nấu chín nhừ.
- Chế biến gà: hấp gà cho đến khi chín và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Rau cải rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho rau cải và gà vào cháo, đun sôi cho đến khi mọi thứ mềm và dễ nhai, nêm gia vị cho ngon miệng.
4.3. Cháo gà nấm cà rốt
Cháo gà nấm cà rốt là một món ăn dặm tốt cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Gà cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kẽm và vitamin B12. Nấm và cà rốt bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Với hương vị thơm ngon, trẻ ngoan ngoãn mà ăn hết bát cháo nhỏ của mình.
– Chuẩn bị: thịt gà, gạo, nấm, cà rốt, hành, gia vị.
– Cách thực hiện:
- Gạo được ngâm nước khoảng 15 phút rồi để ráo. Thêm nước vào nồi đun sôi, sau đó cho gạo vào nấu đến khi gạo chín mềm.
- Gà được rửa sạch, đem hấp chín rồi xé thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Cà rốt được gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Nấm hương được rửa sạch, để nguyên hoặc bằm nhuyễn tùy thích.
- Cho thịt gà, cà rốt và nấm vào nồi cháo bên trên, đun nấu khoảng 10-15 phút cho các nguyên liệu mềm.
- Tắt bếp, thêm nước nếu cần để cháo đến độ đặc và kết cấu mịn như mong muốn.
4.4. Cháo lươn
Lươn là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ. Nó cung cấp đủ chất đạm, chất béo, vitamin (A, D, B1, B2, B6, PP) và khoáng chất (calci, sắt, phospho).
– Chuẩn bị: lươn, gạo, hành khô, cà rốt, gia vị.
– Cách thực hiện:
- Sơ chế lươn: Nếu sử dụng lươn tươi, bạn cần tách đầu, bỏ ruột, bóp với chút giấm hoặc muối ăn để làm sạch phần nhớt, khử mùi tanh. Sau đó làm sạch phần da lươn với nước sôi. Cuối cùng là luộc chín và tách lấy phần thịt, xào với hành đã phi thơm.
- Rửa sạch các loại rau củ, sau đó thái nhỏ.
- Vo sạch gạo và ngâm trong nước khoảng 15 phút. Cho nước vào nồi, đun sôi, sau đó cho gạo vào nấu đến chín nhừ.
- Tiếp theo cho lươn và rau củ nấu trong khoảng vài phút nữa để chín. Cho muối và đường vào tùy khẩu vị, khuấy đều và tắt bếp.
Trên đây là nguyên nhân và một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ không muốn ăn dặm. Mong rằng bài viết giúp ích được cho ba mẹ, chúc ba mẹ thành công trên con đường nuôi con khôn lớn.
Tài liệu tham khảo
- https://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/luu-y-khi-che-bien-thuc-an-dam-cho-tre.html
- https://www.who.int/health-topics/complementary-feeding#tab=tab_1