Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một dạng biếng ăn rất thường gặp, xuất phát từ chính suy nghĩ, tâm lý của trẻ khi chúng cảm thấy bị ép buộc, lo lắng, sợ hãi,… Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về tình trạng này khiến biếng ăn trở nên trầm trọng hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về biếng ăn tâm lý và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
Biếng ăn tâm lý không phải là một bệnh lý, đây là một dạng rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này thường xuất phát từ sự thay đổi đột ngột trong tâm lý của trẻ, khi bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi, khó chịu,… do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây chỉ là một triệu chứng tạm thời và chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định. Nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ sớm ăn ngoan trở lại.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý
Trẻ biếng ăn tâm lý có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do cha mẹ không hiểu tâm lý của con. Khi bé có những tâm lý tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, chán ghét,… nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của trẻ, gây ra biếng ăn tâm lý. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý của trẻ có thể kể đến như:
- Ép buộc quát mắng trẻ: Cha mẹ nào cũng muốn con ăn ngoan, ăn nhiều, mau lớn. Điều này vô tình khiến trẻ có cảm giác bị ép buộc. Ví dụ như phải ngồi một chỗ đến hết bữa ăn, phải ăn hết phần ăn của mình trong một khoảng thời gian nhất định,…
- Không khí bữa ăn căng thẳng: Không khí bữa ăn căng thẳng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa, ví dụ như người chăm sóc quát mắng khi bé ăn chậm, dọa nạt ép con ăn món con không thích,…
- Lừa dối trẻ: Cảm giác bị lừa dối khiến trẻ có tâm lý phòng thủ, không muốn ăn và chán ăn. Điều này thường gặp khi các mẹ trộn thuốc vào thức ăn, cho thuốc vào sữa, hứa hẹn với con nhưng không thực hiện,…
- Thay đổi môi trường sống: Thay đổi môi trường sống mới khiến bé chưa kịp thích nghi, mọi thứ đều lạ lẫm khiến trẻ có tâm lý sợ hãi, lo lắng, thường gặp nhất ở giai đoạn bé đi nhà trẻ.
- Nuông chiều trẻ quá mức: Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ sau này, khiến con lười ăn, biếng ăn hơn. Ví dụ như cha mẹ cho con ăn đủ thứ đồ ăn vặt bé thích ngay trước bữa ăn chính, cho con xem TV, điện thoại trong khi ăn,…
Dấu hiệu nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Không quá khó để nhận ra các dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ bỏ qua dẫn đến tình trạng này tiếp diễn kéo dài gây hậu quả khó lường. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần hết sức lưu ý:
- Bé có hành động che miệng, ngậm chặt miệng hoặc quay mặt đi khi thấy thức ăn.
- Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng không nuốt, thậm chí quấy khóc, nhè thức ăn ra ngoài nếu mẹ cố ép trẻ nuốt thức ăn.
- Bữa ăn chính thường kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ trốn tránh bữa ăn, tỏ ra khó chịu khi ăn.
- Bé ăn ít hơn so với khẩu phần ăn hàng ngày hoặc ít hơn ½ khẩu phần ăn theo độ tuổi.
- Trong bữa ăn, bé tỏ ra ủ rũ, chán nản.
Một số trường hợp khác, trong bữa ăn bé vẫn chạy nhảy vui chơi bình thường nhưng không chịu ăn, thích ăn đồ ăn vặt như bim bim, kẹo ngọt,… hơn là bữa chính.
Giai đoạn biếng ăn tâm lý thường xuất hiện ở trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào, dưới đây là các giai đoạn thường gặp nhất:
Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn tâm lý
Ở giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi, bé đã có khả năng biểu lộ cảm xúc buồn rầu, vui thích, giận dữ thông qua việc mỉm cười, hoặc nhăn mặt, quấy khóc.
3 tháng tuổi cũng là thời điểm bé khám phá thế giới xung quanh, nhiều bé đã có thể ngóc đầu dậy, tập lật người. Những tiếng động, hành vi của người chăm sóc sẽ được bé chú ý. Bé đã có những phản ứng khác nhau với giọng nói, một giọng nói giận dữ cũng khiến trẻ sợ hãi và khóc nhè, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4-5 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé thích hóng chuyện, cảm thấy vui thích khi có ai đó nói chuyện riêng với bé. Ngoài ra, trẻ 4-5 tháng tuổi thích khám phá thế giới xung quanh nên thường mất tập trung vào bữa ăn. Khi đó, nếu cha mẹ đột nhiên quát mắng, hay ngăn cản bé chơi đùa, bé sẽ có cảm giác sợ hãi, chán ăn, ăn ít, không muốn ăn.
☛ Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ 4 tháng biếng ăn
Trẻ 6 tháng tuổi biếng ăn tâm lý
6 tháng tuổi là thời điểm trẻ có sự biến chuyển mạnh mẽ cả về tâm lý và sinh lý. Đây là giai đoạn nhiều trẻ chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm. Việc rời xa “ti mẹ” và làm quen với thức ăn mới có thể khiến trẻ không kịp thích nghi, dẫn đến biếng ăn, nhác ăn.
Sự thay đổi về sinh lý cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn ở giai đoạn này. Ví dụ như trẻ mọc răng sữa, tập bò,…
Trẻ 7- 9 tháng tuổi biếng ăn tâm lý
Ở giai đoạn này, bé đã có thể phân biệt và bộc lộ nhiều cảm xúc rõ rệt hơn. Trẻ có thể bày tỏ cảm xúc vui mừng khi được người thân bế hoặc trốn tránh, quấy khóc với những người lạ mặt. Bé rất sợ khi phải xa người thân, đôi khi trẻ có biểu hiện khóc nhè, làm nũng, la hét,… chỉ vì muốn nhận sự quan tâm từ mọi người.
Nếu không nhận được chăm sóc khéo léo, tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến chán ghét bữa ăn, không muốn ăn và bỏ ăn.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân trẻ 9 tháng biếng ăn
Trẻ 12 tháng tuổi biếng ăn tâm lý

Đối với trẻ trong giai đoạn từ 10-12 tháng tuổi, trẻ đã có những cảm nhận rõ rệt về cảm xúc của những người xung quanh. Lúc này, tâm lý của bé rất nhạy cảm, có thể dễ dàng nhận ra cảm xúc của người chăm sóc. Nếu trong bữa ăn của bé, họ tỏ ra khó chịu, bé sẽ sợ hãi, mếu khóc và không muốn ăn. Ngược lại nếu họ mỉm cười yêu thương bé, bé sẽ đáp lại bằng một nụ cười vui thích và ăn ngon miệng.
Ngoài ra, trẻ 1 tuổi đã có thể chập chững những bước đi đầu tiên, chúng tò mò với mọi thứ xung quanh. Đến bữa ăn, vì quá ham chơi nên chúng thường không tập trung vào bữa ăn dẫn đến ăn ít hơn, lâu dần dẫn đến biếng ăn.
☛ Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ cần biết khi bé 12 tháng biếng ăn
Trẻ biếng ăn tâm lý giai đoạn 2-3 tuổi
Giai đoạn 2-3 tuổi là thời điểm biếng ăn tâm lý rất phổ biến, đây là giai đoạn bé đi nhà trẻ. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột, rời xa vòng tay của người thân quen, gặp gỡ với thầy cô mới, bạn bè mới sẽ khiến trẻ bỗng dưng thấy choáng ngợp và không kịp thích nghi.
Nhiều trẻ có tâm lý sợ hãi, lo lắng mỗi khi đến lớp. Đồng thời, sự khác biệt về chế độ ăn ở nhà trẻ với ở nhà cũng ảnh hưởng khẩu vị của trẻ, dẫn đến việc trẻ không ăn, chán ăn, biếng ăn.
☛ Đọc thêm: Mẹ phải làm gì khi trẻ 3 tuổi biếng ăn?
Biếng ăn tâm lý ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ nhỏ?
Biếng ăn tâm lý thường chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định. Nếu trẻ được chăm sóc tâm lý tốt, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và trở lại ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cha mẹ chủ quan, không hiểu tâm lý của trẻ khiến tình trạng biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
Một số hậu quả mà biếng ăn tâm lý kéo dài ở trẻ có thể kể đến như:
- Suy dinh dưỡng: Lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của trẻ, lâu dần dẫn đến tình trạng sụt cân, bé gầy gò, còi cọc, thấp bé,…
- Trí não chậm phát triển: Sự mất mát các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ như thiếu đạm, DHA, sắt, taurin, chất béo,… Dẫn đến khả năng tập trung và trí lực của trẻ phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Suy giảm miễn dịch, dễ ốm vặt: Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể không được nuôi dưỡng nghiêm túc khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa.
- Giảm chỉ số cảm xúc: Trẻ biếng ăn thường có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp hơn bình thường. Biếng ăn tâm lý phần lớn bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ dần thu mình lại, khó hòa nhập với mọi người xung quanh.

Cách khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ
PGS. Ts. Bs Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra lời khuyên dành cho cha mẹ có con biếng ăn tâm lý, đó là: “Biếng ăn do tâm lý thì phải khắc phục từ các yếu tố tâm lý”. Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép buộc
Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình thấp bé hơn, còi cọc hơn bạn bè đồng trang lứa thì thường sẽ ép bé ăn thật nhiều. Điều này khiến bé cảm thấy bị ép buộc, sợ hãi khi đến bữa ăn, khiến tình trạng biếng ăn càng thêm nghiêm trọng.
Do vậy, cha mẹ nên dừng việc la mắng và thúc ép trẻ ăn, hãy để bé ăn theo nhu cầu, tức là cho bé ăn khi bé muốn và dừng lại bữa ăn khi bé không muốn ăn nữa. Dần dần trẻ sẽ không còn sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Nếu lượng thức ăn mỗi bữa quá ít, mẹ có thể chia làm nhiều bữa phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Tập cho bé thói quen ăn uống khoa học
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ:
- Nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp, thường là đủ 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
- Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn.
- Thực đơn đa dạng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ.
- Để tránh trẻ mất tập trung khi ăn, cha mẹ không nên cho trẻ xem TV, điện thoại trong bữa ăn.
- Bữa ăn chỉ nên kéo dài trong vòng 30 phút, sau thời gian này, mẹ có thể dừng bữa ăn kể cả khi bé chưa ăn hết thức ăn.
- Tránh để trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn vặt,… ngay trước bữa ăn chính
☛ Có thể bạn quan tâm: Trẻ biếng ăn bổ sung chất gì giúp con ngon miệng?
Tạo tâm lý thoải mái cho bé

Ở những trẻ biếng ăn tâm lý, điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho con tâm lý vui vẻ, thoải mái trong suốt bữa ăn. Thay vì cho bé ăn riêng để tập trung ăn uống, cha mẹ có thể cho bé ăn cùng cả nhà, tâm trạng của bé sẽ tốt hơn rất nhiều. Đối với các trẻ lớn, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chủ động tự xúc thức ăn. Cha mẹ cũng đừng quên khen ngợi bé khi bé ăn ngoan dù chỉ là ăn một lượng nhỏ, điều này sẽ giúp trẻ thích thú và không còn sợ thức ăn nữa.
Tăng sự thích thú của bé với thức ăn
Một số trường hợp, trẻ có thể tỏ ra không thích hoặc không muốn ăn một số loại thức ăn nào đó và chỉ muốn ăn thứ bé thích. Cha mẹ có thể tăng sự thích thú của bé bằng cách thay đổi linh hoạt các món ăn, thay đổi cách chế biến để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Ngoài ra, cách bài trí món ăn cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Chắc chắn món ăn được bài trí ngộ nghĩnh, đẹp mắt sẽ khiến trẻ thích thú hơn, từ đó vị giác của trẻ cũng được kích thích giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Giúp con thích nghi với sự thay đổi mới
Đối với trẻ biếng ăn sinh lý do thay đổi môi trường sống, phổ biến nhất là khi bắt đầu đi nhà trẻ, mẹ có thể giúp bé thích nghi nhanh hơn bằng cách tích cực trò chuyện với bé, hỏi han về thầy cô, bạn bè, những gì bé được làm ở nhà trẻ. Đồng thời, không đem việc “đi nhà trẻ” ra để dọa nạt mỗi khi bé làm sai. Khi bé đã quen cô, quen lớp, quen bạn bè thì bé sẽ sớm ăn uống trở lại bình thường.
Tạm biệt biếng ăn, bé tiêu hóa khỏe với Norikid Plus!
Không chỉ riêng biếng ăn tâm lý, bất kỳ loại biếng ăn nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng vì đã có Norikid Plus – siro giúp bé ăn ngon, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh dành riêng cho các bé biếng ăn, lười ăn, tiêu hóa kém!

Norikid Plus là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa Aquamin F chiết xuất từ Tảo biển (từ vùng biển Alage Nhật Bản). Đây là thành phần chứa nhiều dưỡng chất quý giá từ thiên nhiên, giúp bổ sung đạm, vitamin và khoáng chất như Caroten, Canxi (32%), Magie (2,2%),… nuôi dưỡng cơ thể và tăng sức đề kháng cho bé.
Đối với trẻ biếng ăn, điều quan trọng là cha mẹ cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé đầy đủ cả về chất và lượng. Norikid Plus còn bổ sung Yến sào và các Vitamin khoáng chất cần thiết như Kẽm, Vitamin A, K2, D3, Canxi, Magie,… giúp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng cho bé phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần.
Đặc biệt, biếng ăn tâm lý có thể làm giảm tiết enzyme tiêu hóa. Cơ thể bé không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến tâm trạng càng khó chịu, càng không muốn ăn. Uống Norikid Plus, bé sẽ được bổ sung Inulin thực vật và các enzyme tiêu hóa hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa Cao men bia hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng, kích thích vị giác, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn.
Với thành phần 100% từ thiên nhiên, Norikid Plus không gây tác dụng phụ, không lệ thuộc. Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ! Chỉ sau 18-28 ngày, cha mẹ sẽ thấy tình trạng biếng ăn của bé được cải thiện rõ rệt.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty