Lysine là acid amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nó có thể được bổ sung theo nhiều cách khác nhau như từ thực phẩm, viên uống… Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những lợi ích tiềm năng của lysine và cách bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn đúng cách.
Mục lục
1. Lysine là chất gì?
Lysine là một acid amin thiết yếu, tức là cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài.
Lysine có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm tạo nên các tế bào và mô, duy trì sức khỏe xương, tăng cường hệ miễn dịch… Cơ thể sử dụng acid amin để tạo ra protein, bắt đầu các phản ứng và sản xuất các chất khác mà cơ thể cần.
Trẻ, người lớn bị thiếu lysine có thể xuất hiện các triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, kích động, mệt mỏi, rụng tóc… Vì vậy, việc cung cấp lysine đủ theo nhu cầu cho trẻ từ bên ngoài, đặc biệt là chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sự phát triển.
2. Tác dụng của lysine đối với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để tìm ra các tác dụng tuyệt vời của lysine đối với sức khỏe.
2.1. Kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon
Thiếu lysine là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, thiếu sắt, chậm lớn, mệt mỏi và kém tập trung. Bởi vậy, việc bổ sung acid amin này cho cơ thể giúp kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Từ đó giúp con ăn uống ngon miệng và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
2.2. Tăng cường hấp thu dưỡng chất
Bổ sung lysine có thể giúp tăng cường hấp thu canxi, kẽm và sắt. Việc này giúp trẻ biếng ăn hấp thu canxi vào xương, cải thiện sự tăng trưởng chiều cao.
Trong nghiên cứu “Chuyển hóa L-lysine và canxi trong chế độ ăn uống ở người” của R Civitelli thấy rằng: lysine làm tăng hấp thu canxi ở ruột và giảm lượng canxi bị mất qua nước tiểu.
2.3. Cải thiện tình trạng loãng xương
Việc tăng cường hấp thu canxi vào xương còn giúp cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả.
Hiện nay, chưa có thử nghiệm nào kiểm tra tác dụng của lysine ở người bị loãng xương, tuy nhiên đã có nghiên cứu trên động vật. Theo nghiên cứu “L-Lysine trong chế độ ăn kiêng ngăn ngừa vôi hóa động mạch ở chuột do adenine gây ra urê huyết” của Shimomura, Akihiro và cộng sự đã báo cáo rằng việc bổ sung lysine giúp chuột không bị mất xương – tình trạng thường thấy trong bệnh loãng xương.
2.4. Điều trị vết loét do virus
Lysine có tác dụng kháng vi-rút bằng cách ngăn chặn hoạt động của arginine – chất thúc đẩy quá trình nhân lên của HSV. Vì vậy, nó giúp ngăn chặn sự bùng phát của HSV hiệu quả.
2.5. Kiểm soát đường huyết
Theo nghiên cứu “Uống lysine làm giảm rõ rệt phản ứng glucose đối với glucose ăn vào mà không làm thay đổi phản ứng insulin” của Dionysia Kalogeropoulou cho thấy rằng lysine liều cao (11g) được uống cùng với glucose dẫn đến lượng đường trong máu giảm nhẹ. Điều này có thể do lysin làm tăng bài tiết insulin và tăng nồng độ glucagon hoặc giúp loại bỏ glucose khỏi máu.
Theo nghiên cứu “Tác dụng phòng ngừa của L-Lysine đối với Lysozyme Glycation ở bệnh tiểu đường loại 2” của Hossein Mirmiranpour rằng lysine có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường do có thể ngăn chặn sự hình thành của các sản phẩm cuối glycation – một chất có nồng độ cao ở người tiểu đường.
Như vậy, lysine giúp hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết, tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường.
2.6. Giảm lo lắng
Cơ thể cần các acid amin như lysine, arginine… để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Lượng acid amin này thấp có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất dẫn truyền làm xuất hiện các triệu chứng lo lắng.
Trong nghiên cứu “Điều trị bằng đường uống với L-lysine và L-arginine làm giảm lo lắng và nồng độ cortisol cơ bản ở người khỏe mạnh” của Miro Smriga thực hiện trên 108 người trưởng thành dùng thực phẩm có chứa 2,6 gam lysine và 2,6 gam arginine trong 1 tuần thấy giảm đáng kể chứng lo âu. Họ cũng giảm đáng kể lượng cortisol trong nước bọt – chất đánh dấu được sử dụng để đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý.
2.7. Nhanh lành vết thương
Lysine cần thiết cho sự hình thành collagen – protein hoạt động giúp nâng đỡ và tái tạo cấu trúc da. Ngoài ra, nó còn làm tăng số lượng tế bào mới tại vết thương, hình thành các mạch máu mới. Từ đó, lysine thúc đẩy nhanh quá trình sửa chữa mô làm lành vết thương, giảm thời gian phục hồi.
Tác dụng này hiệu quả trong việc điều trị các vết lở miệng, viêm niêm mạc do xạ trị, hóa trị… ảnh hưởng đến tận lớp niêm mạc ẩm bên trong miệng.
3. Các cách bổ sung lysine cho cơ thể
Có thể bổ sung lysine cho cơ thể thông qua nhiều cách dưới đây:
3.1. Từ sữa mẹ
Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp lysine chính mà không cần phải bổ sung từ bất cứ cách nào khác. Theo nghiên cứu “Hồ sơ axit amin trong sữa mẹ đủ tháng và non tháng trong thời kỳ cho con bú: Đánh giá có hệ thống” của Zhiying Zhang báo cáo có khoảng 134 mg lysine / 100ml sữa chuyển tiếp ở mẹ.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất, giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh.
3.2. Từ thực phẩm
Các nguồn lysine tốt nhất đến từ thực phẩm động vật, nhưng nó cũng có thể được tìm thấy trong một số protein từ thực vật.
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao lysine nên bổ sung cho cơ thể như sau:
- Phô mai: đây là nguồn thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa hầu hết các acid amin thiết yếu, trong đó có cả lysine (3,3g trong 100g).
- Thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà và thịt cừu): chứa hàm lượng đạm cao, lysine và các acid amin khác. Tùy từng loại có hàm lượng lysine dao động từ 1,9 – 2,7g trên 100g.
- Cá (cá ngừ, cá tuyết, cá bơn và cá mòi): chứa các loại chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, khoảng 2g lysine trên 100g.
- Hải sản (tôm, hến và hàu): các loại hải sản này giàu acid amin, trong đó có lysine (khoảng 2g trên 100g).
- Trứng: trứng còn nguyên lòng đỏ rất tốt cho sức khỏe con người do có chứa hàm lượng protein cao và nhiều lysine (0,9g trên 100g).
- Đậu nành: chứa các chất dinh dưỡng tuyệt vời như lysine (2,7g trên 100g), đạm thực vật.
- Hạt bí ngô: là một trong số ít thực phẩm từ thực vật có chứa nhiều lysine (1,2g trên 100g).
Việc bổ sung lysine vào thực đơn bữa ăn của mình để cải thiện tình trạng biếng ăn, kiểm soát đường huyết, nhanh chóng lành vết thương…
3.3. Từ dược phẩm
Hầu hết mọi người có đủ lysine thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, việc bổ sung lysine có thể hữu ích cho những người không ăn nhiều thực phẩm giàu lysine như thịt, cá, trứng… hoặc cho những người đang cố gắng kiểm soát một tình trạng cụ thể.
Lysine thường được kết hợp với các thành phần khác đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Lysine bổ sung có sẵn trong các dạng bào chế khác nhau, bao gồm: viên nang, viên nhai, viên nén, bột.
Hiện nay, trên thị trường có Norikid Plus chứa lysine, dựa vào công dụng kích thích cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn ngon. Sản phẩm kết hợp với các thành phần khác như Aquamin F, inulin chiết xuất từ thực vật, cao men bia… tạo nên “bảo bối” của hơn 300.000 bà mẹ có con biếng ăn.
Norikid Plus giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, kích thích cảm giác ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện.
☛ Tham khảo thêm: Review Norikid Plus có tốt không?
4. Bổ sung lysine cho trẻ như thế nào cho đúng?
Lysine được đánh giá an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên một số đối tượng nhạy cảm có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn, nhức đầu… Vì vậy, việc bổ sung lysine làm sao vừa hiệu quả vừa đảm bảo hạn chế tối đa các tác dụng ngoài ý muốn là cần thiết.
Dưới đây là những thông tin cần lưu ý để bổ sung lysine đúng cách:
4.1. Liều lượng lysine đúng cách?
Cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp đủ lysine trong chế độ ăn uống là tiêu thụ nhiều loại thực phẩm protein, bao gồm cả nguồn động vật và thực vật. Lượng khuyến cáo hàng ngày của người trưởng thành là 35 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tức là 1 người khoảng 70kg cần 2,45g lysine mỗi ngày.
Tuy nhiên với trẻ em, nhu cầu lysine cao hơn người trưởng thành do cần chất dinh dưỡng để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Cụ thể hàm lượng lysine cần thiết cho trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi: 99 mg / 1kg khối lượng cơ thể.
- Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: cần khoảng 49 mg / 1kg khối lượng cơ thể.
Nên bắt đầu bổ sung lysine từ nguồn sữa mẹ và thực phẩm. Sau đó, nếu không cung cấp đủ thông qua chế độ ăn uống thì ba mẹ mới nên bổ sung cho con qua các loại thực phẩm chức năng. Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên cung cấp dưới dạng siro, dung dịch uống, bột cốm để trẻ dễ dàng sử dụng. Còn trẻ trên 6 tuổi có khả năng nuốt tốt có thể uống dưới dạng viên.
4.2. Khi nào nên sử dụng lysine?
Việc thiếu lysine làm giảm quá trình tổng hợp protein cho cơ thể, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng như biếng ăn, ăn không ngon miệng, rụng tóc, đỏ lòng trắng mắt, giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh… Đặc biệt là ở trẻ em, do nhu cầu cao hơn nhiều so với người lớn nên nguy cơ thiếu hụt acid amin này gây tình trạng biếng ăn rất thường thấy.
Tuy nhiên, có một số đối tượng nên tránh bổ sung lysine nên thông báo cho bác sĩ bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: chưa có nghiên cứu chứng minh lysine có an toàn cho đối tượng này.
- Đang dùng thuốc bổ sung canxi: lysine có thể làm tăng lượng canxi mà cơ thể hấp thụ, dẫn đến chứng tăng canxi máu.
- Người không dung nạp protein lysinuric: Đây là một tình trạng hiếm gặp trong đó cơ thể không thể tiêu hóa lysine và các axit amin khác đúng cách.
4.3. Thời điểm dùng lysine đúng cách?
Hầu hết các nhà sản xuất dược phẩm đề nghị dùng lysine khi bụng đói để hấp thụ tối ưu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã điều tra ảnh hưởng sức khỏe của việc bổ sung lysine đã không tiết lộ liệu những người tham gia được hướng dẫn uống lysine trong bữa ăn hay khi bụng đói.
4.4. Thời gian uống lysine như thế nào?
Trong nghiên cứu “Đánh giá an toàn toàn diện về bổ sung ʟ-Lysine từ các nghiên cứu lâm sàng: Đánh giá có hệ thống” của Hayamizu Kosuke có nói, lysine đã được xác định là an toàn với liều lượng lên tới 3 g mỗi ngày trong tối đa một năm và tối đa 6 g mỗi ngày trong tối đa 8 tuần. Thực tế, 6g/ngày là liều cao nhất không liên quan đến tác dụng phụ. Liều cao hơn có thể được sử dụng nhưng nguy cơ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn ở một số người.
Lysine là acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà sử dụng liều lượng thích hợp hoặc bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/nutrition/lysine-benefits
- https://www.health.com/lysine-benefits-7106132