Những món ăn hấp dẫn, vừa miệng và được thay đổi liên tục sẽ làm tăng hứng thú ăn uống của trẻ, đặc biệt là các bé lười ăn. Mời cả nhà cùng đọc bài viết này để tìm hiểu cách chế biến các món ăn cho trẻ biếng ăn và cách xây dựng thực đơn hàng ngày giúp bé ăn ngon, đủ chất.
Mục lục
1. Nhu cầu ăn uống của trẻ theo từng giai đoạn
Ở bất kỳ độ tuổi nào, trong chế độ ăn uống của trẻ, ba mẹ cũng đều cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu, đó là:
- Đường – tinh bột: cơm, cháo, bún, miến, phở, khoai…
- Chất đạm: thịt, cá, tôm, đậu hà lan, trứng, sữa…
- Chất béo: dầu, mỡ động vật, bơ…
- Vitamin, chất xơ, khoáng chất: rau xanh (rau muống, rau cải, rau dền), các loại củ (su hào, cà rốt), trái cây (chuối, bưởi, cam, đu đủ).
Theo từng giai đoạn mà nhu cầu ăn uống của trẻ cũng có sự thay đổi nhất định, có thể kể đến như:
Trẻ sơ sinh
Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc kết hợp cả hai, đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn này.
Trẻ từ 6 – 12 tháng
Từ tháng thứ 6, sữa mẹ đã không còn đủ dưỡng chất đáp ứng sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, bé đã có thể ăn một số loại thực phẩm như ngũ cốc cho trẻ, trái cây, rau củ, thịt xay nhuyễn. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé từ các nguồn ngoài sữa mẹ, ví dụ như khoai tây, đậu xanh, cà rốt, táo, chuối… Khi trẻ 8 – 12 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm thịt vào chế độ dinh dưỡng cho bé. Lưu ý, thức ăn của bé cần được nấu chín kỹ, nghiền nhỏ.
☛ Đọc thêm: Mẹ làm gì khi bé 12 tháng biếng ăn?
Trẻ 1 – 2 tuổi
Vào thời kỳ này, mẹ có thể giảm dần lượng sữa và tăng lượng thức ăn bổ sung hàng ngày. Bé bắt đầu tập lật, bò, đứng, đi và có nhiều hoạt động hơn. Do đó, bé cần nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng trong thịt, cá, rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc và sữa nguyên kem. Mẹ có thể bắt đầu để bé bỏ sữa, đồng thời chia nhỏ các bữa ăn dặm trong ngày cho bé.
Trẻ 3 – 5 tuổi
Đến 3 tuổi, bé đã mọc đủ răng, không còn cần ăn cháo, thức ăn xay nhuyễn nữa mà có thể ăn các loại thực phẩm như người lớn. Cha mẹ có thể cho bé dần tham gia vào các bữa ăn gia đình để rèn thói quen ăn uống. Các bữa chính cần tăng thêm lượng với các loại thức ăn như cơm, cháo đặc, rau củ luộc, các loại thịt xé nhỏ… Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các bữa phụ với các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như trái cây, sữa chua để kích thích vị giác và tăng cường hấp thu.
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ 5 tuổi biếng ăn và cách xử lý
2. Cách xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn
Nguyên tắc xây dựng thực đơn
Muốn xây dựng thực đơn với đủ các yếu tố dinh dưỡng, khoa học và phù hợp với bé, bạn cần nắm lòng 5 nguyên tắc sau:
- Thực đơn cần đủ 4 nhóm chất chính: Cơ thể bé cần đủ cả 4 nhóm chất chính (bột đường, đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất) để phát triển toàn diện.
- Đảm bảo nhu cầu năng lượng: Thực đơn cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của bé. Ví dụ, trẻ 4 tuổi cần khoảng 1500Kcal/ ngày.
- Bổ sung thêm các bữa phụ: Để kích thích vị giác, đồng thời tăng cường dinh dưỡng thì ngoài 3 bữa chính, bạn cần thêm các bữa ăn phụ. Bữa phụ nên cách các bữa chính từ 2 – 3 giờ. Bạn có thể cho bé ăn các loại trái cây, chè, bánh vào buổi chiều và uống sữa vào buổi tối.
- Làm phong phú các loại thực phẩm: Mỗi loại thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng khác nhau. Để bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất, mẹ cần kết hợp khéo léo nhiều loại thực phẩm. Trong 1 tuần, trung bình bé cần ăn 150 – 200g rau xanh, 120 – 150g thịt (cá, tôm), 30 – 40g dầu mỡ, 3 – 4 quả trứng.
- Thực đơn cần đa dạng, tránh lặp lại thường xuyên: Việc ăn mãi một món có thể khiến bé nhàm chán, lười ăn. Do vậy, mẹ cần thường xuyên đổi món để kích thích sự tò mò, giúp bé có cảm hứng ăn.
☛ Có thể bạn quan tâm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung chất gì?
Cách xây dựng thực đơn 3 bữa
Bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ sau một đêm ngủ, để trẻ vui chơi khám phá. Bữa sáng nên có các thực phẩm giàu protein, chất xơ và khoáng chất.
Nguyên liệu gợi ý: Cháo, súp, thịt bò, khoai tây, đậu, cà rốt, phomai…
Món gợi ý: súp gà nấm, cháo thịt băm, cháo chim bồ câu ngô ngọt cà rốt…
Bữa trưa
Bữa trưa cần đa dạng, phong phú và đủ 4 nhóm chất chính. Mẹ có thể cho bé ăn cùng gia đình để bữa ăn thêm thoải mái hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể thêm một bữa phụ cho bé gồm sữa, sữa chua hay hoa quả để kích thích tiêu hóa và bổ sung vi chất.
Nguyên liệu gợi ý: Thịt, cá, rau xanh, củ quả…
Món gợi ý: Chả cá, thịt viên sốt cà chua, canh rau ngót thịt băm…
Bữa tối
Bữa tối không nên để bé ăn quá no bởi dễ gây đầy bụng, khó ngủ. Các món buổi tối nên thanh đạm, nhạt hơn, với lượng ít hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ chất.
Nguyên liệu gợi ý: gạo, rau củ quả, thịt, cá.
Món gợi ý: các món luộc.
Gợi ý thực đơn cho bé biếng ăn theo độ tuổi
Thực đơn cho bé 6 – 12 tháng:
- Sữa mẹ.
- Bữa sáng: Bột thịt gà.
- Bữa phụ 1: Đu đủ.
- Sữa mẹ.
- Bữa xế: Bột trứng.
- Bữa phụ 2: Nước cam.
- Bữa tối: Bột đậu xanh.
Thực đơn cho bé 1 – 2 tuổi:
- Sữa 200 – 250ml.
- Bữa sáng: Cháo thịt bò khoai tây, thanh long.
- Bữa trưa: Cháo tôm nấm huơng, sữa chua.
- Sữa 150 – 200ml.
- Bữa tối: Cháo sườn hạt sen, dưa hấu.
- Sữa 200 – 250ml.
Thực đơn cho bé 3 – 5 tuổi:
- Bữa sáng: Bánh cuốn.
- Bữa phụ 1: 1 hộp sữa.
- Bữa trưa: Cơm, canh bí nấu thịt, rau luộc, thịt kho tàu, táo tráng miệng.
- Bữa phụ 2: Sữa chua.
- Bữa tối: Cơm, thịt gà luộc, canh rau ngót, tôm rim, su su luộc, mận tráng miệng.
3. Cách làm 1 số món bổ dưỡng cho trẻ biếng ăn
Dưới đây là một số món ăn đơn giản, bổ dưỡng nhưng cũng không kém phần hấp dẫn mà mẹ có thể đưa vào thực đơn hàng ngày của bé.
3.1. Chả cá
Đối tượng: Bé đã biết nhai, trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên.
Chuẩn bị:
- Phi lê cá (cá ba sa, cá hồi, cá quả): 80 – 100g, rửa sạch với nước cốt chanh pha loãng, sau đó rửa nhiều lần với nước.
- Giò sống: 20g.
- Thì là, hành tươi: tùy thích, làm sạch, thái nhỏ.
- Dầu ăn, hạt tiêu, nước mắm.
Tiến hành:
- Bước 1: Xay nhuyễn cá, trộn với giò sống.
- Bước 2: Trộn thêm hành tươi, thì là vào hỗn hợp. Thêm gia vị, trộn đều.
- Bước 3: Nặn thành từng viên nhỏ vừa ăn.
- Bước 4: Cho dầu vào chảo, rán viên cá ngập dầu, rán kỹ đến khi vàng đều.
- Bước 5: Lấy ra, để ráo dầu, cắt nhỏ cho bé ăn với cơm.
3.2. Cháo cà rốt
Đối tượng: Bé tập đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị:
- Gạo: 200g, vo sơ qua.
- Nước: 1,5 lít.
- Cà rốt: 1 củ, luộc chín, nghiền mịn.
- Rây lọc.
Tiến hành:
- Bước 1: Cho gạo đã vo vào nồi, thêm đủ lượng nước, đun sôi với lửa to.
- Bước 2: Khi gạo sôi, nhỏ lửa hết cỡ, đun thêm 15 – 20 phút.
- Bước 3: Tắt bếp, ủ thêm 30 phút.
- Bước 4: Trộn cháo cùng cà rốt nghiền, nêm nếm vừa ăn.
- Bước 5: Đổ cháo vào rây lọc, dùng thìa miết để cháo qua rây lọc nhanh hơn (có thể xay cháo bằng máy xay sinh tố rồi lọc).
3.3. Cháo chim bồ câu, đậu hà lan, ngô ngọt
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Chim bồ câu: làm sạch, luộc chín, để lại nước, gỡ lấy 50g thịt.
- Đậu hà lan: 15g, xay nhuyễn.
- Ngô ngọt: tách hạt (10 – 15g), xay nhuyễn.
- Gạo: 50g, vo sạch.
Tiến hành:
- Bước 1: Cho gạo, nước luộc chim bồ câu vào nồi, đun lửa to đến sôi.
- Bước 2: Đun thêm 15 phút rồi nhỏ lửa, đun tiếp 15 phút nữa.
- Bước 3: Tắt bếp, ủ cháo khoảng 20 phút.
- Bước 4: Cho thêm thịt chim, đậu hà lan và ngô ngọt vào, vừa đun vừa khuấy đều 2 – 3 phút, tắt bếp.
3.4. Cháo hạt sen
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Hạt sen: 30g, bỏ tâm.
- Cháo trắng: 2 thìa canh, lọc qua rây lọc.
- Sữa: khoảng 2 thìa canh.
Tiến hành:
- Bước 1: Luộc hạt sen, nghiền, rây qua lưới.
- Bước 2: Trộn sữa với hạt sen đã nghiền đến khi tạo hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 3: Cho cháo và hỗn hợp sữa hạt sen vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tới sủi lăn tăn, tắt bếp.
3.5. Cháo thịt lợn khoai lang cà rốt
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Gạo: 50g, vo sạch.
- Thịt lợn: 50g, băm hoặc xay nhuyễn.
- Khoai lang: 20 – 30g, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cà rốt: 20 – 30g, rửa sạch, cắt nhỏ.
Tiến hành:
- Bước 1: Hấp chín khoai lang, cà rốt, nghiền, trộn, rây mịn.
- Bước 2: Cho thịt vào xào qua cho săn lại.
- Bước 3: Cho gạo, nước vào, đun lửa to tới sôi.
- Bước 4: Nhỏ lửa, đun tiếp 15 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Ủ 20 phút cho cháo chín nhừ.
- Bước 6: Cho khoai lang và cà rốt vào nấu, khuấy đều 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
3.6. Cháo trứng gà thịt bò nấm hương
Đối tượng: Bé tập đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị:
- Cháo trắng: 1 bát con.
- Thịt bò: 30g, băm hoặc xay nhuyễn.
- Nấm hương: 15g, băm hoặc xay nhuyễn.
- Trứng gà: 1 quả, tách lấy lòng đỏ, khuấy tan.
- Hành lá: 1 cây, băm nhỏ.
Tiến hành:
- Bước 1: Đun cháo trắng đến sôi, cho nấm hương vào.
- Bước 2: Chờ sôi 5 phút, cho thịt bò băm vào, nấu thêm 2 – 3 phút.
- Bước 3: Cho lòng đỏ trứng gà vào, nấu chín rồi tắt bếp.
3.7. Khoai lang nghiền
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Khoai lang: 1 – 2 củ (50g), gọt vỏ, rửa sạch.
- Sữa tươi không đường hoặc nước: 60ml.
- Rây lọc.
Tiến hành:
- Bước 1: Hấp hoặc luộc khoai lang đến chín mềm.
- Bước 2: Nghiền hoặc xay khoai lang, rây lại cho mịn.
- Bước 3: Đun khoai đã rây với nước hoặc sữa, khuấy đều cho hỗn hợp mềm và sánh lại.
3.8. Su su cà rốt xào thịt
Đối tượng: Bé đã biết nhai, trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên.
Chuẩn bị:
- Thịt lợn: 50g, rửa sạch, băm nhỏ.
- Su su: 1/4 quả, gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
- Cà rốt: 1/2 củ, gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
- Hành lá: 1/4 cây, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Hành tím: 1/2 củ, thái lát.
- Dầu ăn: 1 thìa cafe.
- Nước mắm, muối/ hạt nêm: tùy khẩu vị.
Tiến hành:
- Bước 1: Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng, cho dầu ăn vào.
- Bước 2: Cho hành tím vào đảo qua, sau đó cho thịt lợn vào xào chín.
- Bước 3: Cho cà rốt, xu xu, gia vị vào, xào tiếp đến khi chín thì tắt bếp.
3.9. Súp rau
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Rau xanh các loại: 100g, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Nước: 1 bát.
Tiến hành:
- Bước 1: Cho rau, nước vào, đun sôi.
- Bước 2: Nhỏ lửa, đun thêm 3 – 5 phút.
- Bước 3: Tắt bếp, vớt rau ra.
3.10. Súp sữa bí đỏ
Đối tượng: Bé đang tập ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị:
- Bí đỏ: 900g, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Khoai tây: 3 củ (khoảng 300g), gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Cần tây: 20g, thái nhỏ.
- Hành tây: 1 củ, thái nhỏ.
- Gừng: 1 củ, cắt sợi nhỏ.
- Sữa tươi: 400ml.
- Bơ: 20g.
- Nước dùng gà: 400ml.
- Gia vị: muối (1 thìa cafe), đường trắng (1/2 thìa cafe), bột nghệ (1 thìa cafe).
Tiến hành:
- Bước 1: Luộc bí đỏ trong 5 phút hoặc đến khi chín tới, vớt ra để ráo.
- Bước 2: Xào mềm hành tây, cần tây với bơ.
- Bước 3: Cho nước dùng gà và gia vị vào, đun sôi, khuấy đều.
- Bước 4: Cho bí đỏ, khoai tây vào, chờ sôi rồi nhỏ lửa. Hầm thêm khoảng 20 phút cho mềm.
- Bước 5: Tắt bếp, chờ 15 – 30 phút cho nguội bớt. Xay nhuyễn hỗn hợp bằng máy xay rồi đổ trở lại nồi.
- Bước 6: Cho thêm sữa tươi, khuấy đều, đun sủi tăm rồi tắt bếp.
3.11. Thịt gà viên rau củ
Đối tượng: Bé đã biết nhai, trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên.
Chuẩn bị:
- Thịt gà: 300g, rửa sạch, cắt nhỏ, băm hoặc
- xay nhuyễn.
- Rau củ: 200g tùy loại, rửa sạch, cắt nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
Tiến hành:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp thịt gà – rau củ.
- Bước 2: Nặn thành viên nhỏ vừa ăn.
- Bước 3: Chiên ngập dầu đến khi vàng đều.
3.12. Trứng cuộn rau củ chiên
Đối tượng: Bé đã biết nhai, trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên.
Chuẩn bị:
- Trứng gà: 2 quả.
- Bông cải xanh: 2 nhánh nhỏ, rửa sạch, hấp chín, băm nhỏ.
- Nấm rơm: 6 cây, rửa sạch, hấp chín, băm nhỏ.
- Cà chua: 1/2 quả, rửa sạch, hấp chín, băm nhỏ.
- Cà rốt: 1/4 củ, gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín, băm nhỏ.
- Sữa tươi: 2 thìa canh.
- Đường: 1/2 thìa cafe.
- Nước mắm: 1 thìa cafe
Tiến hành:
- Bước 1: Đánh đều trứng với nước mắm, sữa và đường.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp rau củ (bông cải xanh, nấm rơm, cà chua, cà rốt).
- Bước 3: Bắc chảo nóng, cho dầu vào chảo, đổ trứng vào chiên.
- Bước 4: Cho hỗn hợp rau củ lên trên.
- Bước 5: Cuộn lại, chờ thêm 1 phút để trứng và rau củ chín đều. Tắt bếp.
4. Lưu ý khi chế biến các món ăn cho trẻ biếng ăn
Để đảm bảo các món ăn vừa ngon, bổ dưỡng vừa hợp vệ sinh, khi chế biến bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Rửa tay sạch trước khi chế biến, có thể đeo găng tay nếu cần.
- Đảm bảo độ sạch của các dụng cụ chế biến như nồi, chảo, dao, thớt, máy xay, rây lọc… Tránh sử dụng đồ hộp kém chất lượng.
- Lựa chọn các thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng.
- Hạn chế đun nấu thức ăn quá lâu, khiến các chất dinh dưỡng bị biến tính.
- Trẻ thường ăn nhạt hơn so với người lớn, bạn cần hạn chế tối đa lượng gia vị thêm vào, đồng thời không dùng những gia vị gây kích ứng như tiêu, ớt.
- Hạn chế dùng nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
5. Một số mẹo giúp bé ăn ngon hơn
Ngoài thực đơn phong phú và hấp dẫn, để giúp bé ăn ngon, tích cực ăn hơn, mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo sau:
- Cho bé uống 1 ly nước trước bữa ăn 30 – 60 phút. Việc làm này giúp hỗ trợ tiêu hóa, khiến bé nhanh chóng thấy đói và ăn ngon miệng hơn.
- Thay đổi không gian ăn uống cho phù hợp với bé. Ví dụ như bật điều hòa không khí hoặc mở cửa sổ.
- Hạn chế các món ăn cần nấu lâu, thực phẩm chế biến sẵn.
- Cho bé tham gia nấu ăn.
- Cho bé tự ăn hay tham gia vào bữa cơm gia đình.
- Trang trí món ăn đẹp mắt.
- Cho bé sử dụng Norikid Plus: Sản phẩm duy nhất tại Việt Nam được chiết xuất trực tiếp từ Tảo Biển vùng biển Algae – Nhật Bản, có bổ sung thêm Cao men bia, Yến sào tinh khiết giàu axit amin, thơm ngon, kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty