Với trẻ nhỏ bắt đầu quá trình ăn dặm, thực đơn phong phú sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ. Các món ăn từ khoai lang phô mai là một gợi ý thú vị cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua. Hãy cùng Norikidplus.vn tìm hiểu công thức qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và phô mai
Khoai lang và phô mai đều là những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp các thành phần quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Theo Viện Dinh dưỡng, cứ khoảng 100g khoai lang thì có chứa các dưỡng chất như:
- Cung cấp 119 kcal.
- Chất Glucid (chất bột đường) 28,5g.
- Các khoáng chất như: calci, sắt, magie, photpho, kali, selen,…
- Vitamin như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, folat,…
- Chất chống oxi hóa: beta-carotene, quercetin,…
Còn đối với phô mai, cứ khoảng 100g phần ăn được thì chứa:
- Cung cấp 380 kcal.
- Protein 25,5g.
- Chất béo Lipid 30,9g.
- Cùng với các khoáng chất khác như: calci, magie, photpho, natri, kali, đồng, kẽm,…
- Và các vitamin như: vitami A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, vitamin K,…
Những lợi ích của món khoai lang phô mai cho trẻ
Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ mang lại món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, rất có lợi cho trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm.
- Cải thiện sức khỏe: Trong khoai lang và phô mai đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin A, C, B6, mangan, kali, chất chống oxi hóa và nhiều chất khác cần thiết nên sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Men vi sinh có trong phô mai như L. acidophilus và L. plantarum có khả năng làm giảm viêm, miễn dịch, khỏe hệ tiêu hóa. Khoai lang chứa chất xơ tự nhiên, giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Chắc khỏe xương: Trong khoai lang và phô mai có chứa nhiều khoáng chất magie, phospho, vitamin B rất tốt cho sự hình thành và phát triển xương, sụn, hấp thu canxi giúp trẻ cao lớn hơn.
- Tăng cường năng lượng: Khoai lang là một nguồn tốt của các loại carbohydrate phức hợp, giúp cung cấp năng lượng ổn định trong suốt thời gian dài. Điều này hỗ trợ sự phát triển và hoạt động hàng ngày của trẻ.
☛ Tham khảo thêm: Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
Gợi ý 3 cách làm món khoai lang phô mai cho bé ăn dặm
Dưới đây là cách làm các món từ khoai lang phô mai mà mẹ có thể tham khảo.
Súp khoai lang phô mai
Nguyên liệu:
- 350g khoai lang (loại trắng hoặc cam), gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ
- 500ml sữa tươi (có thể sử dụng sữa không đường)
- 1 lát phô mai
Cách làm:
- Trước tiên, mẹ cần hấp khoai lang khoảng 15-20 phút cho đến khi khoai mềm. Hoặc mẹ cũng có thể luộc khoai lang nếu không có nồi hấp.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp khoai lang và sữa. Mẹ có thể thêm chút nước luộc nếu cần súp lỏng hơn.
- Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào nồi để đun sôi, bật nhỏ bếp cho hỗn hợp sôi lăn tăn.
- Tiếp theo, thêm phô mai vào nồi và khuấy đều cho đến khi phô mai tan chảy và hỗn hợp súp mềm mịn.
- Nấu súp trên lửa nhỏ trong vài phút nữa, khuấy đều để súp không bị dính đáy nồi.
- Đổ súp ra bát cho nguội và cho trẻ ăn ngay khi còn ấm.
Chú ý: Công thức này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi hệ tiêu hóa còn non nớt nên không được dùng sữa tươi.
Cháo khoai lang phô mai
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai lang, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
- 1/2 cốc gạo.
- 2-3 cốc nước (hoặc nước hấp khoai lang).
- 1 lát phô mai.
Cách làm:
- Khoai lang đem đi hấp chín mềm rồi dùng nĩa, muỗng nghiền nát.
- Vo gạo rồi đổ nước vào nồi đem đi nấu nhừ thành cháo.
- Khi cháo đã chín thì mẹ vặn nhỏ bếp, cho thêm khoai lang vào đun cùng khoảng vài phút rồi tắt bếp.
- Nhanh tay cho phô mai vào trộn cùng cho đến khi tan hết thì múc cháo ra bát cho trẻ.
- Cho trẻ ăn cháo khi còn ấm.
Bánh khoai lang phô mai
Nguyên liệu:
- 100g khoai lang.
- 1 lòng đỏ trứng gà.
- 2 thìa bột mỳ hữu cơ hoặc bột yến mạch.
- Phô mai cắt thành viên nhỏ.
Cách làm:
- Khoai lang đem đi gọt vỏ, thái nhỏ rồi đem đi hấp chín, nghiền nát.
- Cho thêm lòng đỏ vào trộn cùng với khoai lang cho đều.
- Sau đó cho thêm bột mỳ hữu cơ hoặc bột yến mạch vào trộn cho đến khi hỗn hợp không bị dính tay, mềm, nhuyễn là được.
- Chia bột ra thành những miếng vừa ăn rồi cho thêm viên phô mai vào giữa rồi nặn tròn lại.
- Mẹ sử dụng chảo chống dính, bật lửa vừa, cho thêm chút bơ vào chảo và cho bánh khoai lang phô mai vào, đậy nắp chảo khoảng 2-3 phút cho bánh chín thì trở mặt. Hoặc mẹ có thể cho vào nồi chiên không dầu nướng 160 độ trong 10 phút.
☛ Đọc thêm: Cách nấu cháo thịt bò phô mai cho trẻ lười ăn
Lưu ý khi cho trẻ ăn khoai lang phô mai
Các mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi cho trẻ ăn khoai lang phô mai:
- Khi nấu cháo khoai lang, mẹ nên đợi cháo nguội còn khoảng 70-80 độ thì cho phô mai vào để không bị mất chất dinh dưỡng.
- Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi thì mẹ nên bắt đầu cho thêm gia vị vào các món ăn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi,mẹ tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại gia vị nào.
- Không nấu chung phô mai với các loại thực phẩm biển như: cua, tôm, ghẹ, rau dền, rau mồng tơi.
- Mẹ nên sử dụng phô mai từ sữa tươi tiệt trùng như: Cheddar, Colby, Edam, Phô mai Mozzarella, Romano, Parmesan, Paneer, Gouda, Cottage, kem phô mai,…
- Không nên sử dụng các loại phô mai được làm từ sữa tươi, sữa chưa được tiệt trùng cho trẻ bởi có thể gây nguy hiểm.
Lời kết
Trên đây là các cách làm khoai lang phô mai cho trẻ ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Nếu còn điều gì cần tư vấn thêm, mẹ hãy gọi điện cho hotline 0932.362.85 để được chuyên gia giải đáp.