Bước vào giai đoạn học mẫu giáo, trẻ thường được ăn bán trú luôn ở trường. Đa phần những suất ăn trưa đều đảm bảo cho các con đủ no, có đủ năng lượng hoạt động. Tuy nhiên, không biết dinh dưỡng bữa ăn đủ no nhưng có đủ chất? Điều này là lo lắng của rất nhiều phụ huynh bởi các con càng đi học càng ốm hoặc dù ăn rất no nhưng lại không lớn. Vậy bữa ăn đủ chất dinh dưỡng là thế nào? Và mẹ cần làm gì để cải thiện tình hình này? Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là bữa ăn đủ chất?
Theo các chuyên gia, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động cũng như tình trạng sức khỏe. Riêng với trẻ em, đây là giai đoạn quan trọng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện về cả thế chất và trí não. Vậy nên cha mẹ cần chú trọng đến bữa ăn hàng ngày của con, không chỉ đảm bảo đủ lượng mà còn phải đủ cả chất. Vậy thế nào là bữa ăn đủ chất?
Bữa ăn đủ chất là bữa ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm 4 nhóm chất sau: Đạm; Tinh bột; Chất béo; Vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bữa ăn đủ chất cho trẻ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Bữa ăn cần phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: Ở mỗi độ tuổi và mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn trẻ sơ sinh thì chỉ cần bú sữa mẹ hay sữa công thức nhưng trẻ từ 6 tháng trở lên thì sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng nữa nên cần bổ sung thêm bằng việc ăn dặm… Vì vậy, cha mẹ cần phải cung cấp bữa ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng mà con cần. Các mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi để có thể bổ sung cho trẻ một cách hợp lý.
Bữa ăn cần cân đối và đa dạng các loại thực phẩm: Một bữa ăn đủ chất cho trẻ cần phải cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, không nên thiên lệch về một nhóm chất nào quá nhiều. Ví dụ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, trứng, cá mà bỏ qua rau xanh, trái cây, ngũ cốc (đây là lỗi mà nhiều mẹ Việt mắc phải khi chăm con vì cứ nghĩ ăn nhiều thịt là nhiều chất, là tốt). Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải đa dạng hóa các loại thực phẩm trong mỗi nhóm chất, để trẻ có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất khác nhau từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
Món ăn phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ: Một bữa ăn đủ chất cho trẻ cũng cần được chú ý đến mùi vị, màu sắc, hình dạng và cách trình bày thức ăn, như vậy để trẻ có thể cảm thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn. Mẹ có thể thử nhiều cách chế biến khác nhau, kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra những món ăn đẹp mắt và hấp dẫn cho bé. Đồng thời lắng nghe ý kiến và sở thích của con để có thể điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp.
Những nhóm chất cần thiết cần có trong thực đơn ăn uống của trẻ
Như đã nói ở trên, một bữa ăn đủ chất cho trẻ cần được xây dựng cân đối từ 4 nhóm chất, cụ thể như sau:
Nhóm chất đạm (Protein)
Đây là nhóm chất giúp xây dựng và bảo vệ cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng tế bào, hình thành cơ bắp, xương, da, tóc, móng, hệ miễn dịch. Chất đạm có nhiều trong thịt động vật, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đỗ, hạt. Mỗi trẻ cần được bổ sung 0,8 – 1,2 g protein/kg cân nặng mỗi ngày.
Nhóm chất bột đường (Carbohydrate)
Nhóm bột đường cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp trẻ hoạt động, học tập, vui chơi mỗi ngày. Nhóm chất này được cung cấp từ các loại thực phẩm chứa tinh bột như ngũ cốc, bánh mỳ, gạo, khoai, sắn, ngô… hoặc từ các thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo, mứt, mật… Năng lượng từ carbohydrate chiếm khoảng 50% – 60% tổng năng lượng trẻ cần được bổ sung mỗi ngày.
Nhóm chất béo
Chất béo từ động vật hoặc thực vật cung cấp năng lượng, giúp trẻ duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), đồng thời tạo ra hormone và các chất dẫn truyền thần kinh . Chất béo có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm như mỡ động vật, bơ động vật, phô mai, kem, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, bơ thực vật, hạt, quả bơ, đậu phộng…. Trẻ cần được bổ sung khoảng 25 – 35% năng lượng từ chất béo mỗi ngày.
Nhóm vitamin và khoáng chất
Vitamin giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ tế bào, tăng trưởng tế bào, phát triển xương và răng, cải thiện thị lực, trí tuệ. Vitamin có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa… Tùy theo nhu cầu của mỗi độ tuổi mà trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin như A, B, C, D, E, K…
Còn khoáng chất là nhóm chất hỗ trợ chuyển hóa và điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể, giúp trẻ duy trì cân bằng điện giải, điều hòa nhịp tim, huyết áp, co bóp cơ, truyền dẫn thần kinh, tham gia vào quá trình tạo máu và đông máu. Thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, rau xanh, trái cây, hạt, muối… là những thực phẩm cung cấp khoáng chất tự nhiên như canxi, sắt, kẽm, i-ốt, magiê, photpho, natri, kali… cho trẻ.
Bữa ăn đủ no nhưng không đủ chất ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn đủ no nhưng không đủ chất là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, chẳng hạn như protein, vitamin, khoáng chất… Tình trạng bữa ăn không đủ chất kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ, bao gồm:
Chậm phát triển thể chất
Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ như thiếu protein sẽ khiến cơ bắp, xương, da, móng của trẻ rất yếu, trẻ dễ bị thấp còi, gầy còm, suy dinh dưỡng hơn các bạn cùng tuổi. Còn nếu thiếu canxi, xương của con yếu, dễ gãy, răng dễ sâu. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, làm trẻ luôn thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Chậm phát triển về trí não
Không chỉ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thiếu hụt dinh dưỡng còn tác động đến sự phát triển của não bộ cũng như khả năng học tập của bé. Dinh dưỡng kém thường kèm theo thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như i-ốt, DHA, taurine, vitamin B… khiến trẻ có trí tuệ kém, khó tập trung, khó ghi nhớ, vận động và giao tiếp xã hội yếu, ảnh hưởng đến học tập và tương lại sau này.
Giảm sức đề kháng và dễ nhiễm trùng
Thiếu hụt các dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Những bệnh lý này là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chán ăn làm tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng, tạo thành 1 vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Mẹ cần làm gì để bổ sung thêm dưỡng chất cho con
Thực tế tại Việt Nam cho thấy hầu như các bữa ăn bán trú tại trường mầm non thường chỉ đảm bảo cho các con về mặt năng lượng còn phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì khó có thể đảm bảo. Vì thế, có nhiều trường hợp con càng đi học càng còi hoặc con ở lớp ăn rất no nhưng lại không lớn do thiếu hụt dưỡng chất. Do đó, mẹ cần có các biện pháp để bổ sung thêm dưỡng chất, giúp con phát triển toàn diện. Chẳng hạn như:
Bổ sung thêm các bữa ăn ở nhà
Mẹ có thể tham khảo thực đơn ở trường mầm non và hỏi thêm cô về tình trạng ăn uống của con ở lớp, sau đó xây dựng các bữa ăn ở nhà sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. Cần chú ý đến sự cân bằng và đa dạng của các nhóm dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tươi ngon, sạch sẽ, an toàn, phù hợp với khẩu vị và sở thích của con. Việc này sẽ kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon hơn.
Khuyến khích con ăn đủ bữa
Nên khuyến khích con ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Đồng thời mẹ nên tạo cho con thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn quá no. Dạy bé nên ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn, không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, đồ mặn, nước uống có đường, có ga…
Cho con uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày giúp bé cân bằng điện giải, điều hòa nhiệt độ của cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa diễn ra thuận lợi… Ngoài nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng nước trái cây ép, nước canh, sữa… vừa đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bừa bổ sung thêm các vitamin và dưỡng chất cho con.
Tích cực cho con vận động ngoài trời
Tập thể dục, vận động, nghỉ ngơi đầy đủ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng các dưỡng chất của cơ thể. Vì thế, mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của con như chạy nhảy, nhảy dây, đá bóng, bơi lội, đạp xe… Ngoài ra, cần cho con nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm và dậy sớm, tránh thức khuya hoặc ngủ quá nhiều. Nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hoặc chiều để giúp con hấp thu vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch.
☛ Đọc thêm: Cách sử dụng vitamin cho trẻ như thế nào hợp lý?
Bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng Norikid Plus
Nếu các bữa ăn không cung cấp đủ dưỡng chất cho bé thì việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho con là điều cần thiết. Các mẹ có thể tham khảo và cho bé sử dụng Norikid Plus – Sản phẩm bổ sung dưỡng chất và vitamin cho bé hàng đầu hiện nay, được hơn 400.000 mẹ tin dùng.
Norikid Plus là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên trường Đại học Y Dược Hà Nội cùng các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản. Sản phẩm có thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên, bao gồm Aquamin F (chiết xuất tảo biển), Cao men bia, Yến sào, Inulin (chất xơ hòa tan) thực vật, acid amin và các vi chất thiết yếu như Lysine, hydroclorid, Kẽm gluconate, Canxi, Magie, Vitamin A, D3, K2,… vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa kích thích ăn ngon miệng, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.
Các mẹ chỉ cần cho con uống 1 ống/lần, ngày 2-3 lần. Sau 10-15 ngày, sẽ thấy các triệu chứng thiếu hụt vitamin và dưỡng chất của con giảm hẳn, con ăn ngon, ngày càng khỏe mạnh hơn.
☛ Xem thêm: Review Siro Norikid Plus có tốt không từ chuyên gia và khách hàng
Để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY