Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ra những tổn thương trên da ở dạng phỏng nước, thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,… Sử dụng dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ điều trị các triệu chứng là việc thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy dung dịch sát khuẩn tay chân miệng nào an toàn cho trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
☛ Xem trước: Các dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
Mục lục
Top 6 loại dung dịch sát khuẩn cho trẻ bị chân tay miệng
Dưới đây là các loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng khi trẻ bị tay chân miệng.
Nước muối Natri Clorid 0.9%
Nước muối Natri Clorid 0,9% (hay còn gọi là nước muối sinh lý) thường được sử dụng khi trẻ xuất hiện những vết loét ở niêm mạc miệng do bệnh gây ra. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ đau rát, khó chịu khiến trẻ ăn không ngon, trẻ biếng ăn, bỏ ăn.
Nước muối có tính sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và giúp cho vết loét miệng lành lại nhanh chóng hơn. Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Mỗi lần súc miệng khoảng 10-15 giây rồi nhổ ra. Thực hiện cách này liên tục khoảng 4-5 lần.
Dung dịch Glycerin Borat
Thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh về tai mũi họng. Vì thế khi trẻ bị tay chân miệng, bác sĩ sẽ kê Glycerin Borat để làm sạch họng cho bệnh tích như nề, phỏng, loét miệng.
Các mẹ cho trẻ ngồi thẳng lưng, há to miệng. Sử dụng đèn soi các vết loét hoặc mụn nước ở miệng họng của trẻ. Dùng tăm bông thấm dung dịch thuốc và chấm vào các vết loét, mụn nước. Mẹ dùng tay giữ lưỡi để không bị quẹt vào thuốc. Lau sạch miệng cho trẻ trước và sau khi ăn.
Dung dịch sát khuẩn Prontosan
Thành phần chính của Prontosan là Betaine và Polyhexanide 0,1% phù hợp sử dụng cho trẻ có các vết phỏng nước, mụn nước ở trên da do bệnh chân tay miệng gây ra. Thuốc có tác dụng là sạch và tiêu diệt vi khuẩn tại các vị trí tổn thương. Chúng có khả năng loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, làm sạch dịch viêm nhanh chóng. Cha mẹ sử dụng dung dịch để bôi vào những nốt mụn nước của trẻ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp tổn thương mau lành hơn.
Ngoài ra, dung dịch còn được sử dụng để sát khuẩn tay, sát khuẩn đồ vật trong môi trường sống để tránh bệnh tay chân miệng lan thành dịch.
Dung dịch sát khuẩn Xanh Methylen
Dung dịch sát khuẩn Xanh Methylen có thành phần chính là Methylen blue, không gây nguy hiểm cho người dùng. Công dụng chính dung dịch là sát khuẩn, giải độc, nhuộm màu các mô. Cơ thế hoạt động của thuốc này là phá vỡ các phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng, hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Chính vì thế, cha mẹ có thể sử dụng loại dung dịch sát khuẩn này để bôi vào những vết phồng rộp, phỏng nước của bệnh tay chân miệng. Từ đó làm se các vết phỏng nước, sát trùng, ngăn ngừa bội nhiễm giúp các vết tổn thương khô nhanh hơn.
Dung dịch sát khuẩn Betadine
Dung dịch sát khuẩn Betadine có thành phần là Povidone iodine được dùng để sát khuẩn vết thương trên da. Thuốc được chỉ định để sử dụng diệt vi khuẩn, sát khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm ở các vết phỏng nước trên da. Thuốc bôi vào rất nhanh khô, không có cảm giác nóng rát, ít độ hơn các chế phẩm iod tự nhiên.
Dung dịch diệt khuẩn Cloramin B
Ngoài những dung dích sát khuẩn để làm giảm triệu chứng của bệnh tay chân miệng kể trên, cha mẹ cũng phải vệ sinh sát khuẩn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cloramin B là hóa chất chuyên diệt khuẩn các bề mặt và khử trùng nguồn nước. Cloramin B ở dạng bột trắng được pha với nước thành dung dịch sát khuẩn các rồi phun vào các bề mặt cần sát trùng, khử khuẩn. Dung dịch Cloramin B có tác dụng khử trùng đồ đạc, vật dụng trong gia đình, đồ chơi của trẻ để diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc.
Pha dung dịch Cloramin B theo định lượng ghi trên bao bì sản phẩm rồi phun vào các bề mặt, vận dụng. Đợi khoảng 20-40 phút để dung dịch ngấm rồi lau lại bề mặt bằng nước sạch. Với đồ chơi của trẻ, mẹ có thể cho vào ngâm với dung dịch khoảng 30 phút, rửa lại bằng nước sạch và phơi ngoài nắng là được.
Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chân miệng
Cha mẹ cũng cần phải lưu ý khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn:
- Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng.
- Để tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh
Bệnh tay chân miệng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên cha mẹ chỉ có thể điều trị theo hướng kiểm soát triệu chứng. Phần lớn trẻ mắc chân tay miệng sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
- Cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh bệnh lây lan thành dịch bệnh.
- Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho mặc quần áo rộng, chườm khăn ấm vào trán, nách, bẹn để hạ sốt cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.
- Cho trẻ ăn thức ăn loãng, mềm, lỏng như cháo, sữa, súp, canh,…
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ, bổ sung thực phẩm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung vitamin cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn (Tìm hiểu thêm: 5 nhóm vitamin tăng hấp thụ cho bé)
Cha mẹ cần lưu ý, các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ, ho, viêm họng, nổi ban, xuất hiện các mụn nước,… giống với các bệnh nhiễm virus thông thường. Thế nhưng sau đó có thể sẽ tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và nếu thấy có bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã biết thêm được các dung dịch sát khuẩn tay chân miệng cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng các dung dịch này cần có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng sai cách sẽ làm bệnh nặng hơn gây nguy hiểm cho trẻ.