Theo số liệu khảo sát được của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 45,9 – 57,7% trẻ em Việt Nam đang ở trong tình trạng biếng ăn – cao đến báo động. Để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng này, mời bạn đọc bài viết dưới đây về những hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn kéo dài
Trẻ biếng ăn kéo dài thường do 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
Khẩu phần ăn thiếu cân đối có thể diễn ra trong nhiều giai đoạn:
- Ngay từ khi mang thai, người mẹ ăn uống thiếu chất (sắt, canxi, kẽm, vitamin) khiến trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, thiếu cân, dẫn tới lười bú mẹ ngay sau khi sinh.
- Trẻ sinh thường có thể lười bú khi bất ngờ thay đổi lượng sữa mẹ – sữa ngoài.
- Trong quá trình cho con bú, mẹ ăn thiếu chất (vitamin nhóm B, vitamin C – D, Magie, kẽm).
- Khi trẻ được cho ăn dặm quá sớm, khẩu phần ăn có quá nhiều tinh bột có thể khiến trẻ biếng ăn.
- Khẩu phần ăn thiếu hụt các vitamin (A, B, C) cùng các vi chất kẽm, sắt, đồng…
- Cách chế biến đơn điệu, ít thay đổi khẩu phần ăn.
Yếu tố sinh lý, bệnh lý
Trẻ có thể quấy khóc, lười ăn trong những giai đoạn mọc răng, nhất là lần mọc răng đầu tiên. Biếng ăn cũng có thể là hậu quả của việc dùng kháng sinh kéo dài, hay uống các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D) và sắt quá liều.
Mặt khác, khi gặp các bệnh lý đường tiêu hóa (tiêu chảy, giun sán), tiết niệu hay hô hấp (ho, viêm đường hô hấp), các bệnh mạn tính (sốt rét, lao), trẻ có xu hướng chán ăn, lâu ngày trở thành chứng biếng ăn.
☛ Đọc thêm: 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách xử lý!
Ảnh hưởng từ thói quen của người lớn
Các thói quen ăn uống không khoa học của cha mẹ như không rửa tay trước khi ăn, ăn uống không có giờ giấc cố định, không tập trung khi ăn, vừa ăn vừa nói chuyện, xem điện thoại đều có thể là nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Sau một thời gian, bé cũng sẽ hình thành thói quen như vậy và rất khó để sửa đổi.
Yếu tố tâm lý
Biếng ăn tâm lý thường gặp ở những bé nhạy cảm, dễ hờn dỗi, dễ khóc. Biếng ăn tâm lý cũng có thể xuất hiện khi bé đột ngột bị thay đổi yếu tố bên ngoài (môi trường, không gian, giờ giấc, người cho ăn…).
Biếng ăn tâm lý còn xảy ra do thái độ của phụ huynh với con. Bố mẹ có thể quá nuông chiều hoặc quá bắt ép khiến trẻ sợ hãi khi ăn. Đặc biệt, thói quen cư xử lạnh nhạt hoặc quát mắng, dọa dẫm con trong khi ăn của một số bậc phụ huynh đều gây ức chế sự thèm ăn của bé.
☛ Tìm hiểu thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách khắc phục!
2. Những hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
Biếng ăn kéo dài có thể đem lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ, thậm chí có những biến chứng về sau. Các hậu quả thường gặp bao gồm:
2.1. Thiếu hụt dưỡng chất, suy dinh dưỡng
Thiếu hụt dưỡng chất là hậu quả dễ thấy nhất của trẻ biếng ăn. Khi trẻ biếng ăn kéo dài, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trở thành suy dinh dưỡng, với các biểu hiện thấp bé, nhẹ cân, chậm phát triển chiều cao so với các bạn đồng trang lứa.
2.2. Rối loạn tăng trưởng
Trẻ phát triển nhanh chóng vào những năm đầu đời. Vì vậy, cơ thể bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Khi trẻ biếng ăn kéo dài, lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đáp ứng được nhu cầu phát triển, gây hội chứng rối loạn tăng trưởng và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, việc thiếu dưỡng chất lâu ngày cũng gây ra nhiều hậu quả khác. Trẻ thiếu vitamin A dễ bị khô mắt, khô giác mạc, giảm thị lực hoặc có thể gây mù lòa; thiếu vitamin B1 dễ tê phù chân tay; thiếu vitamin D làm giảm canxi, gây còi xương, giảm mật độ xương; trẻ thiếu sắt gây thiếu máu…
2.3. Chậm phát triển trí não
Trẻ biếng ăn dễ thiếu Protein, chất béo, omega 3 – 6, DHA và các vi chất như Fe, Taurin, acid folic… Đây là những chất rất cần thiết cho quá trình hoạt động và phát triển của não bộ. Việc thiếu hụt chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến điểm trí tuệ và quá trình phát triển trí não về sau của trẻ.
2.4. Suy giảm hệ miễn dịch
Trẻ biếng ăn thường không thể tự cung cấp đủ các nhóm chất chính như protein và chất béo, khiến hệ miễn dịch suy yếu do không được củng cố, nuôi dưỡng trong thời gian dài. Khi gặp các tác nhân (khói bụi, vi khuẩn, virus), trẻ dễ mắc các bệnh thường gặp đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, cảm cúm, ho, tiêu chảy… Hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến bé dễ bị thâm tím, các vết thương hở lâu lành hơn bình thường.
2.5. Ảnh hưởng đến các chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc (EQ) là chỉ số đánh giá khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của mỗi người. Phần lớn trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt phương diện giao tiếp, dễ hòa đồng và thích ứng nhanh với các môi trường sống mới. Do đó, phát triển chỉ số cảm xúc là cơ sở giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và nhiều kỹ năng sống trong tương lai.
Nhiều trẻ biếng ăn có xu hướng sống khép mình, thụ động, đôi khi dễ tức giận vô cớ, khó hòa đồng với bạn bè, người thân. Lâu dần, trẻ có thể gặp các vấn đề tâm lý như tự kỷ, tự ti, thậm chí là trầm cảm.
2.6. Các biến chứng nguy hiểm
Biếng ăn kéo dài có thể gây biến chứng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra bao gồm:
- Tim: Biếng ăn gây suy dinh dưỡng và nôn mửa nhiều lần, lâu dần sẽ gây tổn thương tim. Trẻ có thể gặp bất thường nhịp tim (chậm, nhanh hoặc không đều) hoặc huyết áp thấp.
- Máu: Trẻ biếng ăn thường bị thiếu máu. Khoảng 1/3 trẻ có lượng hồng cầu thấp và 1/2 trẻ có giảm bạch cầu.
- Tiêu hóa: Biếng ăn lâu ngày làm giảm nhu động đường ruột, giảm khả năng hấp thu, làm tăng thêm tình trạng giảm cân và một số biến chứng tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy.
- Thận: Mất nước do biếng ăn có thể khiến nước tiểu cô đặc lại. Khi khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm, bé có thể đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này sẽ trở về bình thường khi chứng biếng ăn được cải thiện.
- Hệ nội tiết: Khi bé biếng ăn kéo dài tới tuổi vị thành niên, nồng độ hormone tăng trưởng sẽ giảm thấp đáng kể, dẫn đến việc chậm phát triển. Ở các bé gái, dấu hiệu dễ thấy nhất là kinh nguyệt không đều.
- Xương: Biếng ăn kéo dài trước giai đoạn quá trình hình thành xương đạt đỉnh (giữa đến cuối tuổi vị thành niên) sẽ tăng nguy cơ giảm mô xương hoặc mất xương. Các bé gái biếng ăn thường có mật độ xương thấp, do không nhận đủ lượng canxi từ chế độ ăn hoặc do kém hấp thu canxi.
3. Giải pháp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ
Biếng ăn ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên. Với mỗi nguyên nhân, bạn có thể khắc phục theo từng cách khác nhau. Dưới đây là một số cách thường được các bậc phụ huynh sử dụng.
Thay đổi thực đơn
Nếu bạn đã biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là do khẩu phần ăn thiếu cân đối, dẫn đến thiếu các dưỡng chất cần thiết, bạn nên thay đổi thực đơn cho bé ngay lập tức. Khi thay đổi thực đơn, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Lựa chọn các loại thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng cả 4 nhóm chất cần thiết (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và các chất khoáng).
- Tỷ lệ các nhóm chất trong từng món có sự khác biệt, do đó bạn cần thay đổi thực đơn thường xuyên. Việc thay đổi này vừa giúp cân đối dinh dưỡng, vừa khiến bé không bị nhàm chán, ăn ngon miệng hơn.
- Bên cạnh các loại thức ăn thông thường, bạn có thể bổ sung các vi chất cho bé từ nguồn khác như sữa hay các thực phẩm bổ sung để giúp bé bù lại nhanh chóng phần dinh dưỡng bị thiếu hụt.
- Mặc dù cần bổ sung chất béo, tuy nhiên bạn chỉ nên duy trì ở mức vừa đủ, tránh cho bé ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ gây ảnh hưởng sức khỏe.
☛ Đọc thêm: Tìm hiểu chế độ ăn uống cho trẻ biếng ăn
Giúp bé tăng sức đề kháng
Khi trẻ biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần chú ý đến sự thay đổi vị giác của trẻ cũng như quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là việc bổ sung các vi chất bị thiếu hụt để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng sức đề kháng.
Trong thời gian trẻ ốm, mẹ có thể giúp bé ăn nhiều hơn bằng cách cho con ăn những món con thích hoặc những món có mùi vị thơm ngon. Mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng hoặc mềm để bé dễ hấp thu và tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn hãy cho bé uống đủ nước. Bạn cũng có thể cho bé uống thêm các loại nước trái cây bé thích, vừa giúp bé uống được nhiều hơn, vừa bổ sung vitamin nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn gây bệnh thông thường.
Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp cho bé. Sau khi bé đủ 2 tuổi, bạn cần cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần, vệ sinh răng miệng, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đồ vật trong nhà để giảm thiểu tác nhân gây bệnh.
☛ Tham khảo: Bổ sung 5 nhóm vitamin tăng đề kháng cho trẻ
Thay đổi những thói quen xấu
Để những thói quen xấu trong ăn uống không ảnh hưởng đến trẻ, cách tốt nhất là bạn cần thay đổi chúng, làm gương cho bé. Bạn hãy bỏ việc xem điện thoại, ipad trong khi ăn, ngừng việc ăn vặt và tập trung vào bữa ăn. Bạn cũng nên vận động, vui chơi ngoài trời cùng bé khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ khiến bé có cảm giác đói, kích thích tinh thần ăn uống, giúp bé ăn ngon, ngủ ngon và tạo thói quen tốt về sau.
Chú ý đến tinh thần của bé
Theo Ths. Bs. Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ, mẹ cần có phương pháp dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cần tạo mội trường ăn lý tưởng cho trẻ, tránh những sai lầm như ép ăn, chỉ quan tâm tới cân nặng, chiều cao mà bỏ quên tinh thần của bé. Cụ thể, bác sĩ khuyên mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Bữa ăn của trẻ phải thực sự là một bữa ăn: Bữa ăn cần được diễn ra ở bàn ăn, tránh hiện tượng cho trẻ ăn dong, ăn ở mọi nơi. Trẻ cần được tập trung vào bữa ăn, các món ăn và cách ăn.
- Kiểm soát thời gian: Thời gian lý tưởng cho một bữa ăn là khoảng 30 phút.
- Tôn trọng và để bé tự lập: Tôn trọng những đặc điểm cá nhân của bé, để bé tự bốc, xúc hay gắp thức ăn.
- Có phương pháp dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm.
- Tạo cho trẻ môi trường ăn hấp dẫn, lý tưởng.
Bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt
Dù trẻ biếng ăn do nguyên nhân nào thì mẹ cũng đều cần bổ sung cho bé phần dinh dưỡng bị thiếu hụt, đặc biệt là các acid amin, vitamin và chất khoáng (sắt, kẽm…). Tuy nhiên, với trẻ biếng ăn, việc bổ sung những dưỡng chất kể trên qua chế độ ăn uống hàng ngày có vẻ khá khó khăn.
Bởi vậy, mẹ có thể kết hợp cho trẻ sử dụng NoriKid Plus – thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ chán ăn, gầy yếu, còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu acid amin, vitamin trong khẩu phần hàng ngày. Sản phẩm được chiết xuất trực tiếp từ tảo biển, cùng với Cao men bia, Yến sào tinh khiết và các vitamin, khoáng chất thiết yếu, theo công nghệ đạt chuẩn Nhật Bản. NoriKid Plus có hương vị thơm ngon, dễ uống, không tác dụng phụ và không chứa chất gây biến đổi gen nên mẹ có thể an tâm sử dụng.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
☛ Có thể mẹ quan tâm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con ngon miệng, tăng cân?
4. Trẻ biếng ăn khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Hiện nay, biếng ăn được phân chia thành 5 dạng. Nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng biếng ăn, tránh hậu quả khôn lường, cha mẹ cần nằm được biểu hiện của 5 dạng trên và đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và tìm hướng điều trị thích hợp. Cụ thể, 5 dạng biếng ăn của trẻ có biểu hiện như sau:
- Ít thèm ăn: Trẻ ăn vội, không chú ý đến ăn uống hoặc chỉ ăn vài miếng.
- Ác cảm với thức ăn: Trẻ khó chịu khi bị ép ăn một số loại thức ăn nhất định, do không thích mùi vị hoặc hình dạng của chúng.
- Biếng ăn bệnh lý: Khó chịu, không muốn ăn, ăn không ngon do mắc bệnh.
- Sợ ăn: Khóc, co rúm người, không mở miệng khi được cho ăn.
- Thờ ơ với thức ăn: Thờ ơ với thức ăn, ít nói chuyện hay tương tác với người cho bé ăn.
Đặc biệt, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức:
- Huyết áp bất thường.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim giảm hoặc không đều.
- Đau ngực.
- Co giật, hạ đường huyết.
- Vàng da.
Biếng ăn kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất, trí não và tinh thần của trẻ. Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và tìm cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé để hạn chế những hậu quả không mong muốn.