Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là tình trạng phổ biến, dễ dàng gặp phải ở nhiều độ tuổi khiến cho trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn, từ đó dẫn đến thiếu chất, còi xương, chậm phát triển và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết sau đây, các bạn hãy cùng Norikid Plus tìm hiểu chi tiết về hội chứng này nhé!
Mục lục
1. Hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng là tình trạng một hay nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất không được tiêu hóa và hấp thu bởi đường tiêu hóa, khiến cho cơ thể trẻ thiếu hụt những dưỡng chất đó.
Thông thường, quá trình tiêu hóa thức ăn gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên, thức ăn được chia thành từng miếng nhỏ có thể tiêu hóa được. Sau đó, dưỡng chất trong thức ăn sẽ được hấp thu qua thành ruột non, vận chuyển tới các tế bào của các cơ quan khác nhau để phục vụ các hoạt động sống và cuối cùng các phần còn lại sẽ được cơ thể loại bỏ. Khi chúng ta gặp khó khăn về tiêu hóa, vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào.
Hội chứng kém hấp thu thường gặp do vấn đề ở giai đoạn thứ hai do cơ thể không hấp thu, tiêu hóa thức ăn bởi nhiều lý do. Do vậy, mặc dù có chế độ ăn uống cân đối nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các vitamin, protein, lipid, khoáng chất cần thiết.
☛ Đọc thêm: Bé kém hấp thu chậm tăng cân phải làm sao?
2. Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng
Nói đến các nguyên nhân chính khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng có thể kể đến như:
2.1. Do chế độ ăn không hợp lý
Chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ không cân đối, thiếu đa dạng có thể dẫn đến bất thường chuyển hóa, làm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng thay đổi và những rối loạn bất thường. Ví dụ, chế độ ăn thiếu kẽm (kẽm có trong tôm đồng, lươn, cá chép, sò…) có thể dẫn đến chậm tiêu, buồn nôn, nôn, báo bón… Hoặc những bậc cha mẹ quá nôn nóng bổ sung thừa lượng canxi cần thiết cho trẻ có thể dẫn đến kém hấp thu sắt (thành phần cần thiết trong quá trình tạo máu), gây táo bón, kém ăn.
Trẻ ăn quá nhiều thức ăn so với khẩu phần cần thiết cũng có thể không hấp thu được hết dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể giảm hấp thu, gây đi ngoài ra mỡ.
2.2. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, thiếu enzym tiêu hóa
Trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn, do đó, nếu các cha mẹ nôn nóng cho con ăn dặm quá sớm có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến cho con không thể hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Không chỉ vậy, enzym tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng tiêu hóa thức ăn. Khi gặp tình trạng thiếu enzym, khả năng hấp thu dưỡng chất của bé sẽ suy giảm, từ đó có thể thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng, chướng hơi…
Hội chứng kém hấp thu do không dung nạp sữa cũng là trường hợp có thể gặp ở trẻ. Đây là tình trạng bé có những phản ứng bất lợi với những thành phần của sữa do không hấp thu đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng với đạm sữa.
2.3. Loạn khuẩn ruột
Thông thường, trong đường ruột con người luôn có hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì thì đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng với quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Ngược lại, khi tỷ lệ giữa vi khuẩn có lợi và có hại bị phá vỡ, thường là hại khuẩn sinh sôi nảy nở do trẻ nhiễm siêu vi đường ruột thì khả năng hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sẽ giảm.
Loạn khuẩn ruột dẫn đến kém hấp thu có thể xảy ra trong 1 – 2 ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào khả năng phục hồi của niêm mạc ruột. Nếu trẻ kém hấp thu kéo dài do loạn khuẩn ruột cần được đến bác sĩ thăm khám để được điều trị bằng thuốc phù hợp.
2.4. Do bệnh lý
Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, thường xuyên vui đùa, chạy nhảy mà chưa biết cách làm vệ sinh cá nhân đúng cách nên rất dễ mắc các bệnh giun, sán gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu. Cùng với đó, trẻ mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khó hấp thu dinh dưỡng.
Phẫu thuật cắt đoạn ruột cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
3. Các dấu hiệu nhận biết hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Một số dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ có thể kể đến như:
- Trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng, chậm tăng cân, sụt cân, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng. Trẻ có thể thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt, dễ chảy máu, bầm tím do va đập do thiếu vitamin K, thường xuyên đau mỏi xương, tê bì, chuột rút do thiếu canxi, vitamin D, da khô, khô mắt, mờ mắt do thiếu vitamin A.
- Trẻ tiêu chảy mạn, phân lỏng bất thường, đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày hoặc không kèm theo khối lượng phân lớn. Phân có nhiều mỡ, nhạt màu, khối lượng lớn, mùi khó chịu, có vàng nổi lên mặt nước.
- Trẻ thường xuyên đau bụng sau khi ăn, chướng bụng, nôn kéo dài.
- Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ hay mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt trong hoạt động thường ngày.
- Trẻ ngủ không ngon giấc, giấc ngủ ngắn, thường xuyên quấy khóc.
4. Giải pháp cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng kéo dài có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên hết sức lưu ý đến tình trạng sức khỏe của con và tìm biện pháp khắc phục phù hợp. Để cải thiện tình trạng sức khỏe này, các bậc cha mẹ hãy tham khảo một vài phương án sau:
4.1. Điều trị căn nguyên
Khi trẻ kém hấp thu do bị dị ứng, kém dung nạp chất bất kỳ thì cần tránh thức ăn có chứa thành phần dưỡng chất đó. Trẻ tiêu chảy do tăng sinh vi khuẩn quá mức hoặc giảm hấp thu acid mật thì cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
4.2. Cung cấp chế độ dinh dưỡng đặc biệt
- Trẻ gặp hội chứng kém hấp thu kéo dài cần được thăm khám để đánh giá mức độ tổn thương và khả năng hấp thu của ruột để xem xét phương án hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Đôi khi không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng của hội chứng kém hấp thu, do đó, điều chỉnh chế độ thức ăn là rất quan trọng để đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Các bậc cha mẹ hãy cho con ăn đủ lượng cần thiết, nếu con hoạt động nhiều trong ngày thì cung cấp lượng thức ăn phù hợp với con. Cùng với đó, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng với lượng cân bằng gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Chế độ ăn đa dạng, được thay đổi mỗi ngày sẽ khiến trẻ hứng thú hơn và giúp cơ thể được hấp thu dinh dưỡng một cách toàn diện. Những bữa ăn được trang trí bắt mắt cũng sẽ giúp con hứng thú và ăn uống ngon miệng hơn.
- Bổ sung thêm chất xơ sẽ giúp thúc đẩy vi khuẩn đường ruột sản xuất ra chuỗi acid béo ngắn như butyrate làm tăng khả năng hấp thu của ruột non, rất thích hợp với trẻ gặp hội chứng kém hấp thu nhẹ với chức năng đại tràng còn nguyên vẹn.
- Khi trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm, hãy cho trẻ làm quen từ từ với thức ăn, bắt đầu bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu con có biểu hiện kém hấp thu với một loại thức ăn mới thì cha mẹ có thể tạm dừng và thử lại sau một vài tuần.
☛ Đọc thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để ăn ngon, tiêu hóa tốt?
4.3. Một số biện pháp khác
- Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ít nhất 6 tháng. Nếu vì lý do nào đó phải cho trẻ cai sữa mẹ trước 6 tháng tuổi cần cho trẻ dùng sữa công thức thủy phân một phần để phòng tránh dị ứng, đồng thời không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng trước 4 tháng tuổi.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi để phòng tránh những trường hợp trẻ mắc giun, sán, thông thường 6 tháng một lần.
- Dạy con tự vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách sau khi trước và sau khi ăn hoặc khi tay bẩn.
- Khuyến khích con chơi, tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường tiêu hao năng lượng và tăng sự co bóp của ruột, từ đó con sẽ ăn uống ngon miệng hơn đồng thời tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
- Bổ sung các sản phẩm vitamin, men tiêu hóa phù hợp với con theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
☛ Tìm hiểu thêm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định!
5. Norikid Plus – Giúp bé tiêu hóa khỏe, mẹ nhàn tênh
Biếng ăn, táo bón, hệ tiêu hóa kém, suy giảm sức đề kháng, thường xuyên ốm vặt… là những vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi con của nhiều bậc cha mẹ. Hiểu được vấn đề đó, Norikid Plus đã ra đời nhằm đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con, giúp bé ăn uống ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Norikid Plus chứa nhiều thành phần dưỡng chất giàu dinh dưỡng như yến xào, inulin, cao men bia, Aquamin F, Lysin Hydroclorid, Kẽm Gluconate, Alpha Amylase, Enzyme Cellulose, vitamin A, K, D2, mang đến các công dụng cụ thể có:
- Kích thích sự thèm ăn của trẻ, hạn chế tình trạng biếng ăn.
- Tăng cường khả năng tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy.
- Giúp bé phát triển toàn diện về thể chất, cân nặng và trí tuệ.
Sản phẩm có thể sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi và hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Đặc biệt, sản phẩm Norikid Plus đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận an toàn và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ – FDA cấp giấy chứng nhận an toàn chất lượng.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty