Trong giai đoạn chuyển mùa, trẻ rất dễ mắc phải bệnh tay chân miệng. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì cha mẹ có thể áp dụng phương pháp tắm lá cho trẻ để làm giảm triệu chứng, giúp trẻ mau khỏi hơn. Vậy trẻ bị chân tay miệng nên tắm lá gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non (dưới 10 tuổi). Đây là bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc với virus Enterovirus, chủ yếu là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). Bệnh rất dễ lây lan nên có thể bùng phát thành dịch.
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ xuất hiện những nốt mụn nước, phồng rộp, bỏng nước. Những nốt này chủ tập trung ở lòng bàn chân, bàn tay và miệng, kèm với đó là đau họng, trẻ biếng ăn, người mệt mỏi, tiêu chảy. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng mà chủ yếu chữa triệu chứng và ngăn biến chứng.
Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày tùy vào sức để kháng của trẻ nhưng cha mẹ không được chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, bại liệt, phù phổi,… Chính vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu thấy có những triệu chứng nghi ngờ. Ở đây bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp với thể trạng của trẻ.
>> Xem đầy đủ: Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
Các loại lá tắm chữa chân tay miệng hiểu quả
Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định, cha mẹ cũng có thể kết hợp với các phương pháp dân gian để làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ. Dưới đây là một số loại lá tắm chữa chân tay miệng cho trẻ.
Lá trà xanh
Trong Đông y, lá trà xanh là loại lá có tính hàn, vị chua chát nhẹ và hơi đắng. Chúng có công dụng thanh nhiệt, giải độc và có tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thành phần trong lá trà xanh còn có hoạt chất tanin giúp làm lành nhanh vết thương. Cha mẹ sử dụng lá trà xanh để tắm cho bé sẽ giúp các vết bọng nước nhanh lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng khi mụn nước vỡ ra.
Cha mẹ nên sử dụng lá tươi, sạch, không phun thuốc để tắm, tránh gây hại cho làn da của trẻ. Sử dụng khoảng 300g lá trà xanh ngâm rửa sạch với nước muối, cho vào nồi đun lấy nước khoảng 5 phút. Để nước nguội đến nhiệt độ thích hợp thì có thể tắm cho trẻ.
Lá chè vằng
Lá chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng để chữa mụn nhọt. Khi lấy loại lá này để đun nước tắm cho bé sẽ giúp làm lành nhanh các vết thương và ngăn ngừa sự lây lan của các mụn nước.
Mẹ dùng một nắm lá chè vằng cùng với lá kim ngân đem đi rửa sạch. Sau đó cho lá vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút và pha loãng nước cốt cho bé tắm.
Lá bạc hà
Trong y học cổ truyền, lá bạc hạc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc thường được dùng để làm giảm rôm sảy, mụn nhọt. Còn đối với khoa học hiện đại, thành phần trong lá bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa và các loại vitamin như: vitamin A, C, D, vitamin B6, sodium, protein,… rất tốt để điều trị các bệnh cho trẻ nhỏ.
Vì vậy phụ huynh có thể đun nước lá bạc hà cho trẻ tắm để làm giảm triệu chứng bệnh chân tay miệng giúp trẻ thoải mái hơn. Sử dụng khoảng 300g lá bạc hà đã rửa sạch đun với nước khoảng 5-7 phút. Để cho nước nguội bớt rồi pha loãng tắm cho trẻ.
Lá diếp cá
Lá diếp cá có tính hàn, vị chua, tanh, quy vào hai kinh can, phế. Chúng có công dụng tán nhiệt, chứa phế ung, tiêu ung thũng rất tốt cho việc điều trị các vết thương, vết loét. Ngoài ra, trong thành phần của lá diếp cá còn chứa nhiều vitamin và các hoạt chất có tính chống viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng. Do đó, nhiều người hay lấy loại lá này làm nước tắm cho trẻ bị chân tay miệng.
Cha mẹ sử dụng một nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó pha loãng nước cốt để có nhiệt độ phù hợp và tắm cho bé.
Lá kinh giới
Lá kinh giới có tính ấm, vị cay, quy kinh can, phế, tỳ có tác dụng để trị phong hàn, phong nhiệt. Theo nghiên cứu, thành phần trong lá kinh giới có chứa hoạt chất alkaloid có tác dụng sát trùng, kháng viêm trị mẩn ngứa, giải độc ngoài da, ban chẩn. Nhờ vậy mà đây được xem là loại lá tắm chữa chân tay miệng cho trẻ hiệu quả.
Cha mẹ sử dụng 100g lá kinh giới tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi đem đi đun với 5 lít nước khoảng 5-7 phút. Đợi khi nước nguội bớt thì sử dụng cho trẻ tắm.
Lá rau sam
Trong lá sam có chứa nhiều hoạt chất như sắt, canxi, omega 3, carotene và vitamin C có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Không chỉ vậy, lá rau sam còn có công dụng trị mụn nhọt, ức chế vi khuẩn Ecoli, vi trùng thương hàn, vi trùng lỵ, các vi trùng gây bệnh ngoài da,… làm lành nhanh các vết thương tổn trên da. Vậy nên chúng có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ.
Lấy một nắm lá rau sam đã được rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với khoảng 3 lít nước trong vòng 6-8 phút. Sau đó cha mẹ pha thêm nước sạch để tắm cho bé.
Lá nhọ nồi
Lá nhọ nồi không độc, tính hàn, có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm rất tốt nên hay được sử dụng để trị các bệnh ngoài da. Ngoài ra, lá nhọ nồi còn giúp ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh tay chân miệng.
Cha mẹ đun 2 lít nước sôi rồi cho nắm lá nhọ nồi đã rửa sạch vào trong 10 phút. Để nước nguội bớt rồi sử dụng tắm cho bé.
Hướng dẫn cách tắm đúng cho trẻ bị chân tay miệng
Quan niệm xưa cho rằng trẻ bị chân tay miệng là phải kiêng nước. Thế nhưng đây là một quan niệm sai lầm và phản khoa học. Việc vệ sinh thân thể cho trẻ là điều cần thiết để loại bỏ vi khuẩn và ngăn tình trạng bội nhiễm. Dưới đây là cách tắm đúng cho trẻ khi bị chân tay miệng:
- Chọn nơi kín gió, đóng chặt cửa khi tắm cho trẻ để tránh bị cảm lạnh, sốt cao.
- Khi tắm cha mẹ cần nhẹ nhàng không làm vỡ bọng nước trên da của trẻ.
- Không tự ý sát lá hoặc chanh, muối lên da trẻ.
- Đảm bảo nước tắm vừa đủ độ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Cha mẹ có thể sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ hoặc dùng các loại lá tắm từ thiên nhiên.
- Trẻ dưới 6 tháng thì không nên dùng sữa tắm để tránh kích ứng da.
- Sau khi tắm dùng khăn bông mềm để lau khô cho bé
- Cho trẻ mặc quần áo sạch sau khi tắm, lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mịn, thoáng mát.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
Cha mẹ cũng cần chú ý những điều sau khi chăm sóc con bị chân tay miệng:
- Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa đi khám ngay lập tức, đồng thời cách ly trẻ để tránh lây lan.
- Tránh làm vỡ các bọng nước trên làn da trẻ bởi có thể gây lây lan và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên đeo bao tay, cắt móng tay tránh để trẻ tự làm xước da.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay và vệ sinh hàng ngày, cha mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Cha mẹ cũng nên rửa tay thường xuyên trước, trong, sau khi chăm sóc trẻ và nấu ăn.
- Tiệt trùng đồ dùng cá nhân, dung cụ ăn uống, đồ chơi để hạn chế vi khuẩn lây lan.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần tăng cữ bú cho bé để trẻ có đầy đủ dinh dưỡng và kháng thể. Còn với trẻ trên 6 tháng, cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho trẻ qua các loại thực phẩm để tăng đề kháng.
>> Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bé biếng ăn sau khi ốm?
Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã biết thêm được các loại lá tắm chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên quá chủ quan mà cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, từ đó mới có thể điều trị kịp thời, đúng cách, giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.