Ba mẹ lo lắng không biết tại sao bé biếng ăn sau khi ốm dù trước đó con ăn rất ngon. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách giúp lấy lại cảm giác ngon miệng sau khi ốm cho trẻ? Để tìm hiểu về vấn đề này, bố mẹ hãy cùng với Norikid Plus tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu: Biếng ăn ở trẻ và các triệu chứng là gì?
Biếng ăn ở trẻ là tình trạng rối loạn ăn uống phổ biến ở Việt Nam mà bố mẹ rất lo lắng, cứ 3 trẻ thì trong đó có 1 bé biếng ăn.
Tuỳ vào mức độ biếng ăn mà trẻ có các triệu chứng khác nhau như sau:
– Mức độ nhẹ: Trẻ chỉ ăn thức ăn lỏng mà không chịu ăn thức ăn rắn.
– Mức độ nặng:
- Trẻ lắc đầu không muốn ăn thức ăn, khi đút cho ăn thì thường phun ra.
- Trẻ ăn ít hơn nhiều so với trẻ cùng độ tuổi.
- Trẻ không nhai hay không nuốt khiến bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
- Chỉ ăn một vài thức ăn mà trẻ thích.
– Mức độ nghiêm trọng: Trẻ chán ăn, không muốn ăn bất cứ món ăn nào. Sợ ăn, mỗi khi nhìn thấy thức ăn, nghe gia đình đang soạn đồ ăn là chạy trốn, khóc…
☛ Đọc chi tiết: Trẻ biếng ăn và những thông tin quan trọng nhất!
2. Tại sao sau khi ốm trẻ bị biếng ăn?
Nhiều ba mẹ thắc mắc tại sao bé biếng ăn sau khi ốm thì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như sau:
2.1. Trẻ vẫn chưa khỏi ốm hoàn toàn
Khi bị bệnh, cơ thể trẻ phải phản ứng, dành nhiều sức lực để chống chọi lại bệnh tật. Trẻ khi bị ốm cũng không ăn được nhiều. Vì vậy ngay cả khi trẻ đỡ hơn rồi, các triệu chứng cải thiện thì cơ thể trẻ vẫn cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn, lười ăn hơn so với trước.
Ngoài ra, sau khi ốm dậy, vị giác của trẻ chưa thể phục hồi. Virus ức chế chức năng vị giác, khứu giác và thỉnh thoảng bị tắc nghẽn ở mũi khiến bé không ngửi được. Điều này khiến trẻ lười ăn, không muốn ăn như trước.
2.2. Trẻ uống nhiều kháng sinh gây hại đường tiêu hoá
Nhiều bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại nó còn giết chết các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng, lười ăn hơn.
2.3. Hệ miễn dịch chưa phục hồi
Khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể bé như vi khuẩn, virus, các hàng rào miễn dịch từ hệ tiêu hóa như màng nhầy đường ruột và biểu mô, hệ bạch huyết đường ruột, hệ vi sinh vật đường ruột… dồn toàn lực để chống chọi lại với chúng. Vì vậy, sau khi ốm dậy, hệ miễn dịch chưa thể phục hồi được, cộng với thể chất trẻ vẫn còn mệt mỏi dẫn đến việc giảm hấp thu các chất khiến trẻ biếng ăn, chán ăn hơn.
2.4. Do lúc ốm bố mẹ kiêng khem quá
Trước khi bé ốm, trẻ được ăn uống thoải mái đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số bệnh như viêm nhiễm, ho… khiến trẻ cần phải kiêng khem một số thực phẩm như thịt gà, cá, đồ uống lạnh… Nhưng ba mẹ kiêng cho con nhiều quá cộng với trẻ không muốn ăn nên bé chỉ ăn đồ đơn giản như cháo trắng.
Điều này làm trẻ quen với việc ít nhai khiến trẻ sau khi ốm không muốn ăn nhiều thực phẩm như trước, đặc biệt là đồ ăn cứng phải nhai.
3. Cách giúp trẻ vượt qua chứng biếng ăn sau khi ốm
Sau khi ốm, trẻ cần khoảng 1 – 2 tuần để phục hồi cơ thể và vị giác. Để rút ngắn khoảng thời gian này, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con nhiều nước hoa quả, chất dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn có hương vị đậm đà… giúp bé vượt qua chứng biếng ăn sau ốm nhanh hơn.
3.1. Ăn nhiều bữa nhỏ
Sau khi ốm dậy, trẻ có thể không tiêu hóa được một số thực phẩm nhất định hoặc một lượng lớn thức ăn. Vì vậy, bố mẹ nên cung cấp những phần thức ăn nhỏ hơn để không làm bé chán ăn ngay từ khi chúng nhìn thấy.
Đồng thời, bố mẹ cũng không nên bắt ép con khi chúng không muốn ăn bởi ép ăn quá nhiều có thể khiến trẻ mất khả năng phân biệt đói và no, trẻ càng biếng ăn hơn.
3.2. Cho trẻ uống nhiều nước
Sau khi bé bị sốt, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh đường tiêu hoá (tiêu chảy)… bé thường bị mất một lượng nước lớn, do đó việc cung cấp đủ nước để phục hồi hệ tiêu hoá cho bé là vô cùng quan trọng.
Với trẻ bú sữa mẹ nên cho uống nhiều sữa hơn, chia thành nhiều lần trong ngày.
Với trẻ lớn hơn, đã bắt đầu ăn dặm có thể cho bé uống nước tinh khiết, hoặc thực phẩm chứa hàm lượng nước cao như nước trái cây, súp, sinh tố…
3.3. Lựa chọn thức ăn có hương vị đậm đà
Bố mẹ có thể rút ngắn việc phục hồi vị giác cho con bằng cách tăng hương vị cho món ăn.
Các món ăn có hương vị đậm đà như thực phẩm có vị chua, mặn kết hợp với giòn sẽ đánh thức vị giác của trẻ và khiến chúng ăn uống bình thường trở lại.
Một số thực phẩm như dâu tây, cà chua, dưa muối, gia vị cho vào món ăn như gừng, hồi, quế… tốt trong trường hợp này.
3.4. Cho trẻ ăn những món chúng thích
Sau khi bị ốm, một số món ăn khiến trẻ thích thú nhưng cũng có món thì hoàn toàn ngược lại. Bố mẹ có thể nghĩ những món nào tốt cho con nhưng hãy cho trẻ ăn những món chúng thích trước để lấy lại cảm giác ngon miệng. (Tham khảo: Cách tạo hứng thú cho trẻ biếng ăn)
3.5. Sử dụng sản phẩm tăng cảm giác ngon miệng
Bên cạnh ăn những món trẻ biếng ăn thích, bố mẹ cũng nên cung cấp cho con một số thực phẩm chứa các vitamin và khoáng chất như vitamin B, D, C, kẽm, sắt… có thể giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng hơn và đầy đủ dưỡng chất cung cấp năng lượng cho bé vui chơi.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Norikid Plus đang được các bà mẹ tin dùng, bạn có thể tham khảo.
Sản phẩm Norikid Plus với các thành phần gồm nhiều dưỡng chất như cao men bia, yến sào, inulin, vitamin A, D3, K2, lysine… giúp cải thiện vị giác giúp cho trẻ không còn biếng ăn, cải thiện sức khỏe hệ đường ruột, giúp tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, đây là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT hiện nay có thành phần chính Aquamin F từ vùng biển Algae Nhật Bản, bổ sung các Vitamin & khoáng chất quý, không chỉ giúp con ăn uống ngon miệng mà còn giúp con phát triển toàn diện. Vì vậy, sản phẩm đã được hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới tin dùng cho các con.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
☛ Đọc thêm: Mách mẹ 16+ cách trị biếng ăn cho trẻ tại nhà hiệu quả
4. Gợi ý thực đơn cho trẻ biếng ăn sau khi ốm
Dưới đây là gợi ý các loại thực phẩm và thực đơn 1 tuần để bổ sung cho trẻ biếng ăn sau khi ốm.
4.1. Trẻ biếng ăn sau ốm nên bổ sung gì?
Bé sau ốm dậy cần phải bổ sung các chất bao gồm:
– Vitamin A: Giúp duy trì sự toàn vẹn của hệ tiêu hoá, tăng đề kháng bằng cách tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc. Vitamin A có trong gan, trứng, các loại trái cây có màu vàng hoặc xanh…
– Vitamin C: Tăng cường miễn dịch giúp khôi phục nhanh sức đề kháng cho bé. Các loại thực phẩm là cam, quýt, bông cải xanh, cà chua…
– Vitamin D: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hoá cho bé. Vitamin này có trong cá, sản phẩm từ đậu nành…
– Protein: Sau ốm trẻ đang thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Bố mẹ có thể bổ sung cho con bằng cá, tôm, cua, trứng, thịt…
– Kẽm: Là yếu tố tạo nên khứu giác và vị giác cho bé nên bổ sung kẽm giúp bé cảm nhận được sự kích thích của mùi vị thức ăn, trẻ ăn uống ngon miệng hơn, giảm tình trạng biếng ăn, chán ăn.
Kẽm thường có trong các động vật nhuyễn thể (hàu, trai, ngao, hến…), thịt các loại, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, mầm lúa mì…
– Chất béo tốt: Giúp cải thiện hệ miễn dịch, cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động và vui chơi trở lại. Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt như cá hồi, mỡ gà…
– Men tiêu hoá: Việc bổ sung men tiêu hoá giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột sau khi trẻ phải uống kháng sinh để điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung bằng sữa chua, nước giá đỗ sống, thực phẩm chứa men tiêu hoá…
☛ Có thể mẹ quan tâm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì giúp con ngon miệng, tăng cân
4.2. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ sau ốm bị biếng ăn
Từ những nhóm thực phẩm phải bổ sung trên, bố mẹ có thể xây dựng thực đơn cho bé trong 1 tuần như sau:
– Đối với trẻ dưới 2 tuổi:
- Bú mẹ hoặc nếu không thì cho trẻ dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi.
- Ngày 3 bữa cháo đặc, 250ml/bữa cùng với nước ép hoa quả 60-100ml.
– Đối với trẻ trên 2 tuổi: Tuỳ từng độ tuổi mà trẻ cần lượng calo nhất định nên lượng thực phẩm bổ sung cho trẻ cũng khác nhau.
Đối với trẻ từ 2-5 tuổi:
Nhu cầu năng lượng khoảng 1000-1300 Kcal. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày cần:
- Gạo: 130g
- Thịt cá: 145g
- Rau xanh: 150g
- Hoa quả: 150g
- Dầu ăn: 20ml
- Sữa: 300-500ml
Đối với trẻ từ 6-9 tuổi:
Trẻ trong độ tuổi này có nhu cầu năng lượng khoảng 1500-1800 Kcal. Vì vậy, lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày cần:
- Gạo: 200g
- Thịt cá: 190g
- Hoa quả: 150g
- Rau xanh: 170g
- Dầu ăn: 25ml
- Sữa: 400ml
Đối với trẻ từ 10-12 tuổi:
Nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 2000-2100 Kcal nên lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày cần:
- Gạo: 260g
- Thịt cá: 230g
- Hoa quả: 160g
- Rau xanh: 200g
- Dầu ăn: 30ml
- Sữa: 500ml
Đối với trẻ từ 13-15 tuổi:
Nhu cầu năng lượng của trẻ từ 2300-2500 Kcal. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày cần:
- Gạo: 330g
- Thịt cá: 290g
- Hoa quả: 170g
- Rau xanh: 250g
- Dầu ăn: 30ml
- Sữa: 500ml
Dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ biếng ăn sau khi ốm. Tùy từng độ tuổi mà bố mẹ cho con ăn lượng phù hợp:
Ngày | Sáng
(6:30) |
Bữa phụ
(9:00) |
Bữa trưa
(11:30) |
Bữa phụ
(14:30) |
Bữa tối
(17:00) |
Bữa phụ
(20:00) |
Thứ 2 | Cháo trai | Bưởi, sữa tươi | Cơm, thịt gà rang, canh rau súp lơ xanh | Bánh plan | Cơm trắng, cá hồi rán, rau cải xanh nấu thịt | Chuối |
Thứ 3 | Cháo khoai tây thịt bò | Sữa tươi | Cơm, canh rau ngót nấu tôm, dâu tây | Nước ép cam | Cháo ếch lá lốt, trứng luộc | Xoài |
Thứ 4 | Cháo móng giò cà rốt | Đu đủ chín | Cơm, thịt kho trứng cút, canh rau bina | Hạnh nhân | Cơm, canh cải nấu gà, thịt lợn xào | Sữa yến mạch |
Thứ 5 | Cháo ngao rau ngót | Sữa tươi | Cơm, gà chiên, canh cá nấu chua | Hạt óc chó | Cơm, trứng trưng cà chua, rau bina xào | Nước ép cam |
Thứ 6 | Soup khoai tây thịt bò | Sữa đậu nành | Cơm, canh cua đồng, tôm rim thịt | Hạt dẻ | Cháo tôm, dâu tây | Sữa ngô ngọt |
Thứ 7 | Sữa chua | Sữa tươi | Cháo thịt bò rau ngót, dưa hấu | Hạt chia | Cơm, cá kho cà chua, rau cải nấu canh | Ổi |
Chủ nhật | Mì gạo nấu thịt | Sữa gạo lứt | Cháo gà ác hầm | Nước ép cam | Cơm, canh cải nấu thịt, cá chiên | Sữa đậu nành |
☛ Tham khảo: Review 7 loại sữa dành cho trẻ biếng ăn
Bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ốm. Trong giai đoạn này trẻ chưa phục hồi hoàn toàn nên bố mẹ cần kiên nhẫn bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho con giúp trẻ lấy lại cảm giác ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.