Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? là câu hỏi đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con em mình mắc bệnh chân tay miệng. Để trả lời câu hỏi này, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về những điều nên làm và nên tránh khi trẻ bị chân tay miệng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến tại Việt Nam. Hàng năm, bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn thời tiết giao mùa như tháng 9-12 hoặc tháng 3-5. Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi các dấu hiệu như sốt, loét miệng, phát ban, nổi mụn nước trên da, nhiều nhất là ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng, trong miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay,… khiến trẻ nhỏ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau rát.
Nguyên nhân gây bệnh được biết đến là do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa do tiếp xúc với dịch tiết từ nốt mụn nước, giọt bắn trong không khí sau khi ho, nước bọt, phân,… của người nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 thường tiến triển nhẹ và tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày nếu được chăm sóc điều trị đúng cách. Mặt khác, bệnh gây ra do Enterovirus 71 thường có xu hướng nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim,…
☛ Đọc chi tiết: Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?
Nhiều người quan niệm rằng, khi trẻ nhỏ mắc bất kỳ căn bệnh nào cũng đều nên kiêng ra gió. Bệnh tay chân miệng cũng vậy, khi trẻ mắc bệnh, mọi người thường cho rằng trẻ nên được giữ kín trong nhà và mặc nhiều quần áo làm ấm cơ thể.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học hiện đại, quan niệm này không hoàn toàn đúng. Hay nói cách khác, trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng gió và cũng không cần phải bao bọc quá kín. Nguyên nhân là do khi bao bọc trẻ quá kỹ, các virus, vi khuẩn gây bệnh trên da sẽ phát triển nhanh và lây lan mạnh mẽ sang các vùng da lành khác làm tăng nguy cơ gây bội nhiễm của trẻ.
Thế nhưng, quan điểm kiêng gió khi trẻ bị tay chân miệng cũng không phải là hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ ra ngoài lúc trời gió to hoặc để gió tạt trực tiếp vào cơ thể trẻ trong giai đoạn phát bệnh. Với thể trạng yếu ớt của trẻ, khi tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh sẽ khiến trẻ dễ gặp các vấn đề khác về sức khỏe như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan,…
Do vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không cần thiết phải cho trẻ kiêng gió tuyệt đối nhưng cũng nên hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh, đặc biệt là khi tắm cho trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?
Ngoài việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió mạnh, cha mẹ cũng nên cho trẻ tránh làm một số việc dưới đây khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng:
Kiêng chạm hoặc gãi vào vết loét
Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng như phát ban, nổi mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu trên da bé làm cho chúng có xu hướng muốn chạm, gãi vào các vết tổn thương da. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến bội nhiễm khiến tình trạng tổn thương da càng thêm trầm trọng.
Do vậy, cha mẹ cần giáo dục trẻ không nên chạm vào các vết phát ban, đồng thời cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh làm vỡ các vết loét. Các vết phát ban nên được giữ sạch sẽ, khô thoáng, không che đậy và vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng tiệt khuẩn.
Kiêng tiếp xúc với trẻ khác
Do tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt là ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ kiêng tiếp xúc với các trẻ khác. Nếu trẻ đang trong độ tuổi đi lớp, cha mẹ nên cho bé nghỉ học cách ly tại nhà ít nhất 10 – 14 ngày. Đồng thời, mẹ nên báo với lớp học của trẻ và y tế địa phương để có phương pháp vệ sinh môi trường, các bề mặt mà trẻ từng tiếp xúc để tránh lây bệnh sang các trẻ khác.
Hạn chế trong việc ăn uống
Một số thực phẩm có thể khiến trẻ khó chịu trong khi ăn uống, và thậm chí chúng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm sau:
- Đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu,… vì sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu.
- Các thực phẩm chứa nhiều acid như cam, chanh,… nên được hạn chế khi trẻ có các vết loét trong miệng.
- Thực phẩm quá cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế trong khi trẻ đang mắc bệnh chân tay miệng.
- Thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh,…
Kiêng dùng chung vật dụng cá nhân
Đối với trẻ bị tay chân miệng, virus gây bệnh có thể từ dịch tiết các nốt mụn nước, phân, giọt bắn trong không khí sau khi ho và hắt hơi,… ra ngoài môi trường và lây lan sang những người khác. Do vậy, các vật dụng cá nhân của trẻ nên được để riêng biệt và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Nên làm gì khi trẻ bị chân tay miệng?
Bên cạnh những việc làm nên kiêng, để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế lây lan, cha mẹ nên thực hiện một số điều dưới đây:
- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nên khuyến khích trẻ tự súc miệng hoặc dùng gạc sạch thấm nước muối vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nên thực hiện 3-4 lần mỗi ngày, nhất là sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn, nên cho trẻ tắm nơi kín gió. Chú ý khi tắm, cha mẹ nên vệ sinh da bé nhẹ nhàng, tránh để làm vỡ các mụn nước. ☛ Tham khảo: Top 7 loại lá tắm chữa chân tay miệng cho trẻ nhỏ
- Quần áo, tã lót,… của trẻ sau khi thay ra nên được ngâm trong dung dịch sát khuẩn Cloramin B, sau đó giặt sạch và phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời.
- Đồ dùng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng như bát, thìa, đũa, bình sữa,… nên được rửa sạch, tráng nước sôi và để riêng một chỗ.
- Thường xuyên vệ sinh, lau dọn các bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi,…
- Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ, nhất là sau khi thay tã để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Nên bổ sung cho trẻ đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu đạm, kẽm, vitamin C, vitamin A,… như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây tươi,…
- Nên cho trẻ ăn chín uống sôi, ưu tiên các thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Đồng thời, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
- Bổ sung cho trẻ đủ nước để tránh mất nước do bệnh chân tay miệng, cha mẹ có thể cho trẻ uống đa dạng các loại như nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, nước dừa,…
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí trở nặng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn chăm sóc kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: “bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?” và gợi ý một số điều nên làm và nên kiêng khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của trẻ, cha mẹ có thể để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia liên hệ tư vấn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-cach-theo-doi-va-cham-soc-tre-mac-tay-chan-mieng-tai-nha.html
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035