Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ kém hấp thu. Vậy cha mẹ nên bổ sung loại thực phẩm nào cho trẻ kém hấp thu? Bổ sung như thế nào cho đúng?… Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến các bậc cha mẹ 15 loại thực phẩm tốt cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, hãy cùng tham khảo ngay!
☛ Đọc trước: Tìm hiểu chi tiết hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Mục lục
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ kém hấp thu
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Khi mắc hội chứng kém hấp thu, mặc dù bé ăn uống tốt nhưng vẫn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ chậm tăng trưởng, giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ.
Nguyên nhân gây kém hấp thu ở trẻ có thể bắt nguồn từ chính chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Chế độ dinh dưỡng có vai trò “then chốt” quyết định sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn”, không đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bao gồm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, gây kém hấp thu.
Đặc biệt, một số vi chất dinh dưỡng trực tiếp tham gia hỗ trợ quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn như kẽm, magie, canxi, selen,… Nếu thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, cơ thể bé mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu,…
15 loại thực phẩm cho trẻ kém hấp thu
Gạo
Gạo là thực phẩm chính yếu đối với người Việt Nam, đây cũng được xem là thực phẩm không thể thiếu đối với bữa ăn hàng ngày của trẻ. Gạo cung cấp chủ yếu Glucid (hàm lượng lên đến 80%), gồm có tinh bột và cellulose. Tinh bột chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, bên cạnh đó cellulose góp phần kích thích tiêu hóa, tham gia vào quá trình phân giải tinh bột.
Cha mẹ có thể chế biến gạo thành các món cơm hay cháo dinh dưỡng đa dạng để giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, protein, acid amin, và các vitamin khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, khoai tây ít chất béo và cholesterol nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cha mẹ có thể chế biến khoai tây thành nhiều món khác nhau như cháo, súp, bánh dinh dưỡng,…
Thịt gà
Thịt gà có chứa ít calo và chất béo bão hòa hơn so với các loại thịt khác, trẻ sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn. Không chỉ là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, thịt gà còn bổ sung cho cơ thể một số vi chất thiết yếu như Vitamin B6, Selen,… giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và củng cố hệ miễn dịch.
Nếu được chế biến đúng cách, thịt gà sẽ trở thành một món ăn giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Cha mẹ có thể chế biến gà thành các món ăn như gà luộc, gà hấp, cháo gà,… đồng thời sử dụng nước dùng gà trong chế biến món ăn sẽ cung cấp các enzyme tự nhiên, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm khó chịu trong dạ dày.
Trứng
Trứng cung cấp một lượng chất đạm dồi dào mà dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu đạm từ trứng lên đến 100%). Lòng đỏ trứng cũng cung cấp nhiều chất béo, vitamin A, sắt, kẽm,… cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Có nhiều cách để chế biến trứng như trứng luộc, trứng rán, trứng chưng,… trong đó trứng luộc là cách chế biến đảm bảo tỷ lệ hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa cao nhất, đồng thời các vitamin, khoáng chất, protein cũng không mất đi nhiều sau khi luộc.
Sữa
Sữa là thực phẩm đa dạng dinh dưỡng, đặc biệt là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin khoáng chất, kháng thể thụ động, acid amin, men và hormone, không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển mà còn cải thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa cho trẻ. Do vậy, đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể lựa chọn sữa tươi, sữa công thức, sữa hạt cho bé phù hợp với từng độ tuổi. Khi chọn sữa cho con, mẹ nên chú ý đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thành phần sữa, đảm bảo cho con sự phát triển tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý khi chọn sữa bổ sung với các bé dị ứng với đạm bò, gluten, không dung nạp lactose.
Đậu phụ
Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành. Đây là thực phẩm cung cấp chất đạm với hàm lượng cao hơn trong thịt. Bên cạnh đó, đậu phụ còn chứa nhiều Canxi, Omega-3, ít cholesterol hỗ trợ cho quá trình phát triển của bé. Đây là loại thức ăn mềm, dễ nuốt nhưng do hàm lượng chất đạm lớn nên có thể gây khó tiêu hóa ở trẻ dưới 8 tháng tuổi. Cha mẹ có thể chế biến đậu phụ kèm theo thịt, mỗi tuần nên cho trẻ ăn 2-3 lần, mỗi lần không quá 100g.
Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm dễ tiêu hóa nhờ thành phần chứa đến 11% chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru hơn, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng, kích thích sự thèm ăn và làm giảm chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B, vitamin E, kẽm, canxi, phốt pho,… có thể dùng được cho trẻ cơ địa dị ứng với gluten.
Mẹ có thể chế biến yến mạch thành nhiều món ăn khác nhau, ví dụ như sữa yến mạch, cháo yến mạch,… bổ dưỡng sẽ giúp bé hấp thu tốt, nhanh tăng cân.
Cà rốt
Cà rốt là một loại củ giàu caroten (dạng tiền chất của vitamin A), khi vào cơ thể caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A – một vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bổ sung vitamin A cho trẻ từ cà rốt không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cho bé mà còn giúp cải thiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn và củng cố hệ miễn dịch cho bé. Cà rốt có thể được chế biến đa dạng như cháo, súp, cà rốt luộc, nấu, hấp, nước ép cà rốt,…
Bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nó có chứa nhiều tinh bột, protein, vitamin B, vitamin C, caroten và các dưỡng chất thiết yếu khác. Đặc biệt, bí đỏ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể bé, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, lành mạnh. Cha mẹ có thể chế biến bí đỏ thành các món ăn bổ dưỡng như cháo bí đỏ, nấu súp, bột,…
Cá hồi
Cá hồi có chứa nhiều protein, acid béo omega-3 và các vitamin A, D,… đặc biệt là vitamin nhóm B. Đây là nhóm vitamin có nhiều vitamin tham gia vào quá trình hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn nhất. Cá hồi chứa vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và B9 hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tối ưu nhất. Cha mẹ có thể chế biến cá hồi thành các món như ruốc cá hồi, canh cá hồi, cháo cá hồi,…
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau không nên bỏ qua khi bé bị kém hấp thu dinh dưỡng. Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và hầu như không chứa chất béo. Nhờ vậy, bổ sung súp lơ xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột và cải thiện quá trình hấp thu dưỡng chất. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chế biến súp lơ xanh thành các món cháo, súp. Với các bé lớn hơn, có thể cho bé ăn súp lơ luộc, canh súp lơ,…
Bơ
Trong bơ có chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Bên cạnh đó, bơ cũng cung cấp protein, acid amin, acid béo và các nguyên tố vi lượng khác. Có nhiều cách chế biến bơ thành các món ăn bổ dưỡng cho bé, trong đó phổ biến nhất là nấu cháo bơ, nấu bột, sinh tố, salad bơ trái cây,…
Chuối
Chuối được xem là loại quả thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Trong thành phần của chuối có chứa pectin là một chất giúp quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều Kali, chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Cho trẻ ăn chuối đồng nghĩa với việc mẹ đang cung cấp cho cơ thể bé năng lượng cùng với 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin giúp bé phát triển tốt, giảm mệt mỏi.
Sữa chua
Đây là thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé đang gặp tình trạng kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa. Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện rối loạn đường ruột, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng một cách toàn diện nhất. Cha mẹ nên cho bé ăn sữa chua từ sau 30 phút đến 2 tiếng sau khi trẻ ăn no, tránh cho bé ăn khi đói.
☛ Có thể mẹ quan tâm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định!
Nước
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho trẻ, cha mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể bé. Nước sẽ giúp làm trơn niêm mạc đường tiêu hóa, giúp quá trình di chuyển của thức ăn trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó chất dinh dưỡng được hấp thu một cách tốt nhất. Đối với trẻ từ 1-8 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé uống số ly nước (1 ly = 250ml) mỗi ngày tương ứng với độ tuổi của bé. Đối với trẻ từ 9 tuổi trở nên, mỗi ngày nên uống 8 ly nước, tương đương với 2 lít nước/ngày.
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để tiêu hóa tốt?
Bé kém hấp thu không nên ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm tâm bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần lưu ý nên hạn chế một số thực phẩm như đồ ăn đóng hộp sẵn, đồ ăn nhanh, chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ,… vì có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm chứa cafein, sản phẩm từ lúa mì và thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia,… vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tiêu hóa của bé về lâu dài.
Lưu ý, các nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ chỉ đem lại nhiều lợi ích nếu như cha mẹ cung cấp vừa đủ và hợp lý. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi và gây đầy bụng, khó tiêu,…
Bổ sung Norikid Plus cho bé hấp thu trọn vẹn dưỡng chất!
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé nguồn dinh dưỡng từ Siro Norikid Plus – giải pháp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện!
Norikid Plus là sự kết hợp của các thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
- Aquamin F: Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được chiết xuất từ Tảo đỏ vùng biển Algae giúp cung cấp Canxi (30%), Magie (2,2%), cùng với đạm, caroten và các vi chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện.
- Bột yến sào: Chiết xuất từ tổ yến Khánh Hòa mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường phát triển thể chất.
- Inulin thực vật: Chất xơ hòa tan cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Cao men bia: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn, kích thích ngon miệng, cải thiện biếng ăn ở trẻ.
- Enzyme tiêu hóa: Giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
- Vitamin và khoáng chất thiết yếu: Gồm có Vitamin A, Vitamin D3, Kẽm, Magie, Canxi, Vitamin K2,… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, cải thiện hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.
Sự kết hợp này đã đem đến một giải pháp toàn diện, không chỉ bổ sung các dưỡng chất cần thiết mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp con yêu bứt đà phát triển!
Trên đây là 15 loại thực phẩm cho trẻ kém hấp thu mà cha mẹ nên bổ sung cho bé để tăng cường sức khỏe, cải thiện hấp thu dưỡng chất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, cha mẹ có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0932.362.85 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!