Giai đoạn 1 tuổi là quãng thời gian con vừa uống sữa mẹ vừa phải học cách quen với việc ăn các thức ăn đặc như người lớn. Do đó mà không ít trẻ chưa quen có biểu hiện chán ăn. Vậy tại sao trẻ 1 tuổi biếng ăn? Cách trị biếng ăn cho trẻ 1 tuổi như thế nào? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Đặc điểm của trẻ ở giai đoạn 1 tuổi
- 2. Các nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị biếng ăn
- 3. Các dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi bị biếng ăn
- 4. Trẻ 1 tuổi biếng ăn kéo dài có làm sao không?
- 5. Giải pháp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
- 5.1. Giảm lượng sữa mỗi ngày
- 5.2. Chuẩn bị 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa phụ
- 5.3. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn
- 5.4. Hạn chế các thức ăn nhiều gia vị
- 5.5. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ, dễ nhai
- 5.6. Chuẩn bị cho con 1 bát riêng và ăn cùng gia đình
- 5.7. Không bắt buộc ăn nếu trẻ không thích
- 5.8. Bổ sung sản phẩm cải thiện biếng ăn
- 6. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
1. Đặc điểm của trẻ ở giai đoạn 1 tuổi
Trẻ nhỏ có thay đổi đáng kể trong năm đầu đời. Chỉ sau 12 tháng ngắn ngủi, em bé 1 tuổi của bạn đã có thể lê la khắp nhà, “hóng chuyện” và ê a cố nói chuyện với những thành viên khác trong gia đình.
Cụ thể, sau hành trình 12 tháng, trẻ đã phát triển được một số kĩ năng như:
- Sự tăng trưởng: Vào tháng thứ 12, trẻ đã đạt khoảng 60% kích thước so với não bộ trưởng thành. Bé bắt đầu nhận thức được những thứ xung quanh.
- Nhìn: Khả năng nhìn đã phát triển hơn, trẻ có thể thấy rõ hầu hết người lớn, nhận ra người, đồ vật và địa điểm.
- Nghe: Trẻ hiểu và nghe rõ hơn các âm thanh, từng từ riêng lẻ. Đồng thời, chúng còn biết được người lớn đang nói những điều đơn giản.
- Nếm: Vị giác của trẻ đang trong quá trình phát triển. Trẻ có thể thích thú một số thực phẩm này hơn các loại khác.
- Sờ: Trẻ 1 tuổi rất tò mò, chúng muốn chạm vào mọi thứ mà chúng nhìn thấy.
Về chế độ ăn uống, con đã quen với việc bú sữa mẹ và dần học cách ăn bằng thìa, ăn đồ ăn như người lớn. Tuy nhiên, do số lượng răng còn ít, khả năng nhai chưa tốt nên trẻ chưa ăn được các loại thực phẩm quá dai hoặc cứng.
Tùy sự phát triển riêng của trẻ và chế độ ăn uống mà cân nặng có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một mức tiêu chuẩn để ba mẹ có thể dựa vào xem con có đạt chuẩn hay không như sau:
Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |
Bé trai | 74,5 – 82,9 | 8,9 – 10,4 |
Bé gái | 74,0 – 81,7 | 8,9 – 10,1 |
Ở một số trẻ biếng ăn, cân nặng và chiều cao của trẻ thường thấp hơn so với những con số trên.
2. Các nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị biếng ăn
Có một số nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị biếng ăn như sau:
2.1. Do trẻ chập chững biết đi
Trẻ biết đi là bước chuyển tiếp quan trọng trong hành trình phát triển của con. Đi cùng với đó là những thay đổi khác như thói quen ăn uống. Sự thèm ăn và lượng thức ăn của trẻ 1 tuổi bắt đầu chậm lại.
2.2. Do trẻ cảm thấy bị ép buộc
Trẻ 1 tuổi có thể nhận ra chúng đã no và không muốn ăn nữa. Nên khi mẹ ép buộc con bú sữa hoặc ăn thực phẩm đặc chúng cố gắng từ chối. Việc này lặp lại nhiều lần sẽ khiến trẻ tạo thành thói quen lười ăn, biếng ăn.
☛ Đọc thêm: Nguyên nhân và cách nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ
2.3. Do trẻ ăn không đúng bữa
Trẻ 1 tuổi vẫn được khuyến khích bú sữa mẹ. Việc luân phiên giữa bú sữa mẹ và ăn thức ăn đặc có thể tạo khó khăn cho trẻ. Ngay sau khi trẻ bú đủ lượng vã đã no mà ba mẹ lại bắt con ăn những thực phẩm khác chắc chắn là trẻ không muốn ăn nữa.
Do đó, việc sắp xếp các bữa ăn và việc bú sữa mẹ theo đúng thời gian là vô cùng quan trọng.
2.4. Do chế độ ăn không phù hợp với trẻ
Trẻ 1 tuổi thường đã ăn dặm được 6 tháng, tuy nhiên trẻ mới có ít răng nên chưa thể gặm được những loại thực phẩm cứng. Giai đoạn này trẻ chỉ có thể xử lý được thức ăn nghiền, cắt nhỏ hoặc những miếng mềm cầm tay. Do đó, nếu ba mẹ chuẩn bị cho con những loại thực phẩm quá cứng và dai như thịt bò, cà rốt chưa nấu… con có thể không muốn ăn, biếng ăn.
Bên cạnh đó, giai đoạn trẻ 1 tuổi đã có thể nhận ra những thứ mà chúng thích. Khi chế độ ăn uống không chứa một trong các món khoái khẩu của chúng, trẻ có thể không ăn, phản kháng, khóc, mè nheo…
2.5. Do trẻ bị bệnh
Trẻ 1 tuổi có thể đưa lên miệng bất cứ thứ gì mà chúng thấy. Trong khi đó, đồ chơi, vật dụng… chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, trẻ trong giai đoạn này khá dễ các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa như viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy…
Khi trẻ bị bệnh, sức đề kháng suy giảm, vị giác không còn tốt sẽ dẫn đến tình trạng lười ăn uống hơn khi khỏe mạnh.
☛ Đọc thêm: Làm gì khi bé biếng ăn sau khi bị ốm?
3. Các dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi bị biếng ăn
Nhìn chung những trẻ 1 tuổi bị biếng ăn sẽ ăn ít hơn những trẻ cùng độ tuổi. Đồng thời, trẻ còn xuất hiện những triệu chứng khác như:
- Trẻ ăn lâu, mỗi bữa kéo dài hơn 30 phút.
- Trẻ quấy khóc, la hét khi nhìn thấy thức ăn.
- Trẻ ngậm đồ ăn, không chịu nuốt.
- Trẻ bị nôn sau khi ăn.
- Trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, sợ ăn những món mới.
4. Trẻ 1 tuổi biếng ăn kéo dài có làm sao không?
Sữa mẹ, các loại thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất… giúp nuôi dưỡng con phát triển khoẻ mạnh. Do đó, khi trẻ 1 tuổi bị biếng ăn kéo dài mà không cải thiện có thể gây ra một số tác hại như:
– Sức đề kháng kém, hay ốm vặt: trẻ ăn chọn lọc một số loại thực phẩm gây thiếu vitamin, khoáng chất khiến hệ miễn dịch suy giảm. Khi có tác động của môi trường như thay đổi nhiệt độ đột ngột, vi sinh vật xâm nhập… trẻ rất dễ bị ốm, viêm nhiễm đường hô hấp…
– Trẻ bị còi xương, chậm lớn: trẻ không ăn đủ chất dinh dưỡng có nguy cơ cao bị chậm lớn, thấp còi, nhẹ cân hơn những bạn cùng trang lứa.
– Chậm phát triển trí não: đây là hậu quả nghiêm trọng nhất ở trẻ biếng ăn kéo dài. Trẻ không chịu ăn khiến cơ thể mất cân bằng và thiếu hụt dưỡng chất nuôi não bộ. Những biểu hiện có thể thấy như mệt mỏi, chậm lớn, không tập trung…
5. Giải pháp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
Tùy thuộc vào mức độ biếng ăn và nguyên nhân gây ra mà ba mẹ có các biện pháp thích hợp như sau:
5.1. Giảm lượng sữa mỗi ngày
Với trẻ 1 tuổi sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của con nữa. Do đó chế độ ăn uống của trẻ cần phải có cả sữa và các thực phẩm rắn.
Để bé bớt lười ăn thức ăn đặc, ba mẹ nên giảm dần lượng sữa cho trẻ, cai bú bình và cho trẻ bú sau bữa ăn. Trẻ 12 tháng tuổi khuyến cáo không nên uống quá 750ml sữa mỗi ngày.
5.2. Chuẩn bị 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa phụ
Kích thước bụng trẻ 1 tuổi nhỏ nhưng nhu cầu calo của trẻ cao khoảng 1000 calo/ngày, nên để đáp ứng được dinh dưỡng, ba mẹ cần chuẩn bị cho trẻ đủ 3 bữa ăn chính và từ 2 – 3 bữa ăn phụ mỗi ngày.
Bữa ăn chính gồm 3 bữa sáng-trưa-tối và 2 – 3 bữa ăn phụ vào giữa buổi sáng chiều tối.
Hãy chuẩn bị thức ăn vào những thời điểm nhất định mỗi ngày, phù hợp với từng trẻ để con không bị đói.
☛ Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn uống tốt cho trẻ biếng ăn
5.3. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn
Trẻ 1 tuổi có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể bao gồm:
- Rau xanh: bông cải xanh, bí xanh, cải xoăn, măng tây, cà rốt…
- Hoa quả: kiwi, việt quất, chuối, lê, dâu tây, đu đủ, xoài…
- Thực phẩm giàu tinh bột: khoai tây, khoai lang, cháo, yến mạch…
- Thực phẩm giàu protein: thịt gà, trứng, đậu, thịt lợn, cá, đậu xanh…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Giai đoạn này có thể bắt đầu bổ sung thêm sữa bò. Ban đầu trẻ có thể không thích mùi vị của nó, ba mẹ nên kiên trì để cung cấp dưỡng chất cho con.
Cần lưu ý rằng, ở độ tuổi này trẻ rất dễ bị mắc nghẹn nên hạn chế các loại hạt nhỏ cứng như bỏng ngô, các loại hạt… hay bất cứ loại nào khác có thể dễ mắc vào cổ họng của trẻ.
5.4. Hạn chế các thức ăn nhiều gia vị
Trẻ 1 tuổi cần trải nghiệm các hương vị tự nhiên của thức ăn do đó bạn nên hạn chế cho quá nhiều gia vị như mắm, muối, bơ… vào các món ăn cho trẻ.
Điều này giúp trẻ cảm nhận được vị ngon tự nhiên, khám phá được những điều mới lạ ở thế giới xung quanh và kích thích sự thèm ăn tự nhiên.
5.5. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ, dễ nhai
Trẻ 1 tuổi chưa thể thuần thục việc ăn nhai nên với những loại thực phẩm mềm kích thước lớn như nho cả quả, cà chua bi, thịt bò… nên được thái nhỏ, vừa miệng ăn của trẻ.
5.6. Chuẩn bị cho con 1 bát riêng và ăn cùng gia đình
Trẻ 1 tuổi có thể học cách tự xúc bằng thìa và ngồi ăn cùng với gia đình. Vì vậy, ba mẹ hãy chuẩn bị cho con 1 bát ăn và cốc uống nước riêng.
Việc ăn cùng với gia đình còn giúp trẻ bắt chước được những hành động của người lớn như ăn rau, nhai cơm… Ăn cùng nhau còn giúp trẻ kết nối với thành viên khác trong gia đình.
Lúc đầu, bé có thể vương vãi, ăn chậm nhưng ba mẹ hãy kiên trì với con nhé!
5.7. Không bắt buộc ăn nếu trẻ không thích
Trẻ 1 tuổi đã có cảm nhận của mình, nên khi trẻ no sẽ không muốn ăn nữa và lắc đầu từ chối thức ăn. Ba mẹ không nên bắt buộc trẻ phải ăn hết phần cơm còn lại hay thay thế bằng các đồ ăn vặt hấp dẫn khác.
5.8. Bổ sung sản phẩm cải thiện biếng ăn
Ngoài các biện pháp ở trên, ba mẹ có thể tìm hiểu bổ sung các sản phẩm cải thiện biếng ăn cho trẻ như Siro Norikid Plus.
Sản phẩm chứa dưỡng chất tự nhiên như Aquamin F, yến sào Khánh Hoà, inulin thực vật… giúp phục hồi hệ tiêu hoá, cải thiện vị giác giúp trẻ không còn biếng ăn.
Ngoài ra, nó còn tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện sức khoẻ đường ruột, tăng sức đề kháng, hạn chế ốm vặt ở trẻ.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
6. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
Nếu bạn vẫn không biết nấu món gì cho con dưới đây sẽ là gợi ý thực đơn 1 tuần cho trẻ để bạn có thể tham khảo:
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối | Trước khi đi ngủ |
Thứ 2 | Cháo bí đỏ thịt bằm | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo lươn | Chuối trộn sữa chua | Cơm nát, trứng hấp, ranh súp lơ xanh luộc | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 3 | Cơm nát, canh ngao nấu rau mồng tơi | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tim chùm ngây | Sinh tố bơ | Cháo ếch | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 4 | Mì gạo nấu thịt gà | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo óc heo rau ngót | Nước ép dưa hấu | Cơm nát, cá chiên, cà rốt luộc | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 5 | Cháo thịt heo nấm rơm | Sữa mẹ/sữa công thức | Cơm nát, đậu sốt cà chua, canh ra mồng tơi | Lê cắt nhỏ, sữa chua | Cơm nát, bí đỏ xào thịt | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 6 | Cháo ngao bí đỏ | Sữa mẹ/sữa công thức | Phở bò | Nước ép cam | Cháo thịt gà nấm hương | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 7 | Mì, phở thịt băm | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tôm rau dền | Nho cắt nhỏ | Cơm nát, thịt gà xé nhỏ, | Sữa mẹ/sữa công thức |
Chủ nhật | Cháo cá lóc | Sữa mẹ/sữa công thức | Cơm nát, thịt bò kho tàu, canh rau cải | Chuối | Cơm nát, cá kho, măng tây xào | Sữa mẹ/sữa công thức |
Bài viết trên là nguyên nhân và các phương pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình nuôi con khôn lớn.
Tài liệu tham khảo
- https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/12-months/
- https://www.mustelausa.com/blogs/mustela-mag/caring-for-your-1-year-old-baby