Trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn là tình trạng thường gặp và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm chậm sự phát triển của trẻ. Vậy cần lưu ý gì để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách hiệu quả để ba mẹ tham khảo.
Mục lục
1. Đặc điểm của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh phát triển theo tốc độ riêng, nhưng nhìn chung những kỹ năng mà trẻ 7 tháng tuổi có được bao gồm:
- Trí não: trẻ đã phát triển trí nhớ, cảm nhận được sự chia ly.
- Thị giác: Em bé có thể nhìn được cả phòng và thị giác gần tốt như người lớn.
- Vận động: Trẻ có thể ngồi mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào, mặc dù bé 7 tháng có thể cần phải chống tay xuống sàn. Bé bắt đầu điều chỉnh khả năng cầm nắm và có thể nhặt đồ bằng cả bàn tay.
- Ngôn ngữ: Bé bập bẹ và bắt chước được âm thanh để thu hút sự chú ý của người xung quanh. Em bé có thể nói “ba-ba-ba-ba-ba” hoặc “ma-ma-ma-ma-ma!”
- Ngủ: Bé 7 tháng tuổi ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày, trong đó là 6 – 11 giờ vào ban đêm.
Trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu quen với việc ăn dặm, kết hợp giữa việc bú mẹ và ăn thức ăn đặc. Điều này giúp bé học cách tự ăn, quen dần cách nhai, cắn, nuốt, phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt.
Nhu cầu calo hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi là khoảng 825 kcal/ngày đối với bé trai và khoảng 765 kcal/ngày đối với bé gái. Ở độ tuổi này trẻ đang dần làm quen với việc ăn dặm, ăn các thực phẩm đặc, tuy nhiên thức ăn cho bé phải đảm bảo có cấu trúc mịn, mềm. Vì vậy, cách chế biến thích hợp nhất cho trẻ là nghiền, xay nhuyễn, nấu chín mềm.
2. Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn
Nhiều ba mẹ thắc mắc không biết tại sao con mình 7 tháng tuổi lại không chịu ăn, dưới đây là một số lý do phổ biến. Bạn chú ý quan sát con để xác định được nguyên nhân chính xác nhất:
2.1. Do chưa quen với thức ăn đặc
Thường 7 tháng tuổi, trẻ đã ăn các thức ăn đặc được 1 tháng. Tuy nhiên, nhiều bé có thể vẫn chưa quen với việc nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn rắn. Điều này khiến chúng ngậm thức ăn trong miệng, lắc đầu, khóc lóc và biếng ăn.
2.2. Do trẻ mọc răng
Hầu hết trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4, và trong 12 tháng đầu đời sẽ mọc được 6 chiếc răng. Vào tháng thứ 7, trẻ thường bắt đầu mọc răng cửa phía dưới hay hoặc răng cửa phía bên trên. Việc mọc răng này khiến trẻ sốt, cảm giác khó chịu, đau rát, ngứa nướu và không muốn ăn. Mỗi khi nhìn thấy thức ăn, trẻ lắc đầu từ chối.
Việc trẻ 7 tháng tuổi bị biếng ăn do mọc răng là điều hoàn toàn bình thường. Sau giai đoạn này, trẻ có thể ăn uống trở lại.
2.3. Do trẻ mắc bệnh
Các chất lỏng như sữa mẹ, sữa công thức… dành cho trẻ 7 tháng tuổi khá dễ tiêu hóa và hấp thu trong ruột. Khi trẻ chuyển từ sữa sang thức ăn đặc có thể khiến chúng bị táo bón, rối loạn tiêu hoá… Trẻ có cảm giác đầy bụng, dẫn đến chán ăn và ăn ít hơn.
Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi có hệ thống miễn dịch còn non yếu nên khi thay đổi thời tiết đột ngột, vi khuẩn xâm nhập rất dễ mắc bệnh đường hô hấp. Khi cơ thể trẻ bị bệnh, chúng thường cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn.
2.4. Do lượng thức ăn không phù hợp
Trẻ 7 tháng tuổi được khuyến nghị ăn 3 bữa thức ăn đặc (sáng, trưa, tối) và khoảng 500 – 700 ml sữa (sữa mẹ, sữa công thức). Giai đoạn này, trẻ vẫn ăn sữa là chủ yếu, nếu ba mẹ chuẩn bị quá nhiều thức ăn dặm bé có thể không ăn hết được.
Ba mẹ cứ bắt con ăn hết lượng đồ ăn dư thừa có thể tạo thành thói quen xấu cho trẻ khiến trẻ biếng ăn.
2.5. Biếng ăn do sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi là rối loạn ăn uống thường gặp khiến trẻ đột nhiên ăn ít hơn, chán ăn thậm chí là bỏ ăn. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài, chỉ xuất hiện trong 1-2 tuần, sau đó trẻ lại ăn uống như bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Sở dĩ bé 7 tháng biếng ăn sinh lý là do một số thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, chẳng hạn như bước vào giai đoạn ăn dặm, mọc răng, tập bò, bắt đầu biết nhận thức và khám phá những điều mới….
☛ Đọc thêm: Hiểu về biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi
2.6. Do trẻ thiếu dưỡng chất
Việc trẻ không chịu bú sữa mẹ hoặc thiếu lượng sữa bổ sung có thể khiến trẻ thiếu một số chất như kẽm, selen, vitamin… Các vi chất cần thiết để trẻ kích thích ăn uống ngon miệng, nâng cao khả năng tiêu hóa. Vì vậy, khi trẻ 7 tháng tuổi thiếu chất có thể khiến bé biếng ăn.
☛ Đọc thêm: Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ 7 tháng tuổi bị biếng ăn bao gồm:
- Bé thường xuyên không chịu ăn, lắc đầu từ chối khi bố mẹ đút thức ăn, khóc lóc mỗi lần cho ăn.
- Ngậm thức ăn, không chịu nuốt, thậm chí nôn sau khi nhìn hoặc chạm vào thức ăn.
- Bé chậm tăng cân và chiều cao, đôi khi còn sút cân trong thời gian dài.
- Bé ăn được lượng ít thức ăn so với độ tuổi.
- Bé có sức đề kháng kém, hay bị ốm vặt.
4. Bé 7 tháng tuổi biếng ăn kéo dài có sao không?
Trẻ biếng ăn do mọc răng một vài ngày không thành vấn đề, tuy nhiên tình trạng biếng ăn kéo dài vì lý do khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ:
– Chậm tăng cân: Từ tháng thứ 6 việc chỉ bú sữa mẹ không còn đáp ứng nhu cầu năng lượng và dưỡng chất của trẻ nữa. Do đó, nếu trẻ biếng ăn, không chịu ăn thức ăn đặc có thể khiến trẻ chậm tăng cân.
– Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh: Thực phẩm đặc như thịt, cá, rau xanh, trái cây… chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, chống chọi được bệnh tật mỗi khi có vi khuẩn, virus xâm nhập. Nếu trẻ bị biếng ăn kéo dài, cơ thể suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị bệnh.
– Chậm phát triển trí não: một số loại cá, dầu thực vật… chứa omega 3, chất béo tốt cần thiết để phát triển trí não. Nếu biếng ăn có thể thiếu dưỡng chất cho não bộ phát triển bình thường.
5. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ 7 tháng tuổi
Ba mẹ nên dựa vào nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn rồi chú ý về chế độ ăn uống của trẻ như sau:
5.1. Giúp bé quen với thức ăn đặc mới
Đừng quên giới thiệu cho trẻ những thức ăn đặc mới. Ban đầu chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ, nếu bé từ chối thì đừng bắt ép bé ăn.
Tuy nhiên, ba mẹ hãy kiên nhẫn cho con tiếp xúc với chúng từ 10 – 15 lần trước khi từ bỏ. Khi con quen dần với màu sắc, kết cấu có thể con sẽ thử ăn chúng.
5.2. Cho trẻ cầm thức ăn bằng tay
Trong mỗi bữa ăn, bên cạnh việc đút thức ăn cho trẻ, ba mẹ có thể đặt một ít thức ăn nên khay để chúng có thể chạm và chơi với nó.
Tuy rằng sau khi cho trẻ tiếp xúc có thể mất chút thời gian để ba mẹ dọn dẹp, nhưng việc này sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc làm quen với kết cấu của thức ăn đặc.
5.3. Đảm bảo đủ 3 bữa mỗi ngày
Đường ruột của bé 7 tháng tuổi rất nhỏ nên mỗi lần ăn trẻ tiêu thụ được lượng rất ít. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo bổ sung mỗi ngày cho trẻ đủ 3 bữa sáng – trưa – tối. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho trẻ ăn vào cùng thời điểm mỗi ngày, giúp trẻ sản sinh các enzym tiêu hoá đều đặn khiến trẻ ăn tốt hơn.
5.4. Cung cấp đủ nhóm chất
Trẻ 7 tuổi nên được xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ nhóm chất. Đặc biệt các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt xay nhuyễn, ngũ cốc giàu sắt, rau xanh… giúp trẻ 7 tháng tuổi tăng trưởng và phát triển.
Dưới đây là các loại thực phẩm mà trẻ 7 tháng tuổi có thể sử dụng được:
- Thực phẩm giàu protein: Thịt (gà, cừu, cá không xương), trứng, đậu, đậu lăng, đậu và đậu phụ.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Khoai tây, khoai lang, gạo, cháo, yến mạch, ngô, kê, bột ngô và bánh mì.
- Rau: Bông cải xanh, súp lơ, đậu Hà Lan, rau bina, măng tây, củ cải vàng, ớt, cà rốt, bắp cải, bơ, đậu xanh, cải xoăn và bí ngô.
- Trái cây: Chuối, táo, xoài, việt quất, kiwi, lê, dâu tây, đu đủ, dưa, đào, mận và cam.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa chua nguyên kem đã tiệt trùng không có mật ong, đường và chất làm ngọt nhân tạo.
Ba mẹ cần tránh cho con ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành, lúa mì, cá… và các loại hạt, trái cây nhỏ, kẹo, kẹo cao su và bất kỳ thực phẩm nào khác có nguy cơ nghẹt thở.
☛ Mách mẹ: Trẻ biếng ăn nên bổ sung chất gì để tăng cân?
5.5. Tiếp tục cho bé bú và ăn dặm
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất quý giá cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi. Trẻ lười ăn đặc, nhiều mẹ thường cắt giảm một trong 2 loại sữa và thức ăn dặm.
Nhưng ba mẹ nên đảm bảo vừa cho trẻ bú và vừa ăn dặm. Miễn là không nên quá 750ml sữa mỗi ngày đối với trẻ 7 tháng tuổi và thay thế hoàn toàn bằng ăn dặm.
5.6. Kết cấu món ăn phù hợp với trẻ
Trẻ 7 tháng đã ăn được đa dạng các loại thực phẩm nhưng cần chế biến đúng cách để phù hợp với khả năng ăn nhai của trẻ.
Ban đầu, mẹ hãy cho con thử thức ăn dễ tiêu hoá, nấu chín hoặc nghiền. Sau đó có thể chuyển sang dạng hỗn hợp sệt khi trẻ đã quen với các thực phẩm này.
5.7. Tránh thêm gia vị vào bữa ăn
Bé 7 tháng tuổi có khoảng 10.000 gai vị giác để cảm nhận thức ăn. Trẻ nhỏ cần được thưởng thức hương vị tự nhiên để kích thích các giác quan nên ba mẹ hạn chế cho gia vị vào món ăn của trẻ.
Bằng những cách trên, ba mẹ có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho con. Điều này sẽ giúp con khả năng ăn uống về lâu dài.
5.8. Bổ sung siro giúp trẻ ăn ngon như Norikid Plus
Bên cạnh các phương pháp cải thiện biếng ăn cho trẻ 7 tháng tuổi ở trên, ba mẹ có thể sử dụng siro giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon như Norikid Plus.
Trong mỗi gói của Norikid Plus có chứa:
- Aquamin F: chứa dồi dào các dưỡng chất quý như magie, canxi… giúp củng cố miễn dịch và bồi bổ cơ thể trẻ khỏe mạnh.
- Lysin: có tác dụng kích thích vị giác của trẻ giúp trẻ cảm nhận hương vị thơm ngon của món ăn. Ngoài ra, nó còn xúc tác cho một số quá tình tiêu hóa, hấp thu các chất.
- Cao men bia: giúp điều hòa vị giác, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt và tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn.
- Yến sào Khánh Hòa: chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ biếng ăn.
- Kết hợp với các thành phần khác, sản phẩm giúp cải thiện tình trạng biếng ăn – kém hấp thu – chậm lớn của bé cải thiện rõ rệt.
Với nguyên liệu được nhập khẩu từ Nhật Bản, dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP và sản phẩm đạt chất lượng FDA Hoa Kỳ. Mẹ sẽ không còn lý do để phân vân khi lựa chọn NoriKid Plus chăm sóc con yêu.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
6. Gợi ý 8 món ăn kích thích vị giác của trẻ biếng ăn
Bé không chịu ăn những món ăn trước đây, ba mẹ có thể thử một số món khác kích thích vị giác của trẻ như sau:
6.1. Táo và lê hấp
Một cốc táo lê hấp có thể là món khoái khẩu của bé 7 tháng. Bạn chỉ cần cắt táo và lê thành miếng nhỏ, cho chúng trong một chiếc đĩa rồi mang đi hấp. Sau đó để nguội, xay nhuyễn rồi cho bé ăn.
6.2. Súp bí đỏ cá hồi
Món súp bí đỏ cá hồi là món ăn hấp dẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Cách nấu rất đơn giản như sau:
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ, đem hấp cách thuỷ.
- Hành bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Cá hồi rửa sạch, thái khúc nhỏ đem áp cho cho thật chín rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho hành tây, bí đỏ hấp, thêm nước vào máy xay nhuyễn.
- Đun hỗn hợp đến khi sôi rồi thêm cá hồi vào, nấu khoảng vài phút nữa rồi tắt bếp.
6.3. Cháo yến mạch bông cải xanh
Cháo yến mạch bông cải xanh có hương vị thơm nhẹ, màu sắc bắt mắt kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Các mẹ có thể làm như sau:
- Bông cải xanh rửa sạch, thái nhỏ,m.
- Cho 500ml nước nấu sôi thì cho yến mạch vào, khuấy đều, nấu lửa nhỏ đến nhừ.
- Cho thêm bông cải xanh vào. Sau vài phút, dùng máy xay mịn cháo cho bé ăn.
6.4. Cháo gà nấm
Thịt gà chứa nhiều protein và dưỡng chất như sắt, kali… giúp trẻ tăng trường và cải thiện hệ tuần hoàn. Kết hợp với nấm chứa vitamin C, B, D, selen, kẽm kích thích trẻ ăn ngon miệng rất tốt cho bé 7 tháng biếng ăn. Cách thực hiện như sau:
- Sơ chế thịt gà, nấm, gạo rồi đem đi xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp trên vào nồi rồi nấu cùng với nước, đun đến khi chín nhừ.
- Thêm chút dầu ăn để bổ sung chất béo cho trẻ. Đợi nguội rồi cho bé ăn.
6.5. Cháo bông cải xanh và cải bó xôi
Bông cải xanh và cải bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Ba mẹ có thể nấu cháo bông cải xanh hoặc cái bó xôi cho trẻ ăn dặm như sau:
- Rau rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho gạo đã xay vào nghiền, nấu đến chín nhừ thì cho rau xanh vào. Nấu thêm vài phút nữa, để nguội rồi cho trẻ ăn.
6.6. Sinh tố bơ, chuối, táo, đào, lê
Bơ là loại quả chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và cung cấp các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, nó còn dễ tiêu hóa và an toàn cho trẻ.
- Bơ bỏ cuống, lột vỏ, tách lấy phần thịt.
- Cho bơ vào máy, xay cùng với khoảng 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức đến khi thật mịn bỏ ra cho trẻ ăn.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn các loại sinh tố hoa quả khác như táo, lê, chuối, đào… Sinh tố chứa 2 loại cũng là một cách khá độc đáo để kích thích vị giác cho trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn.
6.7. Cháo thịt lợn rau ngót
Thịt lợn là nguồn protein không gây dị ứng, lành tính đối với trẻ nhỏ. Kết hợp với rau ngót chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, kali… kích thích vị giác cho bé 7 tuổi biếng ăn và giúp xương răng chắc khỏe.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rau ngót rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi lọc lấy nước trong.
- Thịt lợn rửa sạch, xay thật mịn.
- Nấu gạo xay với 500ml nước rau ngót bên trên, đến khi chín nhừ thì cho thịt lợn vào.
- Để nguội rồi cho bé 7 tháng tuổi nhà bạn ăn.
6.8. Cháo tôm nấu khoai mỡ
Tôm chứa nguồn protein dồi dào, tuy nhiên là hải sản nên trẻ vẫn có nguy cơ dị ứng. Để nấu món cháo tôm khoai mỡ ăn dặm cho trẻ cần bóc sạch vỏ tôm, sử dụng với lượng nhỏ trước.
Khoai mỡ là loại củ chứa hàm lượng cao chất xơ, khoáng chất (natri, sắt, canxi…) giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Kết hợp tôm và khoai mỡ tạo món cháo thơm ngon cho trẻ ăn dặm:
- Tôm sau khi được bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn.
- Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp rồi xay mịn.
- Nấu gạo xay nhuyễn với 500ml nước cho đến khi chín nhừ. Sau đó cho lần lượt tôm và khoai mỡ xay nhuyễn vào nồi.
- Nấu đến khi sôi, thêm một chút dầu oliu, để nguội rồi cho trẻ ăn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn ba mẹ đã tìm ra được nguyên nhân và có một số biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi. Mong rằng, chúng có thể giúp ích cho bạn, chúc bạn thành công trên con đường nuôi con khôn lớn.
☛ Tham khảo thêm: Thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
- https://www.momjunction.com/articles/top-10-food-ideas-7-months-baby_006697/
- https://flo.health/being-a-mom/your-baby/baby-care-and-feeding/7-month-old-baby-food