9 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có sự thay đổi đột ngột về thể chất và tâm sinh lý, do vậy trẻ 9 tháng biếng ăn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt. Hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu biếng ăn chính là “chìa khóa” giúp cha mẹ sớm khắc phục tình trạng này.
Mục lục
Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi
Có nhiều nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.
Do thực đơn chưa phù hợp
Thông thường, bé bắt đầu tập làm quen với chế độ ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi. Đến 9 tháng tuổi, bé đã có thể quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do vậy, nếu thực đơn hàng ngày của bé quá “đơn điệu”, chỉ xoay quanh những bột, cháo,… có thể khiến cho bé cảm thấy nhàm chán và không muốn ăn nữa. Ngoài ra, có thể là do mẹ chế biến món ăn không phù hợp khẩu vị của bé hay thường xuyên cho bé ăn những thực phẩm chúng không thích, chúng sẽ phản ứng lại bằng cách che miệng, từ chối thức ăn.
Trẻ 9 tháng biếng ăn do sinh lý
9 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt trội về thể chất của trẻ. Giai đoạn này, trẻ đã có thể tập đứng và chập chững những bước đi đầu đời với sự trợ giúp của cha mẹ. Việc học tập một kỹ năng mới khiến trẻ cảm thấy thích thú, khó ngồi yên một chỗ và bò nhiều hơn để khám phá những điều mới lạ xung quanh. Điều này vô tình làm trẻ quên đi việc ăn uống, chúng thường mất tập trung khi ăn và ăn ít hơn so với bình thường.
Ngoài ra, 9 tháng tuổi cũng là giai đoạn trẻ mọc răng. Khi đó, vùng nướu sưng, ngứa và đau khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn thức ăn và dẫn đến biếng ăn, lười ăn.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng tuổi. Tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ đã làm quen dần với những thay đổi, chúng sẽ ăn uống bình thường như trước.
☛ Đọc thêm: 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách xử lý!
Biếng ăn tâm lý ở trẻ 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi đã có sự phát triển về tâm lý và cảm xúc. Chúng sẽ có biểu hiện vui mừng, cười khanh khách khi được khen ngợi, ngược lại, chúng sẽ có phản ứng tiêu cực như quấy khóc, chống đối khi chúng cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ có thói quen quát mắng, thúc ép chỉ vì muốn con ăn được nhiều thức ăn hơn sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi. Trẻ thường có biểu hiện né tránh khi đến bữa ăn, quấy khóc không chịu ăn, lâu dần sẽ dẫn đến biếng ăn kéo dài.
☛ Chi tiết: Nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách khắc phục kịp thời!
Trẻ 9 tháng biếng ăn do bệnh lý
Đối với trẻ 9 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển hoàn thiện nên thường xuyên mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như trào ngược dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,… Những vấn đề phát sinh từ hệ tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khiến chúng cảm thấy chán ăn, không muốn ăn.
Ngoài ra, trẻ 9 tháng tuổi cũng rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như cảm cúm, ho sốt, viêm họng, viêm phế quản,… do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập. Việc dùng thuốc điều trị kéo dài cộng thêm sự mệt mỏi khó chịu do bệnh lý gây ra khiến trẻ trở nên biếng ăn, ăn ít hơn bình thường.
Nguyên nhân khác
- Sự sắp xếp bữa ăn không hợp lý, mẹ cho trẻ ăn tùy hứng không có giờ giấc quy định.
- Thói quen dỗ trẻ ăn bằng cách cho chúng xem tivi, điện thoại,… khiến trẻ mất tập trung, lâu ngày dẫn đến biếng ăn.
- Thiếu hụt một số vi chất quan trọng như vitamin nhóm B, kẽm, lysine, selen,… ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị của trẻ dẫn đến biếng ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng.
- Trẻ biếng ăn do bẩm sinh, di truyền.
- Trẻ sau tiêm phòng cơ thể còn mệt mỏi, khó chịu,…
Nhận biết dấu hiệu trẻ 9 tháng biếng ăn
Trẻ 9 tháng tuổi biếng ăn thường có chung những biểu hiện sau:
- Trẻ không ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày theo độ tuổi, thậm chí là ăn ít hơn ½ khẩu phần.
- Trẻ từ chối thức ăn bằng cách quay mặt đi, lấy tay che miệng, nhè hay phun thức ăn ra ngoài, gào khóc, la hét, chạy trốn, làm rơi thức ăn,…
- Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu ăn cũng không chịu nuốt khiến bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
- Trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn ọe khi nhìn thấy thức ăn.
- Bé không tăng cân trong khoảng 3 tháng liên tiếp, thậm chí là sút cân.
Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?
Theo các chuyên gia, để khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ trở nên biếng ăn, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện pháp giúp bé yêu hết biếng ăn, cha mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
Dinh dưỡng là yếu tố cần được chú trọng đối với các bé biếng ăn. Cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất quan trọng, bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây tươi cung cấp các vi chất thiết yếu cho bé phát triển toàn diện. Cha mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chuẩn xác nhất về chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng biếng ăn.
Thực đơn đa dạng
Để giúp bé 9 tháng tuổi hứng thú với bữa ăn hơn, cha mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày cho bé. Việc linh hoạt thay đổi thực đơn sẽ giúp bé không cảm thấy nhàm chán, đồng thời hứng thú với bữa ăn hơn. Đối với các bé biếng ăn, cha mẹ cũng nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm mà chúng yêu thích. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn các nhóm thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tối ưu hơn.
Một số trường hợp, bé sẽ từ chối tiếp nhận những món ăn mới. Cha mẹ nên kiên nhẫn cho bé tập làm quen bằng cách cho con ăn từ lượng nhỏ sau đó tăng dần về số lượng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Gợi ý 8 thực đơn dễ làm cho bé cải thiện biếng ăn
Tập thói quen ăn uống khoa học
Tập thói quen ăn uống khoa học cho bé sẽ giúp con yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, đồng thời khắc phục được tình trạng biếng ăn. Cha mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ ăn đúng bữa, theo một khung giờ cố định.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, tránh để bé cảm thấy “quá tải” khi phải ăn quá nhiều trong một bữa.
- Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra trong vòng 30 phút, sau thời gian này mẹ nên kết thúc bữa ăn kể cả khi bé chưa ăn hết.
- Không cho trẻ ăn vặt ngay trước bữa chính, các bữa ăn nên cách nhau tối thiểu 2-3 tiếng để cho bé có cảm giác đói, trẻ sẽ ăn được nhiều hơn và ngon miệng hơn.
- Tăng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn bằng cách cho trẻ tránh xa đồ chơi, các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động,…
Trang trí món ăn đẹp mắt
Một cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn được rất nhiều cha mẹ áp dụng thành công đó chính là trang trí món ăn thành nhiều hình thù đẹp mắt, với màu sắc đa dạng. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và tăng cảm giác “thèm ăn”, bé sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều thức ăn hơn mà không cần cha mẹ phải thúc ép.
Tạo không khí bữa ăn thoải mái
Bầu không khí bữa ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Như đã đề cập ở trên, tình trạng biếng ăn chỉ trở nên nghiêm trọng hơn nếu cha mẹ vẫn giữ thói quen la mắng, quát tháo, thúc ép trẻ ăn thật nhiều. Do vậy, để mỗi bữa ăn không còn là một “cuộc chiến”, cha mẹ cần thay đổi từ chính mình và tạo cho bé không khí bữa ăn thoải mái, dễ chịu. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn chung với gia đình, dành những lời động viên, khuyến khích khi con ăn ngoan. Tâm lý trẻ thoải mái, vui vẻ sẽ khiến chúng cảm thấy ăn ngon miệng hơn, đẩy lùi biếng ăn.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Đối với trường hợp trẻ biếng ăn do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung cho bé qua các sản phẩm bổ sung có chứa Lysine, Kẽm, Selen, Vitamin nhóm B, Vitamin A, D, Canxi, Magie,…. Những vi chất này không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giúp bé yêu phát triển toàn diện và nâng cao hệ miễn dịch.
☛ Đọc chi tiết: Trẻ biếng ăn nên bổ sung chất gì?
Norikid Plus – bé ăn ngon, tiêu hóa tốt!
Nếu mẹ đang tìm một giải pháp toàn diện giúp bé hết biếng ăn, con tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt thì mẹ không thể bỏ qua Siro ăn ngon Norikid Plus.
Norikid Plus là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế (Giảng viên Đại học Y dược Hà Nội) cùng các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản với các thành phần chính như:
- Aquamin F: Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chiết xuất từ Tảo biển đỏ vùng Algae Nhật Bản, cung cấp dồi dào các dưỡng chất quý giá như Canxi (30%), Magie (2,2%),… giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh đồng thời củng cố hệ miễn dịch.
- Cao men bia: Giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn, đồng thời tăng cường sức khỏe hệ lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Bột yến sào: Cung cấp dưỡng chất tinh túy từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng, bồi bổ cơ thể, giúp bé tăng cường phát triển thể chất.
- Lysine: Là một acid amin thiết yếu, có khả năng kích thích vị giác giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn, đồng thời nó cũng xúc tác cho một số quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- Inulin thực vật: Bản chất là một loại chất xơ hòa tan, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
- Các vitamin khoáng chất thiết yếu: Vitamin A, D3, K2, Kẽm,… giúp cung cấp các vi chất thiết yếu cho cơ thể, bé phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
Còn chần chờ gì nữa mà mẹ không rinh ngay Norikid Plus?
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Khi nào trẻ 9 tháng biếng ăn cần đi khám bác sĩ?
Trường hợp các bé 9 tháng biếng ăn kéo dài, mặc dù cha mẹ đã áp dụng mọi biện pháp mà tình trạng biếng ăn của trẻ không cải thiện, cha mẹ nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa nhi. Ngoài ra, nếu trẻ thường xuyên ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, chậm tăng cân, nôn trớ nhiều,… cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa bé đi khám để xác định chính xác nguyên nhân biếng ăn ở trẻ và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp nhất.
Bài viết trên đây đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi. Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và sớm khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn, giúp con ăn ngon, phát triển tốt!
Tài liệu tham khảo:
- https://benhviennhitrunguong.gov.vn/cach-khac-phuc-bieng-an-o-tre.html