Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra có các triệu chứng sốt, đau họng, nổi bọng nước ở tay, chân… Và rất nhiều phụ huynh lo lắng việc tắm có thể khiến bọng nước vỡ ra làm bệnh nặng hoặc lâu khỏi hơn. Vậy trẻ bị chân tay miệng có được tắm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?
Bệnh chân tay miệng thường có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau họng, nổi bọng nước… trong thời gian dài khiến trẻ khó chịu. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi tắm cho trẻ thì có nguy cơ vỡ các bọng nước, làm lây lan virus khiến bệnh lâu hỏi hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là không chính xác.
Một trong những lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Việc tắm rửa giúp làm sạch da, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm tình trạng nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nó còn giúp hạn chế lây lan bệnh cho trẻ lành.
Nếu cha mẹ không tắm cho trẻ thì khi các vết mụn vỡ ra sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, virus cao hơn. Vì vậy, việc tắm là điều cần thiết đối với trẻ bị chân tay miệng. Tuy nhiên khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Tắm cho trẻ bằng nước sạch, nước ấm, xà phòng hàng ngày, sau đó thay quần áo sạch cho trẻ.
- Tắm nhẹ nhàng cho trẻ, nhất là vùng da bị nổi bọng nước, chú ý không chà sát mạnh làm vỡ những nốt này.
- Cần tắm trong nhà tắm kín, ấm, tránh gió lùa làm lạnh bé.
- Nên tắm gội cho trẻ nhanh chóng trong vài phút, để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Nếu được chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 7 – 10 ngày các bọng nước sẽ tự động khô lại, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
☛ Tham khảo: Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
2. Những lưu ý dành cho trẻ bị chân tay miệng
Bên cạnh vệ sinh cho trẻ bị chân tay miệng sạch sẽ mỗi ngày thì cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để bệnh không tiến triển nặng:
2.1. Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì?
Khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ nên thực hiện những điều sau đây:
- Chọn quần áo cho trẻ thật rộng rãi, chất liệu thoáng mát để không cọ vào các nốt mụn nước gây khó chịu và làm nó bị vỡ.
- Sau mỗi ngày thay quần áo cho trẻ, cha mẹ cần phải ngâm chúng trong dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% để tiêu diệt virus gây bệnh. Hoặc quần áo bẩn có thể luộc bằng nước sôi trước khi giặt với xà phòng và nước sạch.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và làm dịu các nốt bọng nước trong miệng.
- Như đã nói ở trên, việc vệ sinh sạch sẽ là điều cần thiết cho trẻ bị chân tay miệng. Cha mẹ không tắm cho trẻ là một quan niệm sai lầm. Trẻ cần được tắm bằng nước ấm và thường xuyên rửa tay trẻ cho sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để dự phòng tái phát chân tay miệng qua đường tay – miệng.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ, uống từng ngụm nhỏ nước mát hoặc nước ấm để bù nước nước bị mất qua các cơn sốt và giúp dịu nốt bọng nước.
- Cắt móng tay cho trẻ để trẻ không gãi ngứa làm vỡ nốt mụn nước gây nhiễm khuẩn. Đồng thời rửa sạch bằng xà phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc.
- Ở những gia đình có nhiều trẻ nhỏ, nên cách ly trẻ bị bệnh và trẻ lành. Luộc sôi và dùng riêng biệt các vật dụng cá nhân của trẻ như ly uống nước, bình sữa, thìa ăn cơm, bát đũa…
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, mịn mát… để giảm cảm giác đau do các vết loét trong niêm mạc miệng, trẻ ăn uống được nhiều và có sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Sau 4 – 5 ngày bệnh đã giảm, có thể cho bé ăn uống trở lại bình thường và không cần kiêng gì.
- Bổ sung sản phẩm đề kháng cho trẻ như Norikid Plus. Sản phẩm có chứa nhiều dưỡng chất như Aquamin F, cao men bia, bột yến sào, chất xơ, kẽm, vitamin A, D3, K2… Chúng đều là những chất quý giá nuôi dưỡng và chăm sóc cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần đeo khẩu trang cho mình và trẻ trong khi tiếp xúc và chăm sóc để ngăn ngừa lây lan bệnh.
2.2. Trẻ bị chân tay miệng không nên làm gì?
Khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần chú ý không thực hiện các điều sau đây:
- Chọc vỡ các vết mụn nước: mụn nước có thể tự khô lại khi bệnh khỏi, do đó cha mẹ tuyệt đối không chọc các nốt này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạ sốt bằng Aspirin: Tuyệt đối cha mẹ không nên hạ sốt cho trẻ bị chân tay miệng bằng aspirin bởi nó có nguy cơ bị hội chứng Reye – nguyên nhân gây hại cấp tính não và thoái hóa mỡ gan ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
- Không đưa trẻ bị bệnh đến nơi đông người, có nhiều trẻ em như trường học và công viên… để tránh lây lan bệnh cho người khác. Đặc biệt là những gia đình ở thành phố, cha mẹ phải đi làm nên con thường vẫn phải đi học. Tuyệt đối không được đưa trẻ đến nhà trẻ hoặc trường học, nên để trẻ ở nhà và cần nghỉ học đến khi bệnh khỏi hẳn.
☛ Đọc thêm: Bé bị tay chân miệng có ăn tôm được không?
3. Các cách xử lý bệnh chân tay miệng cho nhanh khỏi
Bệnh chân tay miệng do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách xử lý bệnh chính xác là điều trị triệu chứng và điều trị tích cực trong những trường hợp nặng.
– Điều trị triệu chứng:
- Hạ sốt, giảm đau miệng: bằng cách lau người bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt paracetamol dạng bột pha hỗn dịch phù hợp với trẻ. Liều dùng là 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ. Không được hạ sốt cho trẻ bằng aspirin.
- Bổ sung nước và chất điện giải: Tốt nhất là uống dung dịch oresol.
- Với các vết bọng nước trong miệng, cha mẹ có thể làm dịu bớt đau cho trẻ bằng cách dùng antacide dạng gel chấm vào các nốt hoặc gel rơ miệng (kamistad, zyttee) để giúp khuẩn và giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Khi trẻ bị sốt và loét miệng có thể dùng thêm vitamin C và kẽm
- Giảm ngứa bằng việc uống thuốc kháng histamin như theralene, chlorpheniramine…
- Bổ sung các loại nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên cần hạn chế các loại quả chua (cam, chanh, bưởi…), nước soda…
– Điều trị biến chứng: với những biến chứng suy hô hấp, khó thở… trẻ có thể được chỉ định điều trị chuyên sâu như thở máy, thở oxy, truyền Immunoglobulin IVIG, lọc máu…
Qua bài viết trên chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?”. Hy vọng bài viết cung cấp những kiến thức giúp cha mẹ để chăm sóc tốt cho trẻ bị tay chân miệng tại nhà. Chúc trẻ nhỏ của bạn nhanh chóng khỏi bệnh nhé!