Trẻ biếng ăn, lười ăn, kén ăn,… đang là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của bé. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì và cách khắc phục như thế nào?… Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Biếng ăn là gì?
Theo TS. Nguyễn Thị Lương Hạnh – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, biếng ăn là hiện tượng trẻ không còn hoặc giảm cảm giác thèm ăn, đặc trưng bởi tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, trẻ lười ăn, không chịu ăn, thậm chí tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ biếng ăn từ 6-36 tháng đạt tới 20-50%. Đây là con số đáng báo động, biếng ăn đã không còn là vấn đề trong giới hạn gia đình mà đã trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ em, dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân thường gặp nhất.
Trẻ biếng ăn do tâm lý
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là nguyên nhân phổ biến, hiện tượng này xảy ra thường là do cha mẹ không hiểu tâm lý của con. Khi bé cảm thấy bị ép buộc ví dụ như cha mẹ la mắng, ép buộc bé ăn hết thức ăn của mình trong khoảng thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, trộn thuốc vào thức ăn, sữa,… bé sẽ phản ứng lại bằng cách bỏ ăn, không muốn ăn, trốn tránh khi nhìn thấy thức ăn.
Bé biếng ăn do sinh lý
Quá trình phát triển của trẻ luôn phải trải qua những giai đoạn biến đổi về thể chất, chẳng hạn như chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, bé mọc răng sữa, tập ngóc đầu, lật người, tập đi,… Biếng ăn do sinh lý thường chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tuần, khi cơ thể bé đã quen với những thay đổi, việc ăn uống sẽ trở lại bình thường.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Nếu trẻ đang ăn ngon bình thường đột ngột chán ăn, bỏ ăn thì cha mẹ chớ chủ quan vì rất có thể biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ mắc các bệnh lý như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, táo bón, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán,…), suy dinh dưỡng, loạn khuẩn ruột,…
Bé biếng ăn do chế độ ăn uống
Biếng ăn có thể xuất phát từ sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Khi cha mẹ cho trẻ ăn lặp đi lặp lại một món ăn nào đó hay bữa ăn quá đơn điệu, chế biến không hợp khẩu vị của bé, lượng thức ăn quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến chúng có cảm giác ngán, chán ăn. Đồng thời, việc thay đổi thức ăn đột ngột, cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến biếng ăn.
Ngoài ra, nếu bé có thói quen xem TV, điện thoại,… trong bữa ăn, chúng thường kém tập trung vào bữa ăn dẫn đến ăn chậm, lâu ngày gây lười ăn, biếng ăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Ths. ĐD Lê Thị Kim Mai – khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ được coi là biếng ăn nếu có trên 2 dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ không ăn hết khẩu phần ăn bình thường hoặc bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ ăn ít hơn một nửa khẩu phần ăn của chế độ dinh dưỡng theo tuổi.
- Bé từ chối thức ăn, trốn tránh, che miệng, chạy quanh khóc lóc, la hét khi nhìn thấy thức ăn.
- Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng, không nhai cũng không nuốt.
- Trẻ nhìn thấy thức ăn là có biểu hiện nôn, ọe.
- Bé không tăng cân liên tục trong 3 tháng liên tiếp.
Hậu quả biếng ăn kéo dài ở trẻ em
Biếng ăn kéo dài ở trẻ em là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu cha mẹ không sớm phát hiện và xử lý kịp thời, biếng ăn kéo dài ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả như:
Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng
Theo kết quả một nghiên cứu, trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời sẽ có nguy cơ nhẹ cân gấp 3 lần, thậm chí là thua kém từ 6-22% so với trẻ ăn uống bình thường.
Biếng ăn kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể bé không hấp thu đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là các vi chất, cho dù là thiếu một lượng nhỏ cũng gây tác hại lớn. Ví dụ như thiếu Vitamin A gây khô giác mạc dẫn đến mù lòa, thiếu Sắt gây thiếu máu, thiếu Vitamin D và Canxi gây còi xương chậm lớn,…
Trí não chậm phát triển
Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao thiếu các chất cần thiết cho hoạt động của não bộ như Protein, DHA, Sắt, chất béo, Omega 3 và 6, Sắt, Taurin,… khiến trí tuệ của chúng phát triển chậm hơn so với những trẻ ăn uống tốt. Điều này cũng gây ảnh hưởng về lâu dài, trẻ kém tập trung, học hành chểnh mảng, khó tiếp thu kiến thức,…
Suy giảm miễn dịch, trẻ dễ ốm vặt
Sự thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Khi hàng rào miễn dịch không đủ sức chống chọi lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… trẻ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa hơn so với những trẻ ăn uống đầy đủ. Theo một nghiên cứu, trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cao hơn 45%, số ngày mắc bệnh cũng nhiều hơn 29%.
Suy giảm chỉ số cảm xúc (EQ)
Bé lười ăn thường có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp hơn bình thường, chúng thường có xu hướng thu mình lại, khó hòa nhập với mọi người xung quanh,… Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ về lâu dài, nguy cơ cao dẫn đến tự kỷ, kém hạnh phúc trong cuộc sống,…
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn, lười ăn?
Để đồng hành cùng trẻ vượt qua tình trạng biếng ăn, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó giải quyết từng vấn đề.
Trẻ biếng ăn do tâm lý phải làm sao?
Đối với trẻ biếng ăn tâm lý, việc cha mẹ cần làm đó là giúp bé có hứng thú với bữa ăn trở lại. Để làm được điều đó, trước hết cha mẹ cần điều chỉnh tâm lý của chính bản thân mình.
Hãy luôn tạo cho bé không khí bữa ăn thoải mái, tuyệt đối không quát nạt, dọa dẫm, hay ép buộc trẻ. Thay vì cho con ăn riêng để tập trung ăn uống, cha mẹ có thể cho bé ăn cùng với cả gia đình, đồng thời không nên tiếc những lời khen, lời động viên bé khi bé tỏ ra ăn ngoan, dù chỉ là một lượng nhỏ.
Đối với các bé đi nhà trẻ, cha mẹ cần hiểu rằng, khi thay đổi đột ngột môi trường sống mới, việc gặp gỡ những người lạ, chế độ ăn lạ sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Do vậy, thời gian đầu, cha mẹ có thể đón con về nhà ăn cho đến khi trẻ dần quen với môi trường mới, cha mẹ có thể cho con ở lại buổi trưa.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả
Biếng ăn sinh lý ở trẻ nên làm gì?
Đối với trẻ biếng ăn sinh lý, cha mẹ đừng quá lo lắng vì giai đoạn này sẽ sớm qua nhanh và con sẽ ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể giúp bé ăn được nhiều hơn bằng cách sau:
- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm lượng thức ăn của một bữa mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.
- Không nên cho trẻ ăn đồ ăn vặt, đồ ngọt,… ngay trước bữa chính.
- Tăng sự hứng thú của bé với thức ăn bằng cách chế biến theo kiểu bé thích, bày trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh.
- Khi bắt đầu chuyển sang thời kỳ ăn dặm, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau củ mềm như su su, cà rốt,…
☛ Đọc chi tiết: Biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách xử lý triệt để
Chăm sóc trẻ biếng ăn bệnh lý như thế nào?
Khi nghi ngờ bé biếng ăn do một bệnh lý nào đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh, cha mẹ cần quan tâm chu đáo hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn bệnh lý cha mẹ có thể áp dụng:
- Bổ sung đa dạng dinh dưỡng, ưu tiên các món ăn theo sở thích của trẻ để hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp con chống chọi lại với bệnh tật.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt cao. Đối với bé đang bú mẹ hoặc sữa công thức, có thể tăng số cữ ăn. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng và bổ sung nước.
- Khi trẻ mắc bệnh, không nhất thiết phải dùng bữa đúng giờ, cha mẹ có thể linh hoạt giờ giấc ăn của bé để khuyến khích bé ăn nhiều hơn, tuy nhiên mỗi bữa nên cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Không nên quá ép buộc cũng không quá nuông chiều khi trẻ ốm.
- Chỉ cho bé dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn, không lạm dụng thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến mất khẩu vị, loạn khuẩn ruột, khó tiêu,…
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn như thế nào?
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp chung cho tất cả các loại biếng ăn ở trẻ nhỏ. Tùy theo mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng của trẻ có sự khác nhau.
Đối với trẻ 6 tháng đầu còn bú mẹ:
- Mẹ hãy cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, cả ngày và đêm, lưu ý tư thế bế trẻ để trẻ có thể dễ dàng bú một lượng sữa nhiều nhất.
- Mẹ nên cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên tiếp theo để có thể bú được cả sữa đầu và sữa cuối, giàu chất béo giúp trẻ tăng cân.
- Nếu trẻ không chịu bú mẹ do các bệnh lý như viêm miệng, nấm miệng, mẹ nên vắt sữa rồi dùng thìa đút cho con.
Đối với trẻ giai đoạn ăn bổ sung:
- Giai đoạn đầu, cha mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Cần thay đổi đa dạng các món ăn, cho trẻ ăn những món trẻ thích.
- Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng như các thực phẩm giàu đạm (sữa, trứng, thịt, cá,…), chất bột đường (cháo, bột ăn dặm,…), chất béo (bơ, dầu thực vật, lạc, vừng…), vitamin và khoáng chất (có nhiều trong rau củ quả tươi).
- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần đảm bảo cân đối, chất đạm chất béo nguồn gốc từ cả động vật và thực vật.
- Cha mẹ nên cho trẻ tập ăn thức ăn thô dần theo từng giai đoạn phát triển, ví dụ tập cho trẻ ăn cháo khi trẻ được 10-12 tháng, ăn cơm khi 18-24 tháng.
- Chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho một ngày theo khuyến cáo. Ví dụ, trẻ từ 1-3 tuổi cần năng lượng 1200 kcal/ngày, trẻ 4-6 tuổi cần 1500 kcal/ngày, trẻ 7-9 tuổi cần 1850 kcal/ngày,…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày, mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, khoảng cách mỗi bữa ăn tối thiểu là 2 giờ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ không chịu ăn rau củ quả tươi, cha mẹ có thể cho bé uống nước hoa quả để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và các vi chất cần thiết.
Ngoài ra, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, vitamin, lysine,… cũng là nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ em. Do vậy, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm Norikid Plus – hỗ trợ cải thiện biếng ăn, giúp tiêu hóa khỏe!
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn bổ sung chất gì?
Norikid Plus – Giải pháp giúp bé ăn ngon miệng, mẹ nuôi con nhàn tênh!
Norikid Plus là sản phẩm được TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên trường Đại học Y dược Hà Nội và một số chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu và phát triển, mang đến giải pháp vượt trội dành riêng cho các bé biếng ăn, lười ăn, nhác ăn.
Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có chứa Aquamin F (chiết xuất từ tảo biển vùng Algae Nhật Bản) giàu dưỡng chất quý giá bao gồm chất đạm, Canxi, Magie, vitamin và khoáng chất,… giúp nuôi dưỡng cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Thành phần của Norikid Plus còn chứa các vi chất thiết yếu như kẽm, lysine, Vitamin A, K2, D3,… cùng với Canxi và Magie giúp bé phát triển toàn diện, bắt kịp đà tăng trưởng cùng bạn bè đồng trang lứa.
Ngoài ra, Norikid Plus còn bổ sung các enzyme tiêu hóa hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn, giúp con yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt thành phần cao men bia trong sản phẩm còn kích thích cảm giác thèm ăn, giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện đáng kể tình trạng biếng ăn.
Bé sẽ khó từ chối Norikid Plus bởi hương dứa thơm, vị ngọt tự nhiên dễ uống. Hơn hết, sản phẩm hoàn toàn chiết xuất từ tự nhiên, đã được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể an tâm khi sử dụng cho bé! Với Norikid Plus, bé yêu sẽ sớm tạm biệt biếng ăn, bắt kịp đà tăng trưởng chỉ sau 18-28 ngày!
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty