Trẻ biếng ăn hấp thụ kém là vấn đề mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng không nên chủ quan. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, cha mẹ đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn hấp thụ kém
Kém hấp thu là hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo PGS. TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm.
“Khi mắc hội chứng này thì cho dù trẻ có được ăn uống đầy đủ nhưng vẫn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng do hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu các dưỡng chất trong thức ăn. Đây là vấn đề tiêu hóa thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé” – PGS. TS Lê Bạch Mai chia sẻ thêm.
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn hấp thụ kém qua các dấu hiệu như sau
- Trẻ biếng ăn, lười ăn, chán ăn, mất sự hứng thú với bữa ăn, có thể tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
- Thường xuyên đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, khối lượng lớn mùi tanh, phân sống lổn nhổn thức ăn, có thể có váng mỡ nổi lên.
- Trẻ thường xuyên đau bụng, sôi bụng, căng chướng bụng, quấy khóc nhiều.
- Cơ thể suy nhược, lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu linh hoạt.
- Trẻ có thể trạng gầy yếu, chậm phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng,…
☛ Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Trẻ biếng ăn hấp thụ kém là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, hấp thụ kém ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp nhất.
Ăn dặm quá sớm
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nếu cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) thì trẻ sẽ không hấp thu được nhiều loại thức ăn. Bên cạnh đó, khi bắt đầu ăn dặm, nếu cha mẹ quá vội vã cho trẻ ăn đa dạng thức ăn, đồ ăn cấu trúc phức tạp, khó tiêu hóa,… thì cũng dẫn đến tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng.
Dinh dưỡng thiếu cân bằng
Cha mẹ cần bổ sung đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất với một tỷ lệ cân bằng. Dù thiếu bất kỳ nhóm chất nào cũng có thể dẫn đến tình trạng hấp thu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Thiếu hụt enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa bản chất là các phân tử protein do các tuyến trong cơ thể tiết ra tham gia trực tiếp vào hoạt động tiêu hóa thức ăn. Nhờ chúng, thức ăn được “cắt nhỏ” thành các phần tử nhỏ hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Nếu thiếu hụt enzyme tiêu hóa, trẻ không thể hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn, gây ra thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhiễm giun sán
Khi bị nhiễm giun sán, ngoài việc chúng cư trú trong cơ thể, chúng còn chiếm đi các chất dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó, khi bị nhiễm giun sán, trẻ thường xuyên gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,… cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng. Đó là lý do trẻ bị nhiễm giun sán thường biếng ăn, chậm lớn, cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt.
Lạm dụng kháng sinh
Nhiều cha mẹ có thói cho con dùng kháng sinh một cách lạm dụng không theo chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây kém hấp thu ở trẻ.
Mắc bệnh lý tiêu hóa
Trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa như loại khuẩn đường ruột, viêm ruột, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn, lâu dài gây rối loạn hấp thu ở trẻ.
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng, dù chỉ thiếu một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ ví dụ như còi xương chậm lớn do thiếu Canxi, Vitamin D, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tình trạng biếng ăn và kém hấp thu ở trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, điển hình là trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin thiết yếu dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, trẻ dễ ốm vặt,…
Do vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
- Trẻ biếng ăn kéo dài, người lừ đừ mệt mỏi, thể trạng gầy gò, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
- Trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, chướng bụng,… mà đã áp dụng biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng không đem lại hiệu quả.
- Bé có sức đề kháng yếu hay ốm vặt, kém vận động.
- Trẻ có biểu hiện thiếu vi chất như chậm bò, chậm ngồi, chậm mọc răng, ra nhiều mồ hôi,…
9 cách khắc phục biếng ăn hấp thụ kém ở trẻ
Để khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn hấp thụ kém ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo 9 biện pháp sau:
Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
Một chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi, bổ sung đa dạng dinh dưỡng, quan trọng nhất là 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu với một tỷ lệ cân bằng sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, khiến chúng cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. ☛ Đọc thêm: 5 nhóm vitamin tăng hấp thu cho bé
Chia nhỏ bữa ăn
Đối với trẻ biếng ăn hấp thu kém, cha mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn cũng cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, mỗi cách nhau tối thiểu 2 giờ. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé không bị “quá tải” khi phải dung nạp một lượng lớn thức ăn trong một bữa. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với các bé biếng ăn, lười ăn, cho dù bé có ăn ít 1 bữa, thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì có thể bù lại dinh dưỡng vào các bữa tiếp theo.
Chế biến món ăn hấp dẫn
Với các bé biếng ăn kéo dài, khâu chế biến món ăn ảnh hưởng rất lớn đến vị giác của trẻ. Để giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn, hứng thú với bữa ăn hơn, mẹ nên chế biến món ăn hợp khẩu vị của bé, ưu tiên chế biến thành dạng lỏng mềm dễ tiêu hóa, có thể trang trí món ăn thật bắt mắt sẽ khiến trẻ cảm thấy hứng thú hơn. Từ đó cảm giác ngon miệng cũng tăng dần.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý chế biến món ăn hợp vệ sinh, chọn mua những thực phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp các vi chất dinh dưỡng. Do vậy, bổ sung vi chất dinh dưỡng là biện pháp nên làm khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, hấp thu kém.
Cách đơn giản nhất để bổ sung vi chất là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung vi chất qua các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, kẽm, vitamin nhóm B,… sẽ giúp kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn, thúc đẩy hệ tiêu hóa tăng cường sản xuất enzyme,… từ đó giúp trẻ hấp thu dưỡng chất một cách tối đa.
☛ Đọc thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để con tiêu hóa tốt?
Bổ sung men tiêu hóa
Trường hợp trẻ biếng ăn thấp thu kém do thiếu hụt enzyme tiêu hóa, cha mẹ cần bổ sung men tiêu hóa cho bé để tăng cường hấp thu dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên, cha mẹ cần sử dụng men tiêu hóa hợp lý cho bé, chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian nhất định và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh để cơ thể trẻ lệ thuộc vào nguồn enzyme cung cấp bên ngoài.
☛ Tìm hiểu thêm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định!
Bổ sung men vi sinh
Khác với men tiêu hóa, men vi sinh (probiotic) là chế phẩm chứa vi khuẩn có lợi, được đưa vào đường ruột để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, một số lợi khuẩn hỗ trợ sản xuất một số enzyme tiêu hóa giúp quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Men vi sinh dùng cho các trường hợp loạn khuẩn ruột với các biểu hiện tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, phân sống,… thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ sau một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Tẩy giun định kỳ
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm giun sán nhất do chưa có thói quen vệ sinh đúng cách. Do vậy, cha mẹ cần tẩy giun cho trẻ định kỳ. Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo nên tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, mỗi 6 tháng 1 lần. Các thuốc được sử dụng tẩy giun cho trẻ là Albendazole và Mebendazole với liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Albendazole 200mg (hoặc Mebendazole 500mg) một liều duy nhất.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Albendazole 400mg (hoặc Mebendazol 500mg) một liều duy nhất.
Động viên trẻ vận động
Vận động là biện pháp hiệu quả giúp cơ thể bé phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Đặc biệt là đối với trẻ lười ăn, biếng ăn, vận động sẽ giúp tiêu hao năng lượng đáng kể, giúp trẻ nhanh có cảm giác đói bụng, ăn được nhiều thức ăn hơn. Đồng thời, trong quá trình vận động, nhu động ruột cũng được kích thích giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả hơn.
Bổ sung Norikid Plus – bé ăn ngon, hấp thu tốt!
Một sản phẩm cha mẹ không nên bỏ qua khi có con nhỏ đang gặp tình trạng biếng ăn hấp thu kém đó là siro Norikid Plus – giải pháp 2 trong 1 vừa giúp bé ăn ngon miệng vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất một cách tối ưu!
Norikid Plus được nghiên cứu bởi ThS. Đỗ Thị Nguyệt Quế (Giảng viên Đại học Y dược Hà Nội) cùng các chuyên gia hàng đầu tại Nhật Bản. Sản phẩm bổ sung nguồn dưỡng chất quý giá từ thiên nhiên, trong đó phải kể đến Aquamin F (30% Canxi, 2,2% Magie) chiết xuất từ Tảo biển vùng Algae, Bột yến sào chiết xuất từ tổ yến Khánh Hòa, giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé phát triển toàn diện về cả chiều cao và cân nặng, nâng cao sức đề kháng.
Norikid Plus còn bổ sung các enzyme tiêu hóa, Inulin (chiết xuất từ thực vật xanh nuôi trồng tại Saarland – Đức) giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, mang đến cho con yêu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhờ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung lysine, kẽm, cao men bia,… giúp kích thích vị giác, bé ăn ngon miệng hơn, khắc phục chứng biếng ăn, lười ăn.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Bài viết trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé biếng ăn hấp thu kém và những giải pháp khắc phục hiệu quả. Biếng ăn hấp thu kém đã không còn là vấn đề xa lạ, cha mẹ cần theo dõi sát sao, sớm phát hiện và giải quyết kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.