Tình trạng trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc khá phổ biến khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu trẻ biếng ăn, ngủ ít kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con. Trong bài viết này, các bậc phụ huynh hãy cùng Norikid Plus tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và giải pháp khi con biếng ăn, ngủ ít nhé!
Mục lục
Lý do khiến trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc?
Đa phần ở trẻ khi biếng ăn kéo dài thường kéo theo các vấn đề như hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc hoặc trẻ bị chậm phát triển hơn so với bình thường. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
Do trẻ đói bụng khi ngủ
Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ ngủ không sâu giấc. Đối với trẻ biếng ăn, lười ăn, lượng thức ăn được tiêu hóa ít hơn sẽ khiến dạ dày nhanh rỗng, lượng đường trong máu hạ thấp khi ngủ. Lúc này, các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày sẽ phát tín hiệu đến não khiến cho dạ dày co bóp liên tục và trẻ quấy khóc, khó ngủ.
Do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng
Khi trẻ biếng ăn và không được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển như Kẽm, Canxi, Sắt.. Khi thiếu hút chất dinh dưỡng, trẻ thường hay bứt rứt, khó chịu, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
☛ Đọc thêm: Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ phải làm gì?
Do trẻ bị ảnh hưởng tâm lý từ người lớn
Với một số trẻ gặp tình trạng biếng ăn kéo dài nhưng không được ba mẹ chú ý, quan tâm hay chăm sóc cẩn thận sẽ sinh ra bị tủi thân, cảm xúc stress hoặc bị ám ảnh với lời quát mắng của cha mẹ cho nên đi ngủ thường bị giật mình, lo sợ.
Bên cạnh những lý do trên, trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc còn có thể do các nguyên nhân:
- Trẻ đang gặp phải vấn đề liên quan đến bệnh lý: trẻ bị sốt, cảm cúm, mọc răng, viêm họng…
- Do tác động từ môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn, ánh sáng không phù hợp hoặc do chỗ ngủ nên bé khó ngủ hơn
- Do thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của bé thường trở mình hoặc bị giật mình trong lúc ngủ…
☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc kéo dài gây hậu quả gì?
Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc kéo dài có thể để lại nhiều hậu quả, gồm có:
- Trẻ không được cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động thường này nên thường xuyên mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, buồn ngủ nhưng không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc.
- Trẻ biếng ăn lâu ngày dẫn đến thiếu chất, chậm tăng cân hoặc thậm chí sút cân, chậm phát triển về chiều cao.
- Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
- Sức đề kháng của trẻ suy giảm, dễ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ kém phát triển về trí não, bị rối loạn về nhận thức, hành vi.
Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ngủ không sâu giấc ở trẻ
Sau khi bố mẹ đã xác định được nguyên nhân khiến con biếng ăn và ngủ không sâu giấc thì hãy tham khảo một số mẹo khắc phụ sau đây:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng mỗi bữa ăn
Bữa ăn có đủ các nhóm chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết với trẻ đang ở giai đoạn phát triển. Các bố mẹ hãy dành thời gian để xây dựng cho con những bữa ăn đa dạng, phong phú, đủ nhóm chất dinh dưỡng và đừng quên bổ sung sắt và kẽm cho bé. Đặc biệt, để kích thích vị giác cho con mẹ có thể trang trí các món ăn đẹp mắt.
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì để con ngon miệng, tăng cân?
Không gây áp lực tâm lý cho con trong việc ăn uống
Việc bố mẹ thúc ép, to tiếng, dọa nạt con trong việc ăn uống và ngủ nghỉ sẽ tạo cho con tâm lý sợ hãi và áp lực mỗi khi đến bữa ăn, giấc ngủ. Do đó, các bố mẹ hãy kiên trì đồng hành cũng con, cho con ăn theo khả năng và sở thích.
Massage hoặc kể chuyện cho bé trước khi ngủ
Massage nhẹ nhàng cho con trước khi ngủ sẽ giúp con được thư giãn, thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. Tương tự, việc dành thời gian kể cho con những câu chuyện trước khi đi ngủ sẽ khiến con dễ dàng đi vào giấc ngủ và tăng thêm sự gắn kết giữa con và bố mẹ.
Tập cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ
Mỗi trẻ sẽ có một lịch trình sinh hoạt riêng phù hợp, do đó, các bố mẹ hãy dựa trên lịch sinh hoạt của con để thiết lập thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống, tránh để con ăn ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Đối với những bữa ăn phụ cần phân bố hợp lý, không nên để con vẫn còn no khi đến bữa ăn chính hoặc quá no khi đến giờ đi ngủ, điều này có thể khiến con lười ăn và khó đi vào giấc ngủ.
Xây dựng môi trường sống lành mạnh
Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con được chơi ở những không gian trong lành, nhiều cây xanh mỗi ngày. Các hoạt động thể chất sẽ giúp con tiêu hao năng lượng, mau đói, từ đó ăn ngon miệng hơn và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, việc cho con tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm cũng sẽ cung cấp vitamin D cần thiết cho sự phát triển của con.
Khuyến khích trẻ vận động
Ba mẹ nên thường xuyên cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc vui chơi bên ngoài để giúp bé làm quen với bạn bè. Đồng thời, khi được vận động giúp bé năng động, tích cực và tinh thần vui vẻ hơn. Từ đó bé sẽ chủ động trong việc ăn uống hoặc ngủ nghỉ của mình mà ba mẹ không cần phải nhắc nhở.
Sử dụng sản phẩm bổ sung Norikid Plus
Bên cạnh những giải pháp trên, ba mẹ có thể kết hợp cho bé sử dụng Siro Norikid Plus giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Norikid Plus có nguồn gốc tự nhiên và hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thành phần như Inulin, cao men bia, Lysine Hydroclorid, Bột yến xào, Aquamin D, Kẽm gluconate, Vitamin K2, A, D3, Alpha amylase, Enzyme Cellulase…
Ngoài ra, Norikid Plus đã được Cục An toàn Thực phẩm của Bộ Y tế cấp phép đạt tiêu chuẩn chất lượng lưu hành với số đăng ký 9556/2020/ĐKSP và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ – FDA chứng nhận về an toàn, chất lượng.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Khi nào trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc cần đi khám bác sĩ?
Đa số trường hợp trẻ biếng ăn, ngủ không sâu giấc không quá nguy hiểm và có thể cải thiện bằng một số biện pháp như trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và con có một số biểu hiện sau thì bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ:
- Trẻ biếng ăn, ngủ không sâu giấc kèm theo sốt và nôn.
- Trẻ biếng ăn kéo dài khoảng 3 tuần và thường xuyên mất ngủ, khó ngủ.
- Trẻ bị sụt cân trong thời gian ngắn.
- Trẻ mệt mỏi, uể oải, quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Da của trẻ xanh xao, chậm nói, thường xuyên lờ đờ.