Trẻ có hệ tiêu hóa kém ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
Mục lục
Tiêu hóa kém ở trẻ là gì?
Tiêu hóa kém là tình trạng trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng. Tức là mặc dù thức ăn được đưa vào cơ thể với đầy đủ dưỡng chất nhưng cơ thể không hấp thụ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, dễ ốm vặt,… Đây không phải là một tình trạng hiếm gặp mà ngược lại nó xảy ra rất phổ biến ở trẻ em bởi trẻ có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng nhiều bởi người chăm sóc,…
Nguyên nhân trẻ tiêu hóa kém là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ em, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Chế độ ăn không phù hợp
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ là do chế độ ăn không hợp vệ sinh. Nếu bé được cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn các món ăn không hợp vệ sinh (ví dụ như đồ tái, sống, thực phẩm không rõ xuất xứ,…) thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nếu cha mẹ không chú ý trong quá trình chế biến thức ăn, cho bé ăn các thực phẩm có tính kỵ nhau (ví dụ tỏi và cá trắm, cua và mật ong,…) khiến cho hệ tiêu hóa không thể hấp thu dưỡng chất dẫn tình trạng trẻ tiêu hóa kém.
Ngoài ra, việc ăn uống không điều độ cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ suy giảm chức năng. Nếu cha mẹ cho bé thường xuyên bỏ bữa, hoặc ăn một lượng lớn thức ăn trong một bữa,… có thể khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên rối loạn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương,… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu dưỡng chất.
Ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,… dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém là vấn đề phổ biến, không chỉ trẻ em mà còn gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng gặp vấn đề này nhiều hơn do chưa có thói quen vệ sinh đúng cách, chúng thường mút tay, ngậm đồ chơi,… Nhờ vậy, các loại ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bé gây bệnh.
Thiếu enzyme tiêu hóa
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, một số trường hợp thiếu hụt enzyme tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Enzyme tiêu hóa là những chất được các tuyến trong cơ thể tiết ra nhằm cắt nhỏ thức ăn thành các phần tử nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Thiếu enzyme tiêu hóa sẽ làm cho cơ thể trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng, nhất là các thức ăn khó tiêu, khiến trẻ luôn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
Mắc bệnh lý đường tiêu hóa
Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện dẫn đến tình trạng hay gặp các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày – ruột, không dung nạp Lactose, loạn khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày thực quản,… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Do thuốc
Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, trong đó điển hình là kháng sinh. Kháng sinh là thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng mặt khác nó cũng tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đối với trẻ nhỏ, hệ lợi khuẩn đường ruột còn non yếu. Đó là lý do bé hay bị rối loạn tiêu hóa sau một thời gian dài điều trị bằng kháng sinh.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ có hệ tiêu hóa kém
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có hệ tiêu hóa kém, cha mẹ không nên bỏ qua:
Đau bụng, chướng bụng
Quá trình tiêu hóa không suôn sẻ khiến trẻ luôn cảm thấy đau bụng, đầy chướng bụng. Bụng của bé thường căng tròn sau khi ăn từ 1-2 giờ, hay bị ợ hơi, ợ chua, mặc dù con ăn một lượng vừa đủ nhưng cũng bị sôi bụng, chân co lên bụng, quấy khóc nhiều,…
Buồn nôn và nôn
Đối với các bé trong giai đoạn mấy tháng đầu đời, hiện tượng nôn trớ là rất phổ biến, thường là do ăn quá no hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên đối với các bé trên 1 tuổi, nếu trẻ thường xuyên nôn và buồn nôn, chậm tăng cân, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn,… thì có khả năng cao bé đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy và táo bón là 2 dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo cha mẹ rằng, hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.
- Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Phân lỏng, nát, lổn nhổn thức ăn, có khi toàn là nước,… Tiêu chảy thường kèm theo một số biểu hiện khác như mất nước, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng,…
- Táo bón là hiện tượng trẻ không đi ngoài thường xuyên, có thể 2-3 ngày mới đi một lần. Tính chất phân khô cứng, đóng khuôn. Bé có biểu hiện thường xuyên đau bụng, gặp khó khăn khi đi ngoài,…
Kén ăn, bỏ bữa
Do hệ tiêu hóa chưa ổn định, khả năng hấp thu dinh dưỡng suy giảm, tình trạng ợ hơi ợ chua xuất hiện thường xuyên khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn, bỏ bữa,…
Chậm tăng cân
Trẻ có hệ tiêu hóa kém dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế. Đó là lý do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, về lâu dài có thể gây thiếu hụt dưỡng chất, bé chậm tăng cân, chậm lớn,…
Trẻ tiêu hóa kém có nguy hiểm không?
Tiêu hóa kém ở trẻ là hồi chuông cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp trục trặc, đôi khi nó còn là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào khác. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp trẻ em tiêu hóa kém ngay từ giai đoạn sơ sinh, cho đến nhiều năm sau vẫn không thuyên giảm. Tình trạng tiêu hóa kém lâu ngày khiến cơ thể trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng, thể trạng gầy gò, sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ ốm vặt, chậm tăng cân, thấp còi,…
Trẻ bị tiêu hóa kém phải làm sao?
Khi trẻ có dấu hiệu tiêu hóa kém, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc trẻ em tiêu hóa kém cha mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Dinh dưỡng hợp lý và cân bằng
Dinh dưỡng là vấn đề cần được cha mẹ quan tâm hơn khi trẻ có dấu hiệu tiêu hóa kém. Mỗi bữa ăn, cha mẹ nên bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là Đạm (Protein), Chất béo, Chất bột đường, Vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chất béo, đạm là những chất khó tiêu, cha mẹ nên chú ý bổ sung với tỷ lệ thích hợp, cân đối các nhóm chất. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, trái cây,…
Chia thành nhiều bữa nhỏ
Đối với trẻ tiêu hóa kém, phần lớn các bé có biểu hiện chán ăn, không muốn ăn, bỏ bữa. Cha mẹ không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều và nên để trẻ ăn theo nhu cầu. Nếu bé ăn quá ít thì cha mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng.
Giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn
Nếu bé đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, mẹ nên chế biến các món ăn mềm dễ nuốt. Có thể kích thích vị giác của trẻ bằng cách trang trí thức ăn theo sở thích của bé, đảm bảo trẻ “được đói” trước bữa ăn chính, bổ sung thực phẩm giàu kẽm, lysin và vitamin nhóm B sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngoài ra, điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đối với trẻ tiêu hóa kém, chậm hấp thu đó là cần chế biến món ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, các nguyên liệu nguồn gốc rõ ràng,… Đồng thời tập cho bé thói quen vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, không cho đồ vật lạ vào miệng, không ăn đồ để lâu ngày… để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,…
Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa
Cha mẹ có thể bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa cho bé trong trường hợp rối loạn tiêu hóa liên quan đến các vấn đề như thiếu hụt enzyme tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa trở nên trơn tru hơn,… Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng men tiêu hóa, men vi sinh cho bé khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
Việc lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh hay nhầm lẫn giữa 2 loại men này có thể khiến bệnh mãi không khỏi, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn.
☛ Có thể mẹ quan tâm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém, tiêu hóa kém tốt nhất hiện nay
Tẩy giun định kỳ
Trẻ nhỏ chưa có thói quen vệ sinh đúng cách nên dễ nhiễm giun sán. Do vậy, cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Theo Quyết định số 6437/QĐ-BYT năm 2018, Bộ Y tế khuyến cáo nên tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Các thuốc thường sử dụng là Albendazole và Mebendazole với liều lượng như sau:
- Trẻ từ 12-24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg một liều duy nhất.
- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg một liều duy nhất.
Khuyến khích trẻ vận động
Khuyến khích trẻ vận động thể dục, thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe,… sẽ giúp tăng cường nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tăng vận động sẽ giúp trẻ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, giúp bé ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.
☛ Đọc thêm: Thuốc trị kém tiêu hóa cho trẻ em và những lưu ý!
Ngày nay, tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ càng trở nên phổ biến hơn khiến không ít ông bố bà mẹ phải đau đầu, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Hiểu được nỗi lo ấy, Ths Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên trường Đại học Y dược Hà Nội cùng các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu thành công Norikid Plus – giải pháp 2 trong 1, vừa hỗ trợ tiêu hóa khỏe hấp thu tốt, vừa giúp cải thiện biếng ăn, giúp bé ăn ngon miệng đang được rất nhiều cha mẹ tin dùng!
Siro Norikid Plus – Giải pháp giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt!
Norikid Plus có thành phần chính là Aquamin F – đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, chiết xuất từ Tảo biển đỏ vùng Algae Nhật Bản. Aquamin F với nguồn dinh dưỡng quý giá từ thiên nhiên, cung cấp hàm lượng lớn Đạm, Caroten, Canxi hữu cơ (30%), Magie (2,2%),… và các vitamin khoáng chất khác giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung các thành phần khác như:
- Bột yến sào: Chiết xuất từ tổ yến Khánh Hòa, giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Enzyme tiêu hóa (alpha amylase và cellulose): Giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể trẻ.
- Inulin thực vật: Bản chất là chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe, ngăn ngừa táo bón.
- Cao men bia: Giúp hỗ trợ hệ lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn.
- Lysine Hydroclorid: Kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu Canxi giúp bé phát triển chiều cao.
- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Giúp bé phát triển toàn diện.
Với Norikid Plus – bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt, mẹ nhàn tênh!
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ có tiêu hóa kém và khắc phục kịp thời là biện pháp hiệu quả nhất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trở lại bình thường. Hi vọng qua bài viết trên đây, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc sức khỏe bé yêu!