Trẻ dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ bắt đầu quen với việc ăn và chế độ ăn uống cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn trong bụng mẹ. Do đó không ít trẻ gặp rối loạn ăn uống, nhất là tình trạng biếng ăn. Vậy nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 1 tuổi, bao gồm:
1.1. Do trẻ bị sinh non
Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ trong giai đoạn 0-6 tháng đầu. Vì con được sinh ra sớm nên các cơ ở lưỡi, hàm, hệ thần kinh và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể thực hiện việc ăn uống chưa phát triển đầy đủ. Kết quả là việc hấp thụ và tiêu hóa đủ lượng sữa gặp nhiều khó khăn dẫn đến biếng ăn sau sinh.
Trong nghiên cứu “Tỷ lệ nuôi dưỡng có vấn đề ở trẻ nhỏ sinh non: một phân tích tổng hợp“ của Britt Frisk Pados ước tính có khoảng 43% trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi gặp khó khăn khi bú do các vấn đề như thiếu kỹ năng mút, không phối hợp được động tác bú, nuốt và thở tốt, hệ tiêu hóa non nớt…
Ngoài ra khi mang thai, các mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kẽm… cũng có thể khiến trẻ lười bú hơn dù đủ cân. Lúc này, trẻ có biểu hiện ăn lượng sữa ngoài ít hơn rất nhiều so với độ tuổi, hoặc bỏ hẳn sữa ngoài.
1.2. Do bé tập lẫy
Biếng ăn sinh lý do bé bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu dậy… rất phổ biến trong giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi. Khi bé đang cố gắng học điều mới này, bố mẹ bế con lên để ăn có thể khiến bé cáu gắt, không muốn ăn uống, khóc thì bố mẹ cho ăn…
1.3. Do trẻ đang mọc răng sữa
Răng có thể mọc bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé. Tuy nhiên, hầu hết trẻ từ 4-6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng sữa gây đau sốt, khó chịu trong việc nhai nuốt khiến trẻ không muốn ăn.
Giai đoạn trẻ mọc răng bị biếng ăn mà người lớn thúc ép ăn trong khi con chưa kịp cảm nhận sự ăn ngon miệng trở lại có thể làm các bé sợ bữa ăn hơn. Nhiều trẻ chỉ cần thấy bát cháo là quay đi, khóc, buồn nôn.
1.4. Do không quen với chế độ ăn uống
Trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi là giai đoạn bé tập ăn dặm với một chế độ ăn mới. Thay vì việc ăn món lỏng như sữa mẹ, sữa công thức, cháo… bé bắt đầu ăn các loại cứng hơn và học cách nắm đồ ăn. Trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến trẻ lười ăn, không muốn thay đổi những thực phẩm mới.
Việc ăn dặm nhưng khẩu phần ăn không cân đối, mẹ cho con ăn nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Tuần đầu trẻ có thể ăn rất ngon, nhưng sau đó sẽ ăn kém dần do chế độ ăn này không cung cấp đủ magie, vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1).
Nhiều mẹ nghĩ rằng qua 6 tháng thì sữa mẹ ít chất hơn nên thường cho trẻ bú vặt theo nhu cầu của bé nên thời gian ăn cháo và bú gần nhau. Điều này cũng khiến trẻ chưa có cảm giác đói và không muốn ăn.
1.5. Do bé không tập trung ăn uống
Đây là giai đoạn biếng ăn sinh lý xảy ra phổ biến ở trẻ từ 9-10 tháng tuổi. Sau quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ sơ sinh, đến tháng thứ 9-10, sự thèm ăn có xu hướng giảm đi. Bé bắt đầu chập chững biết đi, học các kĩ năng mới như đi, chạy, leo trèo… Chúng muốn tìm hiểu thế giới xung quanh nhiều hơn nên không tập trung vào việc ăn uống của mình như trước.
1.6. Do trẻ bị ốm
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ mắc các bệnh cấp tính như nhiễm virus, nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa (viêm ruột, viêm dạ dày) và hệ hô hấp. Khi trẻ bị bệnh như vậy, lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể bị mất đi, nhất là vitamin C, A, vitamin nhóm B, sắt, kẽm, magie… khiến trẻ biếng ăn.
Ngoài ra, khi bị bệnh trẻ thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nên dễ bị loạn khuẩn đường đường ruột. Điều này dẫn đến trẻ bị khó tiêu, chướng bụng, càng dễ biếng ăn hơn.
Nguyên nhân này có thể bắt gặp mọi giai đoạn ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, thường thấy nhất ở trẻ khoảng 12 tháng, bé biết đi, tò mò thế giới xung quanh và cho vào mồm bất cứ thứ gì chúng thấy. Trong khi đó những đồ vật rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
☛ Đọc thêm: Làm gì khi bé biếng ăn sau khi bị ốm?
2. Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn
Nếu không được giải quyết tình biếng ăn cho trẻ 1 tuổi kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số cách để chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn như sau:
2.1. Đối với trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi
– Tạo thói quen cho bé bú/ăn đúng cách: Để con bú được nhiều lượng sữa hơn nên cho bé bú đúng tư thế. Cả hai cần đảm bảo sự thoải mái, các mẹ có thể thay đổi vị trí và tư thế để bé bú đều 2 bên, kích thích lượng sữa sản xuất. Tư thế bú đúng là đầu và thân trẻ nằm trên cùng 1 đường thẳng, bụng của bé áp vào bụng mẹ, đỡ đầu, mông. Đồng thời mặt của bé quay vào vú mẹ và mũi đối diện với núm vú.
– Chú ý đến tín hiệu từ trẻ: cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình khi có những dấu hiệu đòi bú như đến giờ ngủ còn thức, đang ngậm nắm tay hoặc núm vú giả, rón rén đòi bú… Ngừng cho bé bú khi bé đã no với dấu hiệu như quay mặt đi, lắc đầu…
– Cho bé ngủ đủ giấc: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì phần lớn thời gian của trẻ dành để ngủ. Do đó, khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ có tâm trạng thoải mái và bú tích cực hơn.
– Phát hiện và xử lý ngay các vấn đề liên quan đến bệnh lý của bé mắc phải.
– Với bé sinh non cần chú ý những điều sau:
- Không ép ăn: cho trẻ sinh non ăn nên là một trải nghiệm tích cực. Ép bé bú có thể làm tăng nguy cơ hình thành chứng ác cảm với thức ăn. Vì vậy nếu còn vài ml trong bình sữa đừng cố cho trẻ bú.
- Tiếp xúc da mẹ kề da bé: tiếp xúc da kề da sẽ giúp trẻ sơ sinh tăng lượng sữa uống và tăng cân nhanh hơn.
- Đặc biệt với những trẻ bị sinh thiếu tháng và thiếu cân cần đến chuyên gia để có một chế độ dinh dưỡng và thuốc riêng. Có thể cần sử dụng thuốc để chống còi xương, thiếu máu từ tháng tuổi thứ 2 đến ít nhất 5 tuổi.
☛ Xem đầy đủ: Cách xử lý khi trẻ 3 tháng biếng ăn, lười bú
2.2. Giai đoạn trẻ từ 4- 5 tháng tuổi
– Thường người lớn cho rằng mọc răng là điều bình thường ở trẻ nên ít quan tâm. Thực chất, bé mọc răng thường rất đau, sốt cao và không dám ăn. Lúc này, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp giảm đau an toàn cho bé. Cụ thể như cho bé uống các đồ mát, ăn thức ăn mềm, sử dụng các sản phẩm bôi nướu giảm đau cho trẻ…
– Không nên cho bé ăn dặm quá sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi, bởi trẻ cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn uống mới hơn.
☛ Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ 4 tháng biếng ăn
2.3. Giai đoạn trẻ từ 6-7-8 tháng tuổi
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn mới – ăn dặm. Đây chính là giai đoạn quan trọng để trẻ có được những thói quen ăn uống lành mạnh, vì vậy cha mẹ nên tập cho con ngay từ những ngày đầu để trẻ có khẩu vị tốt, ăn uống ngon miệng hơn.
– Tạo thói quen ăn đúng giờ, tránh giờ cho con bú gần với thời gian ăn cháo. Việc ăn đúng giờ không chỉ cải thiện tình trạng biếng ăn mà còn giúp bé có khả năng tiết men tiêu hóa tốt tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
– Từ 6 tháng tuổi là bé có thể ngồi ghế ăn dặm hay bàn ăn, lúc này ba men hãy cho bé ngồi cùng gia đình và học thói quen tập trung khi ăn. Gia đình nên hạn chế cho trẻ chơi trong bữa ăn, xem tivi, điện thoại để tránh xao nhãng trong suốt quá trình ăn.
Khi trẻ tập ăn dặm, các mẹ cũng nên bổ sung đa dạng nhiều loại thức ăn cùng với cách chế biến luôn thay đổi để giúp bé hứng thú và ăn uống nhiều hơn.
☛ Xem đầy đủ: Cách cải thiện trẻ 8 tháng biếng ăn
2.4. Giai đoạn trẻ từ 9-10-11 tháng tuổi
– Nếu trẻ bị bệnh cần cho trẻ ăn từng ít một với chế độ ăn chứa nhiều món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần phải dỗ dành bé, cho uống đủ nước, nhất là các loại hoa quả có đường như cam, dừa, nước táo… hoặc sữa. Chúng sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất đủ cung cấp năng lượng cho trẻ.
– Giai đoạn 9-10-11 tháng tuổi, trẻ thích khám phá thế giới xung quanh, chơi và chạy nhảy, do đó người lớn không nên thúc ép con ăn ngay. Hãy báo với trẻ 10-15 phút trước bữa ăn. Khoảng thời gian này giúp bé nghỉ ngơi, tập trung vào việc ăn uống cùng gia đình.
☛ Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ 10 tháng biếng ăn
2.5. Giai đoạn trẻ từ 12 tháng (1 tuổi)
– Để tạo hứng thú trong việc ăn uống cho trẻ biếng ăn, ba mẹ nên đa dạng nhiều loại thức ăn, thay đổi món ăn liên tục. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
– Kiểm tra xem thức ăn có hợp khẩu vị với con không, nếu con vẫn biếng ăn ba mẹ cần thay đổi cho hợp với trẻ. Tuy nhiên cần thay đổi từ từ, xen kẽ những món mới và món cũ mà trẻ thích.
– Trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, sắt, kẽm… Giai đoạn này cũng có thể bổ sung các men vi sinh, insulin thực vật để hỗ trợ tiêu hóa. Do vậy, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có sẵn trên thị trường cho con dùng.
☛ Tham khảo thêm: Cách khắc phục bé 15 tháng biếng ăn
3. Norikid Plus – “Giải pháp vàng” giúp ngăn ngừa biếng ăn ở trẻ nhỏ
Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, tình trạng biếng ăn có thể khắc phục an toàn bằng các sản phẩm bổ sung kẽm, vitamin nhóm B, men vi sinh… Hiện nay, các mẹ có thể tham khảo Siro Norikid Plus – sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị biếng ăn.
Norikid Plus giải quyết biếng ăn nhờ tác dụng toàn diện:
- Giúp trẻ ăn ngon: cao men bia giúp kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa tự nhiên. Từ đó điều hòa vị giác, kích thích ăn ngon miệng.
- Bổ sung vi chất cần thiết: sản phẩm có thành phần yến sào Khánh Hòa, aquamin F – chế phẩm từ tảo biển đỏ thiên nhiên Nhật Bản chứa nhiều vitamin và khoáng chất quý cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa: cao men bia chứa nhiều probiotic và insulin thực vật giúp tái tạo, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột một cách tự nhiên. Thành phần này giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, cạnh tranh với vi khuẩn có hại và loại bỏ chúng ra khỏi đường tiêu hóa. Đồng thời men alpha amylase còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện cho bé: Việc bổ sung kẽm cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng hạn chế ốm vặt, hỗ trợ tăng cân và cải thiện các triệu chứng chán ăn ở trẻ. Đồng thời sản phẩm còn có canxi, magie, vitamin k2… cho hệ xương khớp chắc khỏe giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty