“Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?” là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi có con nhỏ đang gặp phải hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng. Trước khi trả lời câu hỏi này, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ kém hấp thu là gì?
Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ được hiểu là tình trạng cơ thể trẻ không hấp thụ một hay nhiều chất dinh dưỡng. Khi gặp hội chứng này, mặc dù trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể tiếp nhận toàn bộ các dưỡng chất. Về lâu dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm sức đề kháng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Hội chứng kém hấp thu có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo số liệu thống kê từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong số trẻ không tăng cân đến khám tại viện thì có đến 50% trường hợp liên quan đến vấn đề kém hấp thu.
☛ Đọc chi tiết: Tìm hiểu chi tiết hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Phổ biến ở các bé được ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi với thức ăn có cấu trúc phức tạp, dẫn đến khó tiêu, kém hấp thu. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu cân bằng 4 nhóm thực phẩm (đạm, bột đường, béo, vitamin khoáng chất) cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.
- Thiếu vi chất: Sự thiếu hụt các vi chất quan trọng tốt cho hệ tiêu hóa như Canxi, Vitamin B, Magie, Kẽm, Selen,… làm giảm cảm giác ngon miệng, trẻ ăn uống kém, khó hấp thu các dưỡng chất.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm giun sán,… do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
- Thiếu enzyme tiêu hóa: Trẻ thiếu enzyme tiêu hóa sẽ không thể chuyển hóa thức ăn thành các phần tử nhỏ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng. Do đó, thiếu enzyme tiêu hóa sẽ dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ.
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Xảy ra sau một đợt dài điều trị bằng kháng sinh. Hệ lợi khuẩn đường ruột suy yếu, gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dưỡng chất.
Trẻ kém hấp thu có biểu hiện gì?
Ở trẻ em, hội chứng kém hấp thu có một số biểu hiện như sau:
- Trẻ thường xuyên bị căng tức bụng, đầy hơi, đau quặn vùng quanh rốn.
- Đi ngoài phân lỏng, có mùi rất tanh, có thể có váng mỡ nổi lên (do mỡ không được hấp thu).
- Trẻ chậm tăng cân, sụt cân, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng.
- Trẻ dễ ốm vặt, thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng do sức đề kháng suy giảm.
- Khẩu vị giảm sút, bé lười ăn, biếng ăn, ăn kém hơn bình thường.
- Quan sát thấy trẻ luôn tỏ ra mệt mỏi, thiếu linh hoạt.
- Da khô, xanh xao, dễ bầm tím, xuất huyết dưới da do thiếu máu, thiếu protein máu.
- Đau cơ, đau xương, hay bị chuột rút do kém hấp thu Canxi.
- Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1.
- Tâm trạng của bé thay đổi thất thường, hay la hét cáu gắt, quấy khóc thường xuyên.
☛ Đọc thêm: Bé kém hấp thu chậm tăng cân – mẹ phải làm gì?
Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?
Kém hấp thu dinh dưỡng kéo dài kéo theo hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ sau này. Do vậy, khi trẻ có biểu hiện kém hấp thu dinh dưỡng, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý đúng đắn nhất. Đồng thời, để hỗ trợ bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cha mẹ có thể bổ sung cho bé:
Một chế độ ăn uống hợp lý
Để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Thực đơn mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng tỷ lệ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi và nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh làm “quá tải” hệ tiêu hóa, đồng thời giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các bữa ăn nên cách nhau 3-4 tiếng.
- Không phải cứ ăn nhiều là sẽ hấp thu nhiều dinh dưỡng nên cha mẹ không nên thúc ép trẻ ăn quá nhiều, thay vào đó nên cho bé ăn theo nhu cầu sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và hứng thú với bữa ăn hơn.
- Chế biến đa dạng các món ăn theo khẩu vị của bé, ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa, đồng thời liên tục thay đổi thực đơn để giúp bé không bị nhàm chán khi phải ăn một món lặp lại nhiều lần.
Nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Đối với trẻ kém hấp thu dinh dưỡng nên bổ sung một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu đạm: Ưu tiên đạm có nguồn gốc từ động vật. Cha mẹ có thể cung cấp nguồn đạm qua một số thực phẩm như sữa (tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời), trứng, thịt gà, tôm, cua, cá,…
- Thực phẩm giàu glucid: Gồm có gạo, mì,… là nguồn cung cấp chất bột đường thông qua chế độ ăn của trẻ, với lượng lớn trong khẩu phần ăn, nhóm thực phẩm này đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho bé.
- Thực phẩm giàu chất béo: Ngoài cung cấp năng lượng, chất béo giúp làm tăng hấp thu vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và các acid béo thiết yếu cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất béo có thể kể đến như bơ, phô mai, dầu oliu,…
- Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cải thiện đầy bụng khó tiêu, táo bón và kém hấp thu. Một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như bông cải xanh, mướp, đậu bắp, chuối, cam, quýt, cà rốt,…
- Thực phẩm giàu vitamin khoáng chất: Các Vitamin khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện kém hấp thu dinh dưỡng. Chúng có mặt nhiều trong các rau củ quả, trái cây tươi như cam, bưởi, chuối, táo, súp lơ, cà rốt, khoai lang,…
- Thực phẩm chứa men: Sữa chua, sữa chua uống,… giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Vi chất kích thích ăn ngon
Như đã đề cập ở trên, các vi chất có vai trò rất quan trọng. Dù chỉ thiếu một lượng nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, một số vitamin khoáng chất như Vitamin nhóm B, Kẽm, Selen, Vitamin A, C,… tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ gây ra biếng ăn, không còn cảm giác thèm ăn khiến tình trạng kém hấp thu trở nên trầm trọng hơn. Do vậy cha mẹ có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé qua chế độ ăn uống hoặc các chế phẩm bổ sung.
☛ Đọc thêm: 5 nhóm vitamin tăng hấp thu cho bé – Mẹ nên bổ sung ngay!
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Nếu cha mẹ chỉ quan tâm đến bổ sung dưỡng chất mà không đủ chất lỏng, các thực phẩm sẽ như “keo dính” tại đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu. Do vậy. muốn bé hấp thu tốt, cha mẹ cần quan tâm đến việc bổ sung nước cho bé.
Theo Ths.Bs Châu Tố Uyên – Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1, lượng nước nên uống trong ngày theo độ tuổi của trẻ được khuyến cáo như sau:
Tuổi |
Số ly nước uống trong ngày (1 ly tương đương 250ml) |
---|---|
1 |
1 |
2 |
2 |
3 |
3 |
4 |
4 |
5 |
5 |
6 |
6 |
7 |
7 |
8 |
8 |
Từ 9 tuổi trở lên |
8 |
Đối với trẻ sống trong vùng khí hậu nóng hoặc trẻ vận động thể lực nhiều thì nhu cầu nước uống mỗi ngày nhiều hơn, cha mẹ có thể cân đối điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, Ths.BS Uyên chia sẻ thêm.
Bổ sung men tiêu hóa
Đối với trẻ kém hấp thu do vấn đề thiếu enzyme tiêu hóa, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung men tiêu hóa cho bé. Khi vào cơ thể, men tiêu hóa có tác dụng như enzyme tiêu hóa tự nhiên, giúp chia nhỏ thức ăn thành các phần nhỏ, giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất.
☛ Đọc thêm: 7 men tiêu hóa cho trẻ hấp thụ kém được bác sĩ chỉ định!
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh (probiotic) là những chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa, khi vào ruột, chúng sẽ thiết lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Nhiều người nhầm lẫn giữa men tiêu hóa và men vi sinh dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thường dùng men vi sinh trong trường hợp loạn khuẩn đường ruột, trẻ đi ngoài phân sống, khó tiêu, chướng bụng,… hoặc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột sau một đợt dài điều trị bằng kháng sinh.
Siro Norikid Plus – bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt!
Một giải pháp toàn diện dành cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng đã được Ths. BS Đỗ Thị Nguyệt Quế – Giảng viên Đại học Y dược Hà Nội và các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu và phát triển thành công đó chính là Siro Norikid Plus.
Norikid Plus có chứa nhiều thành phần nổi bật như Aquamin F (trong đó có 30% Canxi, 2,2% Magie) Bột Yến sào, Inulin thực vật (chất xơ hòa tan), Cao men bia, Kẽm Gluconate, Enzyme tiêu hóa (alpha-amylase, cellulose), Lysine hydrochloride, Vitamin A, K2, D3,… Sản phẩm mang đến tác dụng:
- Giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, bổ sung enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu tối đa dưỡng chất, giảm táo bón, tiêu chảy.
- Cung cấp các dưỡng chất và các vi chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện, hỗ trợ tăng chiều cao, cân nặng.
- Cải thiện biếng ăn, lười ăn, kích thích ăn ngon miệng,
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Bài viết trên đây đã giúp các bậc cha mẹ trả lời câu hỏi “trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?”. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về hội chứng kém hấp thu cũng như lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cải thiện tình trạng sức khỏe của bé.