Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi bé lười ăn rau và hoa quả không biết nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Để giải đáp tất cả các câu hỏi này, bố mẹ hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
☛ Đọc trước: Trẻ lười ăn và những thông tin cần biết!
Mục lục
1. Tại sao bé lười ăn rau và hoa quả?
Việc tìm ra lý do khiến trẻ không muốn ăn rau và trái cây là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp hỗ trợ ba mẹ có cách giải quyết phù hợp nhất cho con. Để tìm được nguyên nhân chính xác, gia đình nên nói chuyện với con và hỏi con nhiều hơn.
Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không thích ăn rau, hoa quả bao gồm:
1.1. Do trẻ sợ ăn đồ ăn mới
Theo bài viết “Hội chứng sợ trẻ em: khi một đứa trẻ sợ thức ăn mới” của chuyên gia dinh dưỡng Margarita Octoratou có nói rằng: tình trạng sợ thức ăn mới thường xuất hiện ở trẻ được 18 – 24 tháng tuổi, đỉnh điểm từ 2 – 6 tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên.
Chỉ vài tuần trước đó, trẻ vẫn vui vẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau và hoàn toàn không kén ăn nhưng đột nhiên gần đây trẻ lại ngoan cố không muốn ăn mọi thức ăn mới. Hầu hết các nghiên cứu thấy rằng, trẻ chủ yếu tránh ăn rau quả, trái cây và chỉ đôi khi tránh thức ăn giàu protein như cá, thịt gà… Nguyên nhân có thể do trái cây và rau xanh có nhiều màu sắc sặc sỡ và hình thù khác nhau, nên trẻ xem xét, lắc đầu và không muốn ăn chúng.
1.2. Do nhạy cảm với mùi vị của rau
Trên các gai lưỡi có rất nhiều núm vị giác giúp con người cảm nhận vị của thức ăn như chua, cay, mặn, ngọt và umani (vị của mì chính). Khi chúng ta sinh ra, các núm này được hình thành và lớn lên thì chúng sẽ tiêu đi và tái tạo lại. Tuy nhiên, khả năng phục hồi thường giảm đi ở người lớn. Vì vậy, trẻ nhỏ có núm vị giác nhiều hơn gấp nhiều lần người lớn giúp tăng độ nhạy cảm với thức ăn.
Trong khi đó, các loại rau phổ biến như rau họ cải, mướp đắng… do có chứa hàm lượng cao canxi và các hợp chất có lợi như phenol, terpin, flavonoid nên có vị đắng. Kết hợp với khả năng nếm vị cao, độ đắng cảm nhận ở trẻ gấp nhiều lần người lớn nên trẻ khó chịu và không muốn ăn chúng.
Ngoài ra, một số trẻ có gen TAS2R38 bị lỗi sẽ nhạy cảm với mùi vị hơn những đứa trẻ bình thường khác. Điều này dẫn đến việc trẻ lười ăn rau, hoa quả.
1.3. Do trẻ có ký ức xấu với rau, hoa quả
Một nguyên nhân khác khiến trẻ không muốn ăn rau xanh và hoa quả là do có ký ức xấu với món này.
Thông thường, trẻ em có xu hướng thích các đồ ăn chứa nhiều chất béo và đường (như bánh ngọt, kem, kẹo) bở chúng gắn với những kỷ niệm đẹp như ngày lễ, tiệc tùng, những ngày có thưởng…
Trong khi đó, việc ăn các món rau xanh và hoa quả lại gắn với ký ức không mấy tốt đẹp. Ví dụ như ba mẹ thường la mắng, cằn nhằn con trong những bữa ăn có những thứ màu xanh. Điều này khiến trẻ coi rằng đồ ăn ngọt là phần thưởng còn rau quả là việc không tốt.
2. Trẻ không ăn rau có gây ảnh hưởng gì không?
Rau xanh là nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Vì vậy, nếu không ăn rau xanh, hoa quả thì trẻ thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây thiếu chất, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, các vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác như thịt, sữa, cá… do đó việc không rau, hoa quả không gây ảnh hưởng thiếu chất nghiêm trọng.
Còn thiếu chất xơ, trẻ có nguy cơ béo phì, táo bón và các vấn đề về tiêu hóa, kém hấp thu chất khác. Ngoài ra, nó còn gây tăng lượng đường trong máu và tăng cholesterol khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
3. 8 Cách giúp con “thèm” ăn rau và hoa quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ lười ăn rau và hoa quả mà có biện pháp cải thiện hiệu quả như sau:
3.1. Giảm mùi vị khó chịu của rau, hoa quả
Với những loại rau, hoa quả có mùi vị đặc biệt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ mà mẹ muốn bổ sung cho bé, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo giảm mùi vị của rau, hoa quả.
Ví dụ như rau cải canh, để giảm độ đắng các mẹ có thể thêm một củ khoai tây hoặc vắt một ít chanh vào. Với mướp đắng, mẹ ngâm qua nước muối hoặc trần qua nước sôi.
3.2. Tìm loại thực phẩm mà trẻ thích, thử với lượng nhỏ
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cha mẹ nên lựa chọn những loại rau xanh, hoa quả phù hợp với trẻ.
Ví dụ như trẻ khoảng 6 tháng tuổi nên cho bé ăn các loại rau và trái cây có vị ngọt, mềm, trẻ dễ nhai và nuốt. Trẻ lớn hơn tầm 8 – 12 tháng, đã đọc răng nên mẹ có thể lựa chọn thực phẩm dạng thô. Bố mẹ cắt thành miếng nhỏ vừa tay trẻ và thay đổi các loại rau, hoa quả có mùi vị chua cay ngọt khác nhau để bé nhai.
Tuy nhiên, nên thử với lượng nhỏ để trẻ tập quen với những loại thức ăn này. Bởi cần phải cho trẻ tiếp xúc với một loại rau xanh mới từ 5 – 10 lần trước khi chúng quen. Từ thời điểm này trở đi, trẻ sẽ thích thú và thưởng thức những món rau quả hay trái cây này hơn.
Khi trẻ đã hào hứng với việc ăn rau xanh, hoa quả thì bố mẹ nên dự trữ trong tủ lạnh để bé thoải mái lựa chọn loại mà con thích.
3.3. Thiết kế đĩa rau củ quả hấp dẫn
Nếu trẻ không chịu ăn rau khi chúng được thái nhỏ, bạn hãy thử cắt chúng thành các hình dạng thú vị như ngôi sao, trái tim hoặc các hình khác.
Cha mẹ có thể tạo những hình này bằng dao, dụng cụ cắt rau củ quả để dễ dàng hơn. Sau đó xếp thành những bức tranh có ý nghĩa trên đĩa. Điều này kích thích trí tò mò, hứng thú của trẻ và giúp chúng ăn uống ngon miệng hơn.
☛ Có thể mẹ quan tâm: 5 cách tạo hứng thú ăn uống cho trẻ lười ăn
3.4. Đa dạng hoá cách chế biến
Ngoài việc cho trẻ ăn rau quả dạng thô trực tiếp thì ba mẹ nên chế biến thành các dạng khác như nấu cháo, nấu súp, xay nước ép cho bé uống, trộn trái cây cùng với sữa chua… để kích thích vị giác của trẻ.
Đôi khi, tất cả những gì cần thiết để lôi kéo một đứa trẻ lười ăn rau là thêm gia vị cho những món mà chúng ăn. Việc chế biến làm tăng hương vị cho món ăn giúp trẻ kích thích với vị mà chúng thích hơn.
3.5. Ăn rau cùng với trẻ
Bữa ăn gia đình là thời điểm tốt để dạy con ăn những món lành mạnh, tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây… Bố mẹ có thể nói cho con lợi ích của việc ăn rau như giúp con tiêu hóa và hấp thu những thứ con đã ăn, từ đó giúp con cao lớn và khỏe mạnh hơn…
3.6. Trộn với nước sốt có mùi vị thơm ngon
Để tăng mùi vị của rau, cha mẹ có thể trộn rau với các loại nước sốt có mùi vị thơm ngon. Từ đó giúp trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống, đặc biệt là các loại rau sống như cà chua, xà lách…
3.7. Cùng bé nấu món ăn
Một cách khác để kích thích cảm giác thèm ăn rau ở trẻ là cùng con tham gia nấu các món ăn gia đình có rau. Bởi trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3 – 10 tuổi thích phát huy tính độc lập và thực hành kỹ năng mới. Việc cùng bé nấu ăn sẽ giúp trẻ hào hứng và muốn ăn những loại rau mà chúng đã chuẩn bị.
Cha mẹ có thể bắt đầu từ việc đi chợ, cho con lựa món rau mà con thích, sau đó cùng con làm những công đoạn đơn giản như nhặt rau, trang trí món ăn. Trẻ lớn hơn có thể bào hoặc cắt nhỏ rau… và hỗ trợ bố mẹ nẫu nướng.
3.8. Gắn việc ăn rau với một điều tích cực
Để tránh có những suy nghĩ xấu về việc ăn rau, trái cây thì ba mẹ không nên sử dụng thức ăn như một phần thưởng hay một hình phạt.
Mặc dù có thể chấp nhận được một số áp lực nhẹ nhàng, nhưng tốt nhất là bố mẹ đừng cằn nhằn bé quá nhiều và ép bé ăn. Hãy vui vẻ ngay cả khi trẻ ăn được một chút rau xanh hay trái cây.
☛ Đọc thêm: Mách mẹ 16+ cách giúp trẻ hết biếng ăn, lười ăn cực đơn giản
4. Norikid Plus – Giải pháp cho trẻ biếng ăn, kén ăn
Mẹ đã thử nhiều cách nhưng con yêu vẫn không cải thiện tình trạng biếng ăn, kén ăn. Vậy ba mẹ đã nghe đến NORIKID PLUS – SIRO VÀNG TRONG LÀNG BIẾNG ĂN. Sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, tiêu hóa khỏe và lớn nhanh được TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế – giảng viên trường Đại học Y Hà Nội và một số chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu sản xuất.
NORIKID PLUS chứa các thành phần:
- Aquamin F: Đây là một chế phẩm từ tảo biển đỏ thiên nhiên Nhật Bản với hàm lượng lớn canxi lớn, dễ hấp thu, không gây táo bón và lắng cặn như canxi vô cơ thông thường.
- Yến sào: Cung cấp 18 loại axit amin và khoáng chất hỗ trợ hệ miễn dịch, kích thích vị giác giúp bé ăn ngon và hấp thu toàn bộ dưỡng chất cần thiết.
- Cao men bia: tạo cảm giác thèm ăn, tái tạo và ổn định hệ vi sinh vật ở đường ruột
- Vitamin K2 và D3: tăng hấp thu canxi từ thực phẩm vào máu, tăng cường vận chuyển và có vai trò quan trọng trong việc định hướng canxi vào xương, phát triển hệ xương chắc khỏe.
- Kẽm: tăng cường sức đề kháng hạn chế ốm vặt, hỗ trợ tăng cân và cải thiện các triệu chứng chán ăn ở trẻ.
- Inulin thực vật: kích thích các lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt và lên cân đều đặn. Đồng thời inulin còn hỗ trợ làm mềm phân ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
- Alpha amylase: men tiêu hóa quan trọng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn, nhanh đói.
Bố mẹ đã dùng thử mọi cách nhưng con vẫn cứ lười ăn rau, hoa quả. Vậy thì ngần ngại gì mà không cho trẻ dùng thử NoriKid Plus – sản phẩm đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ngay hôm nay.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn rau, trái cây và 8 biện pháp khắc phục. Mỗi trẻ có nhu cầu ăn uống khác nhau, nên ba mẹ hãy kiên nhẫn và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho con. Chúc ba mẹ thành công.