Trẻ quấy khóc không chịu ăn uống là một trong những vấn đề ngang giải đối với nhiều bậc cha mẹ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp là vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ 9 cách hữu ích giúp các bậc phụ huynh giải quyết tình trạng bé quấy khóc không chịu ăn uống bằng việc xây dựng thực đơn đa dạng đến tạo thói quen ăn uống hàng ngày.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không chịu ăn uống
- 2. 9 cách giải quyết tình trạng quấy khóc không chịu ăn uống ở trẻ
- 2.1. Xây dựng thực đơn đa dạng
- 2.2. Trang trí món ăn hấp dẫn
- 2.3. Không bắt ép trẻ ăn
- 2.4. Cho trẻ ăn bằng tay
- 2.5. Hạn chế cho con xem tivi, điện thoại khi ăn
- 2.6. Thông báo trước bữa ăn 15 phút
- 2.7. Điều trị bệnh cho con
- 2.8. Tạo thói quen ăn uống tốt
- 2.9. Sử dụng các sản phẩm cải thiện tình trạng biếng ăn
1. Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không chịu ăn uống
Trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ có thể biểu đạt cảm xúc mong muốn của mình thông qua hành động. Do đó, việc hiểu được lý do đằng sau tiếng khóc không muốn ăn đó là quan trọng bởi nó góp phần tìm ra cách giải quyết hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc không chịu ăn uống, bố mẹ có thể dựa vào tình trạng của con để xem xét:
1.1. Do trẻ không thích món ăn
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ quấy khóc không chịu ăn uống là do trẻ không thích món ăn mà gia đình nấu.
Trẻ có thể cảm thấy không thích mùi vị, màu sắc, kết cấu, nhiệt độ của món ăn, hoặc không thích cách chế biến của nó. Điều này thường xảy ra khi bố mẹ cố ép trẻ ăn những món trái với sở thích của trẻ hoặc cố gắng cho trẻ ăn những thực phẩm mới mà trẻ chưa từng thử bao giờ.
Hầu hết các bé đều sẵn sàng ăn thức ăn dặm khi trên 6 tháng tuổi, nhưng một số trẻ có thể thấy chưa quen với những món ăn mới. Điều này khiến trẻ quấy khóc, bịt chặt miệng và không muốn ăn uống.
Ba mẹ hãy nhớ xem đây có phải lần đầu cho trẻ ăn món này hay không để xác định rõ nguyên nhân nhé.
1.2. Do trẻ đã no
Trẻ có thể quấy khóc không chịu ăn uống vì trẻ đã no hoặc không đói. Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, chỉ khoảng bằng nắm tay của người lớn. Do đó, trẻ nhỏ chỉ cần bú sữa một lượng nhỏ là đã no.
Trẻ lớn hơn cũng có thể đã ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng của mình trong ngày và không muốn ăn thêm. Cha mẹ nên tôn trọng cảm giác no của trẻ và không ép trẻ ăn quá sức.
Các mẹ xem con mình đã ăn những gì trong ngày chưa như bú sữa mẹ, ăn đồ ăn vặt… hoặc nếu bé đã ăn được một lượng thực phẩm vừa đủ mới quấy khóc thì có lẽ bé đã nó rồi đó.
1.3. Do không đáp ứng nhu cầu của trẻ
Trẻ có thể quấy khóc không chịu ăn uống vì trẻ muốn được đáp ứng các nhu cầu như chơi đùa, xem điện thoại, được ôm ấp hoặc được ngủ. Bởi để đạt được những điều trẻ muốn, chúng thường tạo sự chú ý bằng cách quấy khóc, từ chối thức ăn khiến rất nhiều ba mẹ đau đầu nên bắt đầu đáp ứng mong muốn của trẻ.
Trong những trường hợp này, cha mẹ nên tìm hiểu nhu cầu của trẻ và nếu hợp lý như trẻ muốn đi ngủ thì làm theo. Còn nếu không hợp lý như đòi xem điện thoại, tivi thì ba mẹ nên luyện bỏ thói quen xấu này để cải thiện chế độ ăn uống ở trẻ.
1.4. Do trẻ có vấn đề về sức khoẻ
Tình trạng quấy khóc và không chịu ăn uống còn có thể do trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm amidan, ngạt mũi, viêm phế quản, mọc răng, táo bón… Do cơ thể phải dành sức lực để chống lại tác nhân gây bệnh nên trẻ cảm thấy đau, khó chịu, quấy khóc và không muốn ăn.
Ba mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu khác của con như mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, quấy khóc bất thường…
2. 9 cách giải quyết tình trạng quấy khóc không chịu ăn uống ở trẻ
Tuỳ theo từng nguyên nguyên và mức độ lười ăn ở trẻ mà ba mẹ có biện pháp phù hợp với tình trạng của con như sau:
2.1. Xây dựng thực đơn đa dạng
Trẻ thường không ăn những món mà trẻ không thích, do đó ba mẹ nên nấu đa dạng các món ăn hơn để trẻ thoải mái lựa chọn cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Khi nhận thấy trẻ không thích loại thực phẩm hay cách nấu nào đó, bố mẹ có thể thay thế bằng cách thực phẩm cùng loại hay chế biến khác để kích thích sự thèm ăn của bé hơn.
Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên bày một lượng nhỏ mỗi món lên đĩa, tránh để quá nhiều đồ ăn khiến trẻ nhìn đã thấy chán. Khi trẻ đã ăn hết rồi, tiếp tục hỏi ý kiến của con xem có muốn ăn nữa hay không rồi thêm vào đĩa.
2.2. Trang trí món ăn hấp dẫn
Ba mẹ hãy thử những gì có thể để làm món ăn thêm hấp dẫn hoặc thú vị. Khi thấy những hình thù ngộ nghĩnh từ thức ăn, trẻ có thể ngừng khóc ngay và nếm thử chúng. Điều này giúp cải thiện tình trạng không muốn ăn ở rất nhiều trẻ nhỏ.
2.3. Không bắt ép trẻ ăn
Nhu cầu ăn uống ở trẻ là khác nhau, do đó nếu bé đã ăn được lượng thức ăn nào đó rồi mới quấy khóc không chịu ăn nữa thì ba mẹ nên ngừng việc tiếp tục cho con ăn. Không nên bắt trẻ ăn khi đã no khiến trẻ có ác cảm với việc ăn uống.
Đặc biệt, không nên phạt con vì con ăn không hết hoặc yêu cầu trẻ ở lại bàn ăn cho đến khi đĩa đã sạch thức ăn. Việc này sẽ khiến trẻ chống đối và tình trạng quấy khóc nghiêm trọng hơn.
2.4. Cho trẻ ăn bằng tay
Ở những trẻ chưa quen với những thức ăn mới, cách tốt nhất là để cho trẻ khám phá hoặc chơi với thức ăn bằng tay. Làm như vậy, trẻ học được những thông tin thú vị về từng đặc điểm như mùi vị, kết cấu, màu sắc… và khiến nó trở nên quen thuộc hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ nên để bé ở tư thế thoải mái, nếu có thể ngồi cùng với gia đình càng tốt. Điều này giúp trẻ học được cách đưa thức ăn vào miệng, nhai thức ăn như người lớn. Bên cạnh đó, nó còn tạo sự gắn kết với các thành viên khác trong gia đình cho trẻ.
2.5. Hạn chế cho con xem tivi, điện thoại khi ăn
Lúc đầu trẻ có thể quấy khóc rất nhiều do ba mẹ không đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên sau một thời gian rèn luyện tính kỉ luật cho con như không cho xem điện thoại, tivi trong lúc ăn thì tình trạng quấy khóc của bé sẽ dần được cải thiện.
2.6. Thông báo trước bữa ăn 15 phút
Nếu trẻ quấy khóc không chịu ăn do đòi chơi tiếp thì ba mẹ nên thông báo cho con trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút. Thời gian này để trẻ học cách thu dọn đồ chơi, nghỉ ngơi và phụ giúp gia đình chuẩn bị thức ăn. Đây là một thói quen ăn uống tốt cho trẻ.
2.7. Điều trị bệnh cho con
Khi con mọc răng, sốt, hay mắc các bệnh khác thường quấy khóc hơn bình thường. Lúc này ba mẹ nên nhẹ nhàng với con.
Trong khi trẻ bị bệnh, nên bổ sung những thực phẩm lỏng dễ ăn, tránh các thức ăn quá đặc, cứng khiến trẻ phải nhai gây cảm giác khó chịu.
Việc sử dụng thuốc có thể cân nhắc ở trẻ, tuy nhiên cần tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2.8. Tạo thói quen ăn uống tốt
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển do đó nên xây dựng các thói quen tốt để bé ăn uống lành mạnh hơn.
Cụ thể như cho bé ăn đúng giờ, ăn cùng và trò chuyện với bé. Không nên bế rong trong khi trẻ ăn, hay cho con xem các thiết bị điện tử. Điều này sẽ khiến trẻ sao nhãng, nhai theo cảm tính và không cảm nhận được vị ngon, ngọt của thức ăn.
2.9. Sử dụng các sản phẩm cải thiện tình trạng biếng ăn
Việc trẻ quấy khóc lười ăn có thể do thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết như sắt, kẽm… do đó việc bổ sung các sản phẩm chứa thành phần này là vô cùng quan trọng. Được hơn 300.000 bà mẹ Việt tin tưởng và sử dụng cho con, Siro Norikid Plus là “bảo bối thần kì” giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, quấy khóc không chịu ăn uống ở trẻ.
Nhờ các thành phần tự nhiên từ NoriKid Plus như cao men bia, inulin từ thực vật… sản phẩm kích thích sự thèm ăn tự nhiên, trẻ háu ăn hơn mà không quấy khóc.
Đây là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT hiện nay có thành phần chính là Aquamin F từ vùng biển Algae Nhật Bản giúp bổ sung các Vitamin & khoáng chất quý giá nuôi dưỡng và chăm sóc cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Siro còn bổ sung thêm Canxi, D3, K2,… giúp con phát triển toàn diện và đề kháng khỏe. Vì vậy, ba mẹ có thể sử bổ sung đều hoặc chia đợt ra cho cho bé để con luôn khỏe mạnh.
Norikid Plus đã được cục quản lý Dược Phẩm & Thực Phẩm FDA Hoa Kỳ cấp bằng chứng nhận an toàn tuyệt đối ở trẻ nhỏ nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc không chịu ăn uống. Mong rằng bài viết cho thể giúp ích cho bạn, chúc ba mẹ nuôi con khôn lớn và khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
- https://www.verywellhealth.com/what-to-do-when-your-child-is-not-eating-anything-1323965
- https://www.webmd.com/parenting/baby/ss/slideshow-feeding-problems