Bệnh viêm phế quản là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Phần phế quản là đường thở dưới nối họng và hai lá phổi, chưa đến nhu mô phổi bị tổn thương. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, virus có thể lan xuống phổi gây ra viêm phổi.
Trẻ em bị viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính:
- Viêm phế quản cấp tính: thường diễn ra trong thời gian ngắn, không quá một vài tuần.
- Viêm phế quản mạn tính: bệnh kéo dài trong vài tháng, thậm chí tới nhiều năm, có nguy cơ tái diễn nhiều lần.
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Có một số nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ như sau:
– Virus:
Nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản ở trẻ em là do virus. Chủng virus thường gặp nhất là virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp (RSV), các loại virus sởi hoặc cúm… Ban đầu trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên, sổ mũi, cảm lạnh… sau đó không được điều trị cộng với sức đề kháng yếu, virus di chuyển xuống phế quản gây ảnh hưởng tới bộ phận này. Khí quản bị sưng, đỏ tấy, tiết dịch… gây ra các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.
– Vi khuẩn:
Sau khi trẻ bị viêm phế quản, trẻ có thể bị bội nhiễm nhiều vi khuẩn khác nhau. Các vi khuẩn thường gặp như phế cầu khuẩn, H. Influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Chúng là vi khuẩn thường có trong mũi – họng, khi sức đề kháng của trẻ yếu đi chúng hoạt động mạnh và gây ra bệnh.
– Môi trường:
Một số yếu tố từ môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ. Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm, xung quanh nhiều khói thuốc lá… tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Nguyên nhân khác:
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến viêm phế quản ở trẻ như sinh non sức đề kháng yếu, trẻ dùng kháng sinh kéo dài, gia đình có tiền sử bị hen suyễn…
3. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em như thế nào?
Các triệu chứng viêm phế quản có thể khác nhau ở từng trẻ, tuy nhiên thường thấy nhất là ho kéo dài và tiết dịch nhầy.
Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến và thường gặp ở trẻ:
– Sốt: Trong giai đoạn đầu, trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến nặng, có thể cao lên tới 40 độ C.
– Ho, có đờm: Khí quản bị viêm, sưng phồng, tấy đỏ… gây kích thích niêm mạc nên trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, tiết quá nhiều chất nhầy. Chúng thường ho nhiều và kéo dài. Cơn ho có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Nhiều trẻ còn cảm thấy đau rát cổ họng, ho có đờm đục hoặc màu vàng, xanh.
– Khó thở: Do đường thở bị viêm, không khí khó đi vào và đi ra phổi nên trẻ có các biểu hiện như thở mệt, khó thở, thở khò khè, thở bằng miệng… Khi trẻ nằm ngủ có thể thấy các tiếng rít một cách dễ dàng.
– Với những trẻ nhỏ, cha mẹ chú ý sẽ thấy trẻ khóc, ít bú, biếng ăn chán ăn, nôn ói…
Khi mới bị bệnh, trẻ bị viêm phế quản sẽ có biểu hiện như ho khan, ho dữ dội, kèm khàn tiếng nhẹ, người mệt mỏi, sau đó, sốt tăng dần, cao có thể 39 – 39,5 độ C. Trong giai đoạn toàn phát, trẻ ho nhiều hơn và bắt đầu có đờm, kém ăn, một số trường hợp có thể tiếp tục sốt. Sau khoảng 8 – 10 ngày, triệu chứng được cải thiện và trẻ bắt đầu phục hồi.
4. Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm phế quản nếu không được điều trị đúng, kịp thời thì các vi sinh vật có thể di chuyển xuống phổi gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm phổi: vi khuẩn, virus lây lan xuống phổi biến các tế bào nhu mô phổi bị viêm, sưng tấy…
– Áp xe phổi: một trong các biến chứng viêm phế quản là áp xe phổi. Cơ quan này bị tổn thương kéo dài dai dẳng dẫn đến tăng giảm huyết áp bất thường, khó thở, tác động tới tim mạch…
– Suy hô hấp: viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, tràn khí màng phổi, gây nguy hại tới tính mạng.
– Tăng nguy cơ bị hen phế quản: lớp niêm mạc phế quản không được điều trị có thể bị tổn thương kéo dài, tăng nguy cơ bị hen phế quản.
5. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp chẩn đoán chuyên biệt như:
– Kiểm tra đờm và nước mũi: giúp tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh là virus, vi khuẩn và chính xác từng chủng.
– Xét nghiệm máu: viêm phế quản thường thấy bạch cầu tăng, đa số là bạch cầu đa nhân trung tính.
– Đo oxy xung: giúp đo lượng oxy trong máu bằng cách đặt một cảm biến nhỏ lên đầu ngón tay hoặc ngón chân sau đó đọc kết quả.
– Chụp X-quang ngực: cho hình ảnh mô, xương và cơ quan bên trong ngực. Viêm phế quản thường có hình ảnh nốt hoặc đốm mờ. Ngoài ra, nó còn giúp loại trừ tình trạng viêm phổi.
Từ đó, bác sĩ biết được tình trạng, mức độ, nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ rồi có phương pháp điều trị phù hợp.
6. Điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Để điều trị bệnh viêm phế quản dứt điểm, cha mẹ cần thực hiện các phương pháp sau đây:
– Sử dụng thuốc:
Nguyên nhân chính gây viêm phế quản là do virus nên trong hầu hết các trường hợp không sử dụng kháng sinh. Nếu trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn mới được chỉ định dùng kháng sinh.
Chủ yếu trẻ bị viêm phế quản sẽ được điều trị triệu chứng như:
- Sốt cao trên 38 độ C, đau nhẹ: dùng acetaminophen hoặc ibuprofen giúp hạ sốt, giảm đau đầu, đau họng. Với trường hợp sốt nhẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, không ủ kín hoặc mặc đồ có chất liệu tổng hợp.
- Ho nhiều: trẻ lớn có thể chỉ định uống dextromethorphan để giảm ho, bớt khó chịu đường thở.
- Khó thở: sử dụng thuốc giãn phế quản để làm giãn cơ phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn.
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân theo liều lượng và thời gian để điều trị bệnh dứt điểm. Không được tự ý đổi liều hay ngừng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.
– Làm sạch đường phế quản:
Bên cạnh việc dùng thuốc, để trẻ thở dễ dàng hơn cha mẹ nên giúp trẻ tống được đờm nhớt ra khỏi cuống phổi bằng cách hướng dẫn trẻ ho, khạc đờm. Với trẻ nhỏ chưa thể tự mình ho khạc đờm, cha mẹ có thể hút đờm nhớt cho trẻ.
– Uống nhiều nước mỗi ngày:
Để giúp trẻ bị viêm phế quản làm dịu vết xung huyết, sưng tấy, bù lượng nước bị mất khi sốt… cha mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ còn bú thì nên cho bé bú nhiều cữ hơn.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ:
Khi trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mau chóng hồi phục. Các món dễ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể tốt cho trẻ như thịt, cá, trứng gà, sữa bò, sữa chua, rau cải xanh, cà rốt… Tránh để trẻ bị bệnh ăn bánh kẹo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
7. Dự phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Để ngăn ngừa tái phát bệnh, cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không khói thuốc để trẻ không cảm thấy khó chịu, dự phòng lây lan vi khuẩn xuống đường hô hấp dưới. Đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là thời điểm giao mùa, mùa đông.
Đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh hoặc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Norikid Plus. Siro cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt là thành phần Aquamin F – chiết xuất từ tảo biển đỏ vùng biển Alage – Nhật Bản chứa các vi chất quý từ tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua NoriKid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm phế quản ở trẻ. Mong rằng với các kiến thức này, cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ mau chóng khỏi bệnh. Chúc cả gia đình thật nhiều sức khỏe.