Hiện nay, dịch cúm mùa đang bùng phát mạnh mẽ với số ca mắc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu. Trẻ bị cúm nếu không được chăm sóc đúng cách có thể kéo dài bệnh, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa. Do đó, bố mẹ cần nhận diện sớm các dấu hiệu của cúm và có phương pháp chăm sóc phù hợp để giúp con nhanh hồi phục.
Mục lục
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị cúm
Trẻ bị cúm thường có những dấu hiệu như:
- Sốt cao đột ngột (>38,5°C), có thể kéo dài 2-3 ngày
- Ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng
- Đau nhức cơ thể, mệt mỏi, quấy khóc
- Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa
- Một số trường hợp có thể kèm theo tiêu chảy nhẹ
- …
Nếu bé có biểu hiện sốt cao không giảm, khó thở hoặc li bì, hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Khi thấy trẻ có dấu hiệu cúm việc chăm sóc đúng sách rất quan trọng không chỉ ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn mà còn giúp trẻ mau chóng phục hồi. Dưới đây là 7 việc cần làm để chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà.
1. Hạ sốt đúng cách

Khi trẻ sốt trên 38,5°C, có thể cho bé uống paracetamol theo đúng liều lượng (10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ với trẻ lớn hơn, còn trẻ sơ sinh là 6-8 giờ). Nên dùng thuốc dạng bột hoặc siro để trẻ dễ uống, nhanh chóng đạt hiệu quả. Trường hợp trẻ uống hạ paracetamol không hạ cần cho trẻ đi thăm khám.
Với trường hợp trẻ sốt dưới 38,5°C, có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách:
- Lau mát cho bé bằng khăn ấm tại trán, nách, bẹn giúp hạ sốt hiệu quả. Thay khăn 2-3 phút mỗi lần
- Nới lỏng bỉm và mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh cơ thể quá nóng.
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước
2. Để bé được nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc

Trẻ bị cúm cần được nghỉ ngơi tại nhà, tránh đến trường hoặc nơi đông người để hạn chế lây lan dịch bệnh. Cúm là bệnh về hô hấp rất dễ lây lan, bên cạnh đó khi trẻ bị cúm sức đề kháng đã giảm nếu gặp phải vi khuẩn virus gây bệnh khác trẻ sẽ dễ bị bệnh chồng bệnh.
- Đảm bảo phòng ngủ của bé thoáng mát, có độ ẩm phù hợp, không quá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ khác để tránh lây nhiễm.
3. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, khi bị cúm đều có hiện tượng mệt mỏi chán ăn. Vì vậy hãy:
- Cho bé ăn các món cháo, súp dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo gà, cháo thịt bằm với rau củ.
- Tăng cường các thực phẩm chứa kẽm và sắt như thịt bò, cá, trứng để giúp cơ thể bé nhanh phục hồi.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi giúp bé tăng cường đề kháng.

Ngoài các thực phẩm trên mẹ nên cho bé sử dụng thêm siro Norikid Plus – là sản phẩm bổ sung dưỡng chất giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe sau cúm. Norikid Plus giúp bổ sung kẽm, selen, lysine và các vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ bé ăn ngon miệng hơn.
4. Bổ sung đủ nước cho bé
Khi bị cúm, cơ thể trẻ dễ bị mất nước do sốt cao, đổ mồ hôi nhiều. Vì vậy, ba mẹ cần cho bé uống đủ nước để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Các loại nước nên bổ sung bao gồm: nước lọc, nước cam, nước ép dưa hấu, nước mật ong (đối với trẻ trên 1 tuổi), súp gà hoặc nước hầm xương.
- Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ nên cho bé bú mẹ thường xuyên để bổ sung nước và dinh dưỡng.
- Ngoài ra, dung dịch oresol giúp bù nước và điện giải rất hiệu quả trong trường hợp bé bị mất nước nghiêm trọng.
5. Cải thiện tình trạng ho, nghẹt mũi

Khi bé bị nghẹt mũi, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày để làm loãng dịch nhầy, giúp bé dễ thở hơn.
- Có thể dùng máy hút mũi để hỗ trợ loại bỏ chất nhầy trong mũi, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều lần trong ngày.
- Xông hơi bằng gừng, tỏi hoặc tinh dầu tràm có thể giúp bé dịu cơn ho và dễ thở hơn.
- Đối với trẻ trên 1 tuổi, ba mẹ có thể cho bé uống nước ấm pha mật ong và chanh để giảm ho tự nhiên
6. Bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ
Trẻ bị cúm dễ bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chính vì vậy cần bổ sung men vi sinh để giúp cân bằng hệ tiêu hóa, hỗ trợ bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Men vi sinh Norita giúp bổ sung 3,5 tỷ lợi khuẩn bào tử Bacillus clausii, Bacillus subtilis giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tiêu chảy, đầy hơi và tăng cường sức khỏe đường ruột. Norita còn giúp bé hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó nâng cao sức đề kháng.
7. Phòng lây chéo
Để bảo vệ bản thân người chăm sóc cũng như tránh lây chéo cho trẻ hãy:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh lây chéo.
- Đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ bị cúm.
- Khử khuẩn đồ chơi, vật dụng mà bé hay tiếp xúc.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác khi chưa hồi phục hoàn toàn.
Khi nào trẻ có thể hoạt động lại bình thường?
Trẻ có thể quay lại trường hoặc hoặc tham gia các hoạt động công cộng, vui chơi đông người khi không còn các triệu chứng cúm nghiêm trọng như sốt, ho nhiều, khó thở.
- Nên để bé nghỉ ngơi thêm ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt mà không cần dùng thuốc hạ sốt để đảm bảo sức khỏe ổn định.
- Nếu bé còn ho nhẹ nhưng vẫn ăn uống tốt, chơi bình thường, ba mẹ có thể cho bé đi học trở lại, tuy nhiên nên đeo khẩu trang và giữ vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm cho các bạn khác
Kết luận: Cúm mùa là bệnh phổ biến nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Phụ huynh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh và bổ sung sản phẩm hỗ trợ như Norikid Plus và Norita để giúp bé khỏe mạnh hơn sau cơn cúm.