Chăm sóc và nuôi dạy trẻ luôn là một hành trình nhiều khó khăn đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Khi con lên 1 tuổi, đã có rất nhiều sự thay đổi. Vậy, chăm sóc trẻ 1 tuổi như thế nào để bé phát triển tốt nhất? Hãy dành ít phút tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Sự phát triển của trẻ 1 tuổi như thế nào?
Trải qua 1 năm đầu đời, trẻ đã có sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Chúng không còn là những em bé sơ sinh nữa mà đã dần trở thành một đứa trẻ hiếu động và độc lập hơn. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển vượt trội về cả thể chất, kỹ năng vận động, khả năng nhận thức và ngôn ngữ giao tiếp. Cụ thể:
Về thể chất
Cân nặng và chiều cao là những chỉ số quan trọng cho thấy tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Khi bé tròn 1 tuổi, cân nặng đã tăng gấp 3 lần so với lúc mới chào đời. Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của WHO, em bé có thể đạt được những cột mốc sau:
- Bé trai: Cân nặng trung bình 9,6kg và chiều cao trung bình 75,7cm.
- Bé gái: Cân nặng trung bình 8,9kg và chiều cao trung bình 74cm.
Kể từ 1 tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ chậm lại.
Về kỹ năng vận động
Trong giai đoạn này, trẻ không ngừng học tập kỹ năng mới, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã có thể chuyển từ bò sang tập đi. Bé có thể đứng một cách độc lập, lần theo các đồ vật trong nhà và tập tễnh bước, hoặc bước đi chắc chắn khi được mẹ dắt tay. Nhiều trẻ khi đủ 12 tháng đã có thể tự bước đi mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ nữa.
Ngoài ra, trẻ 12 tháng tuổi cũng đã biết cách phối hợp các động tác một cách khéo léo hơn. Chúng biết xếp các đồ vật chồng lên nhau và nhặt chính xác món đồ chúng yêu thích.
Về cảm xúc và giao tiếp xã hội
Trẻ 1 tuổi đã có thể nhận biết được đâu là người quen, đâu là người lạ. Chúng thường có biểu hiện nhút nhát, sợ hãi và chạy trốn khi tiếp xúc với người lạ. Khi thấy người quen từ xa, chúng sẽ nhoài người theo và mỉm cười thích thú.
Về khả năng ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ của trẻ 12 tháng tuổi cũng có sự tiến bộ bất ngờ. Bé đã có thể nói được những âm tiết đơn giản, hoặc ghép 2-3 âm tiết với nhau. Chúng cũng có thể cố gắng bắt chước khuôn miệng khi mọi người nói chuyện với bé và tạo ra nhiều âm thanh bập bẹ.
Về nhận thức
Trẻ 1 tuổi tự phát triển nhận thức bằng cách khám phá mọi thứ. Chúng có thể tìm thấy những đồ vật được giấu đi, đưa đồ vật cho người khác khi được yêu cầu. Em bé cũng biết cách bắt chước các cử chỉ của người lớn một cách linh hoạt.
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi bị sốt
Sốt là hiện tượng cơ thể trẻ phản ứng lại để chống chọi với một số tác nhân gây bệnh. Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn bình thường khoảng 1-2 độ, thường là 38 độ khi đo ở nách và 38,5 độ khi đo ở miệng hoặc hậu môn.
Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ 12 tháng tuổi có thể kể đến như mọc răng, do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm, sau tiêm chủng,… Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục không hạ kèm theo đó là một số dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi, ngủ li bì, quấy khóc không ngừng, thở gấp,… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ 12 tháng tuổi hay ốm vặt
Giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ sẽ nhận được hệ miễn dịch thụ động chủ yếu qua sữa mẹ, đến khi tròn 3 tuổi trẻ mới phát triển được hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Do đó, trẻ 1 tuổi có nguy cơ bị ốm vặt khá cao, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc môi trường sống kém vệ sinh. Một số trường hợp trẻ biếng ăn, lười bú dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, làm hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn đến tình trạng trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp hay tiêu hóa.
Biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
Biếng ăn, lười bú là tình trạng phổ biến mà hầu như bé nào cũng gặp phải trong những năm tháng đầu đời. Biếng ăn ở trẻ thường có biểu hiện như trẻ ăn ít hơn bình thường, quấy khóc bỏ ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng không nuốt, mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút,…
Nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống không khoa học, món ăn chưa hợp khẩu vị hoặc do sự thay đổi sinh lý như cai sữa sớm, trẻ mọc răng,… Một số trường hợp, trẻ quá mải mê tập tành kỹ năng mới mà quên đi việc ăn uống. Ngoài ra, trẻ có thể biếng ăn do bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm amidan, viêm họng,…
Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó bé sẽ ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, biếng ăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, bé chậm tăng cân, chậm lớn, dễ ốm vặt,…
Trẻ 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa
Mặc dù giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã từng bước hoàn thiện hơn nhưng vẫn khó tránh khỏi các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Một số biểu hiện đặc trưng cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề như:
- Tiêu chảy: Là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày, kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, sốt, chướng bụng, phân nhầy, kém ăn,… Thường xuất hiện do nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, kém hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn,…
- Táo bón: Là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên, khoảng 2-3 ngày mới đi một lần hoặc phân rắn đóng khuôn, như phân dê,… Thường xuất hiện khi chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, pha sữa quá đặc,…
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 1 tuổi phát triển khỏe mạnh!
Trong những năm tháng đầu đời, chăm sóc trẻ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi bậc phụ huynh. Để giúp bé yêu phát triển tốt nhất, cha mẹ hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm chăm sóc trẻ 1 tuổi dưới đây.
Chăm sóc dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ 1 tuổi nên ăn 3 bữa chính, xen kẽ các bữa chính là khoảng 3-4 cữ sữa (có thể là bú mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi). Giai đoạn này, trẻ đã mọc răng tương đối nên cha mẹ có thể cho bé ăn các món mềm như bún, phở, mì,… thay vì suốt ngày ăn cháo, bột.
Trung bình, một ngày cơ thể trẻ cần khoảng 1000kcal để đáp ứng nhu cầu phát triển. Mẹ nên đảm bảo bữa ăn hàng ngày của bé có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất, bao gồm:
- Chất bột đường từ gạo, ngũ cốc, lúa mì, ngô, khoai,…
- Chất đạm từ thịt, cá, trứng, các loại đậu, sữa, tôm, cua,…
- Chất béo từ dầu thực vật, bơ, sữa,…
- Vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi,…
Ngoài ra, trong giai đoạn này cha mẹ cần lưu ý, trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như Canxi, Sắt, Vitamin D, Kẽm, Vitamin A, Iod, Vitamin C,… để giúp bé phát triển toàn diện cả về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.
Giúp trẻ ngủ ngon
Đối với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày chúng cần ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày. Trong đó có một giấc ngủ dài vào ban đêm và 1-2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày, giấc ngủ ngắn vào buổi sáng sẽ giảm dần và biến mất, chỉ còn một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 1,5-2 giờ.
Để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tạo thói quen cho bé đi ngủ đúng một khung giờ cố định trong ngày, nên cho bé đi ngủ khoảng từ 8-9 giờ tối hôm trước và thức dậy lúc 6-8 giờ sáng hôm sau.
- Chuẩn bị một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, mát mẻ, đủ tối.
- Cho bé chơi đùa nhiều hơn vào ban ngày nhưng không nên cho bé nô đùa quá mức hoặc xem TV, điện thoại ngay trước khi đi ngủ.
- Massage nhẹ nhàng cho bé, kết hợp kể cho bé nghe một câu chuyện để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Giữ an toàn cho bé
Em bé của bạn giờ đã chập chững những bước đi đầu tiên và trở nên năng động hơn trước rất nhiều. Do vậy, cha mẹ cần hết sức cảnh giác khi chăm sóc trẻ. Một số cách để giữ an toàn cho trẻ như:
- Để những đồ vật dễ vỡ ở xa tầm tay của trẻ, các đồ vật không chắc chắn cũng cần được giấu đi vì trẻ không thể phân biệt được đâu là đồ vật an toàn để bám vào khi tập đi.
- Tạo cho bé một không gian vận động an toàn, nên có hàng rào chắc chắn để đảm bảo bé không ra ngoài khu vực nguy hiểm.
- Đặt những đồ vật nhỏ xa tầm tay của bé để tránh nguy cơ trẻ nhặt và cho vào miệng, nguy cơ gây hóc, nghẹn.
- Bé 1 tuổi rất thích chơi với nước, đặc biệt là những ngày nắng nóng, cha mẹ cần cảnh giác không cho trẻ ở một mình gần hồ nước, bể bơi,…
Tương tác và trò chuyện
Đây là giai đoạn bé mong muốn được nói chuyện với mọi người hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian chơi đùa và trò chuyện với bé nhiều hơn. Kể cả khi bé chưa biết nói, nhưng bé sẽ rất thích thú, cười khanh khách và đáp lời khi được nói chuyện cùng. Thường xuyên trò chuyện với bé cũng giúp bé nhạy cảm hơn với âm thanh và phát triển khả năng ngôn ngữ sau này.
Ngoài nói chuyện, cha mẹ cũng có thể chơi đồ chơi cùng bé, hát cho bé nghe, hoặc cùng bé đọc một quyển sách. Cha mẹ cũng nên lưu ý, trong giai đoạn này cha mẹ cần giữ sự bình tĩnh, kể cả khi bé quá tinh nghịch hay làm điều không đúng. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo bé những điều nên và không nên. Đừng vội quát mắng bé vì điều này chỉ gây phản tác dụng mà thôi.
Tẩy giun cho bé
Tẩy giun cho trẻ là vấn đề cần quan tâm ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở những khu vực có điều kiện vệ sinh không tốt, cơ thể trẻ chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện dễ nhiễm giun sán. Theo quyết định số 6437/QĐ-BYT Bộ Y tế ban hành, trẻ được khuyến khích tẩy giun khi đủ 12 tháng tuổi với liều lượng như sau:
- Trẻ từ 12-24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg một liều duy nhất.
- Trẻ từ 24 tháng trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg một liều duy nhất.
Nên cho trẻ uống sau khi ăn, mẹ có thể nghiền thuốc pha với nước cho bé uống dễ dàng hơn.
Chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn
Đối với trẻ 1 tuổi biếng ăn, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để giúp bé ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn:
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, có thể cho bé ăn chung với gia đình và tuyệt đối không quát mắng, ép buộc bé phải ăn thật nhiều.
- Chia bữa ăn chính thành các bữa nhỏ hơn, tuy nhiên cần lưu ý sắp xếp khoảng cách mỗi bữa ăn ít nhất là 2 giờ, các bữa chính cách nhau ít nhất 4 giờ để cơ thể của bé kịp tiêu hóa thức ăn và sẵn sàng cho bữa tiếp theo.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn của bé, ưu tiên các món ăn chúng yêu thích, có thể bày trí thức ăn thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh để bé cảm thấy ngon miệng hơn.
- Không cho trẻ ăn vặt hay uống sữa ngay trước bữa ăn chính.
- Giúp trẻ tập trung hơn vào bữa ăn bằng cách không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, điện thoại,…
- Cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ giấc, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài trên 30 phút, nếu quá thời gian này, mẹ có thể dừng bữa ăn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé các vi chất dinh dưỡng như giúp kích thích vị giác, bé ăn ngon miệng hơn. Hiện nay, một sản phẩm siro ăn ngon đang được hàng ngàn mẹ tin dùng đó là Norikid Plus!
Norikid Plus bổ sung hệ vi chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm Lysine, Kẽm, Vitamin A, D3, K2, Magie, Canxi,… không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Sản phẩm cũng cung cấp Cao nấm men bia, enzyme tiêu hóa và chất xơ hòa tan Inulin hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy,…
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là những thông tin liên quan đến sự phát triển của trẻ 1 tuổi và những kinh nghiệm chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, mẹ hãy gọi ngay đến số điện thoại 0932.362.85 để được chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-development-1-year-old
- https://www.verywellfamily.com/1-year-old-developmental-milestones-289864