Bước sang tháng thứ 8, em bé của cha mẹ đã “khôn lớn” hơn rất nhiều. Chúng ngày càng hiếu động hơn, cười nhiều hơn và di chuyển nhiều hơn vài tháng trước. Vậy, chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất? Hãy cùng dành ít phút tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Sự phát triển của trẻ giai đoạn 8 tháng tuổi
Khi được 8 tháng tuổi, em bé bắt đầu tò mò về mọi thứ và bận rộn học các kỹ năng mới mỗi ngày. Qua đó, thể chất, kỹ năng vận động và cảm xúc của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều.
Về thể chất
Nhìn chung, trong giai đoạn này, cân nặng và chiều cao của em bé vẫn phát triển với một tốc độ đều đặn nhưng không nhanh bằng giai đoạn trước 6 tháng tuổi. Sang đến tháng thứ 8, bé có thể đạt được mốc cân nặng trung bình 7,9 kg đối với bé gái và 8,6 kg với bé trai; chiều cao trung bình khoảng 68,7 cm đối với bé gái và 70,6 cm đối với bé trai. Sau đó, mỗi tháng bé sẽ tăng khoảng 400 – 500 g cân nặng và 1,5 – 2 cm mỗi tháng cho đến khi được 12 tháng tuổi.

Kỹ năng vận động
Em bé 8 tháng tuổi đã biết làm thật nhiều thứ khiến cha mẹ phải ngạc nhiên. Dưới đây là một số “thành tựu” bé đạt được khi bước sang 8 tháng tuổi:
- Bé có thể bắt đầu bò ngay sau khi ngồi vững mà không cần ai hỗ trợ. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không biết bò cho đến khi gần 1 tuổi, có trường hợp bé chuyển sang giai đoạn tập đi luôn mà bỏ qua giai đoạn bò.
- Nhiều em bé 8 tháng tuổi có thể vịn vào các đồ vật trong nhà và tự kéo cơ thể mình đứng lên, tuy nhiên bé không thể tự đứng một mình hay tự ngồi xuống mà sẽ cần sự hỗ trợ.
- Hoạt động ngón tay của trẻ trong giai đoạn này cũng đã linh hoạt hơn, bé có thể cầm chắc đồ chơi, chuyền từ tay nọ sang tay kia. Chúng có thể dùng tay chỉ vào đồ vật chúng muốn lấy ở phía xa.
Các giác quan
Cùng với sự tò mò khám phá thế giới xung quanh, các giác quan của trẻ cũng trở nên nhạy bén hơn. Trẻ có thể nhìn và nhận ra người thân hoặc các đồ chơi yêu thích ở tầm xa và lập tức bò đến đó. Ở giai đoạn này, trẻ cũng rất thích nhìn các bức ảnh nhiều màu sắc khác nhau.
Giao tiếp và ngôn ngữ
Khi được 8 tháng tuổi, bé đã có thể nghe hiểu được những từ ngữ đơn giản trong lời nói của mẹ, chúng có thể phân biệt và chỉ đúng tên vật dụng thường dùng. Bên cạnh đó, em bé cũng đã có thể nói được một số từ đơn giản như “mama”, “baba”,…

Về cảm xúc
Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhận biết những cảm xúc đơn giản của mọi người xung quanh. Khi gặp người thân quen, họ chơi đùa và cười với bé, bé sẽ nhoẻn miệng cười đáp lại. Ngược lại, trẻ sẽ thường cảnh giác, thậm chí là chạy trốn, quấy khóc khi tiếp xúc với người lạ. Khi bị quát mắng hay nói quá to, trẻ cũng sẽ cảm thấy sợ hãi và khóc nhè.
Kiến thức cơ bản khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi chăm sóc trẻ giai đoạn 8 tháng tuổi:
Chế độ ăn của trẻ 8 tháng tuổi
Khi được 8 tháng tuổi, nhiều bé vẫn đang làm quen với việc ăn dặm. Khi bé đã cảm thấy quen dần với chế độ thức ăn đặc, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng hơn và tăng tần suất các bữa ăn trong ngày để đảm bảo nhu cầu cơ thể trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mẹ vẫn nên kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ (hoặc ăn sữa công thức) với chế độ ăn dặm hợp lý để trẻ phát triển tốt nhất. Mỗi ngày nên cho trẻ bú từ 3 – 4 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 150 – 200 ml và bổ sung 2 – 3 bữa ăn dặm hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu cơ thể trẻ.
Chế độ ngủ của trẻ 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi vẫn cần giấc ngủ từ 12 – 15 giờ mỗi ngày, trong đó giấc ngủ ban đêm thường kéo dài khoảng 10 giờ và 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Giai đoạn này, cha mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ khoa học, đúng giờ giấc để bé phát triển tốt nhất.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp
Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý:
- Trẻ mọc răng: Kể từ sau 6 tháng tuổi, em bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên có những trẻ đến tháng thứ 8 mới bắt đầu mọc răng sữa. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng của trẻ qua các biểu hiện như chảy nước dãi nhiều, nướu sưng đỏ, em bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sốt cao,…
- Trẻ 8 tháng bị sốt: Trẻ 8 tháng bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là sốt mọc răng, sốt sau tiêm vaccine, do cảm cúm, nhiễm khuẩn,… Nếu trẻ sốt trên 38 độ kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
- Bé 8 tháng bị táo bón: Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi, phần lớn là xuất phát từ chế độ ăn hàng ngày. Nếu mẹ cho bé ăn một số thực phẩm khó tiêu hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
- Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy: Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoạt động trơn tru như người trưởng thành, do vậy trẻ vẫn dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột,…
- Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi,… là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp mà trẻ 8 tháng tuổi dễ gặp phải do hệ miễn dịch còn non yếu, các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Trẻ 8 tháng biếng ăn: Đây là vấn đề “khủng hoảng” mà nhiều cha mẹ phải đối mặt. Nếu trẻ bỗng dưng ăn ít hơn bình thường có thể là do một số nguyên nhân như cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, ép trẻ ăn món ăn chúng không thích, do bệnh lý như viêm họng, rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon miệng,…

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh!
Để bé yêu phát triển khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng cùng các bạn cùng trang lứa, cha mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi dưới đây.
Chăm sóc dinh dưỡng
Bên cạnh việc xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, cha mẹ cần đảm bảo các bữa ăn của trẻ có đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Khi bé được 8 tháng tuổi, cơ thể bé cần:
- Tinh bột: Khoảng 50 – 60 g mỗi bữa, nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu là gạo, có thể thay thế bằng ngũ cốc, lúa mì,…
- Đạm: Khoảng 50 – 60 g đạm cho mỗi bữa, mẹ có thể bổ sung đạm cho bé qua các nhóm thực phẩm như thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, tôm,…
- Chất béo: Khoảng 10 – 15 g chất béo, nguồn cung cấp chất béo có thể từ các loại hạt, dầu thực vật,…
- Vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin khoáng chất từ trái cây và rau xanh như cải bắp, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, nấm rơm,…
Giai đoạn này, mẹ nên thay đổi đa dạng các nhóm thực phẩm để bé tập làm quen với các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đối với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ nên nghiền nhuyễn thức ăn, cho bé ăn thức ăn loãng rồi đặc dần để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Giúp bé có giấc ngủ ngon
Giấc ngủ vẫn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 8 tháng tuổi. Ngoài việc xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ giấc, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn:
- Vào ban ngày nên cho bé vận động thật nhiều.
- Trước khi đi ngủ tránh vận động, cười đùa quá mức.
- Trước khi đi ngủ, mẹ có thể cho bé tắm nước ấm, kết hợp massage nhẹ nhàng để em bé cảm thấy thư giãn, thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.
- Nếu bé tỉnh dậy lúc nửa đêm, mẹ nên chờ khoảng 30 giây trước khi dỗ bé để tập cho bé cách tự ngủ lại.
- Tập cai sữa ban đêm để cả mẹ và bé đều có một giấc ngủ trọn vẹn.
☛ Đọc thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc?
Kích thích phát triển trí tuệ
8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ ham học hỏi, tìm tòi và khám phá, cha mẹ có thể kích thích giúp bé phát triển trí tuệ bằng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên đọc sách cho bé nghe hoặc cho bé nghe những ca khúc hay phù hợp với lứa tuổi để bé phát triển ngôn ngữ.
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng cách để đồ chơi yêu thích của bé ra xa, buộc bé phải bò hoặc vươn tay ra lấy.
- Dạy bé cách sử dụng cả 5 ngón tay khi cầm nắm mọi vật và phối hợp hai tay linh động hơn.
- Cho trẻ chơi các trò chơi có tính chất lựa chọn, trò này sẽ giúp bé tăng cường khả năng phân biệt màu sắc, hình dạng.

Tập cho bé thói quen sinh hoạt khoa học
Bé 8 tháng tuổi thường đã ngồi vững mà không cần ai hỗ trợ, mẹ nên cho bé tập ngồi bô. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ngồi lâu, không vừa ngồi bô vừa ăn,… Ngoài ra, cha mẹ nên lập cho trẻ một lịch trình sinh hoạt khoa học, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi đúng giờ giấc để tập cho bé thói quen sống đúng giờ sau này.
Giữ an toàn cho trẻ 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi thực chất rất hiếu động, do vậy cha mẹ cần để mắt đến bé nhiều hơn. Trẻ đã có thể trườn bò, lăn lộn xung quanh nhà, cha mẹ nên tạo không gian đủ rộng và an toàn cho bé. Ngoài ra, nên để các đồ vật nhỏ xa tầm tay của trẻ, tránh để trẻ cho vào miệng gây hóc, nghẹn,…
Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón
Khi trẻ có biểu hiện táo bón, phân khô, vón cục như phân dê,… cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của bé, tăng cường uống nước ấm, bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả tươi, rau xanh,… Cha mẹ cũng cần tập cho bé thói quen đi đại tiện vào một thời điểm trong ngày. Lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc xổ cho trẻ nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trẻ 8 tháng bị sốt nên làm gì?

Khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ có thể dùng các biện pháp sau để hạ sốt cho bé:
- Dùng nước ấm lau mát người cho bé.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi để thoát nhiệt nhanh hơn.
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn để hạ nhiệt cơ thể.
Nếu trẻ sốt trên 38oC kéo dài không hạ hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, quấy khóc nhiều, ban đỏ trên da, đi ngoài ra máu, cứng cổ bất thường,… cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn
Nếu trẻ 8 tháng tuổi có biểu hiện biếng ăn, ăn ít, lười bú, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Kiểm tra lại thực đơn hàng ngày xem có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không.
- Xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ theo nguyên tắc từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc và làm quen với từng loại thực phẩm để trẻ thích ứng dần.
- Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo mặc dù bé ăn ít nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng.
- Không nên cho bé ăn vặt ngay trước bữa chính, không cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại, TV,…
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, không nên quát mắng, thúc ép trẻ ăn thật nhiều mà hãy động viên khuyến khích trẻ nhiều hơn.
- Cho trẻ ăn đúng giờ giấc, khoảng cách giữa các bữa ăn ít nhất là 2-3 giờ để bé cảm thấy đói và ăn được nhiều thức ăn hơn.
- Thay đổi cách chế biến món ăn đa dạng, bày trí thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh, đẹp mắt để kích thích vị giác của bé.
☛ Đọc thêm: Mách mẹ 16+ cách trị biếng ăn cho trẻ tại nhà hiệu quả
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo bổ sung cho bé Siro ăn ngon Norikid Plus, cung cấp vi chất dinh dưỡng như Lysine, Vitamin A, D3, K2, Canxi, Kẽm, Magie,… giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Bên cạnh đó, Norikid Plus còn bổ sung Cao men bia và chất xơ hòa tan Inulin thực vật giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy. Đây chính là “bí quyết” giúp đánh bay biếng ăn ở trẻ đã được hàng ngàn mẹ tin dùng!

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin chi tiết về quá trình phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ phát triển khỏe mạnh. Hi vọng rằng qua đây, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp bé yêu phát triển tốt nhất!