Bước sang tháng thứ 9, trẻ đã có sự phát triển vượt trội và đang tiến gần hơn đến những bước đi đầu đời. Vậy, chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi như thế nào để bé yêu phát triển tốt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Sự phát triển của trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi
Đối với nhiều bậc cha mẹ, 9 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của em bé. Kể từ tháng thứ 6 trở đi, tốc độ tăng trưởng của trẻ đã chậm lại. Đến tháng thứ 9, trọng lượng của bé đã có thể gấp khoảng 3 lần và chiều cao tăng thêm khoảng 20 cm so với lúc mới chào đời. Theo bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ 9 tháng tuổi có thể đạt được mức chiều cao – cân nặng trung bình như sau:
- Bé trai: Cân nặng trung bình 8,9 kg và chiều cao trung bình 72 cm
- Bé gái: Cân nặng trung bình 7,9 kg và chiều cao trung bình 68,7 cm

Ở các tháng tiếp theo, trẻ vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn với tốc độ khoảng 85 – 140 g cân nặng mỗi tuần và khoảng 1 cm chiều cao mỗi tháng. Bên cạnh chiều cao và cân nặng, chu vi vòng đầu cũng là chỉ số phát triển quan trọng cha mẹ cần quan tâm theo dõi. Trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, chu vi vòng đầu của trẻ sẽ tăng trung bình 0,5 cm mỗi tháng.
Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì?
Trải qua một khoảng thời gian dài từ lúc mới sinh, trí não và các cơ quan trong cơ thể của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện. Theo đó, trẻ cũng đã học được nhiều kỹ năng mới, cụ thể như:
Kỹ năng ăn và ngủ
Kể từ khi sinh ra, trẻ đã có cả hai kỹ năng ăn và ngủ. Tuy nhiên, sang đến tháng thứ 9, mọi thứ đã thay đổi khá nhiều. Thức ăn chính của trẻ đã không còn chỉ là sữa mẹ nữa, mà cần phải kết hợp thêm thức ăn dặm.
Ở độ tuổi này, bé cũng hiếu động hơn rất nhiều và mong muốn khám phá mọi thứ theo cách của riêng mình. Bé có thể hào hứng muốn thử tất cả đồ ăn, hoặc đơn giản là cầm và ném thức ăn khắp sàn. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng, hãy để bé tự do khám phá và cầm nắm thức ăn theo ý thích và đừng quát mắng trẻ, hãy chỉ cho bé cách tập ăn đúng cách cũng như theo dõi để tìm hiểu được sở thích ăn uống của con.
Thời gian ngủ của trẻ 9 tháng tuổi cũng đã rút ngắn hơn so với giai đoạn mới chào đời, trung bình một ngày bé sẽ ngủ khoảng 12 – 15 tiếng. Trong đó, giấc ngủ ban đêm thường kéo dài khoảng 10 tiếng và thêm 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Kỹ năng vận động

Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ đã biết cách trườn bò. Ngoài ra, em bé cũng biết cách bám vịn vào những đồ vật trong nhà để tự mình đứng dậy, thậm chí là có bé đã có thể chập chững đi những bước ngắn khi có sự trợ giúp của cha mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp em bé có thể không biết bò mà “nhảy cóc” sang giai đoạn tập đi luôn, vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi đã được 9 tháng mà trẻ vẫn chưa biết bò nhé!
Giao tiếp và ngôn ngữ
Ngôn ngữ của trẻ 9 tháng tuổi đã phát triển hơn và không ngừng hoàn thiện. Giọng bé bắt đầu cao hơn, liên tục phát ra các âm thanh đơn giản như “ê”, “a”, “ba-ba”, “ma-ma”,… Trẻ rất thích thú khi có người nói chuyện cùng bé, trẻ sẽ nhìn theo khẩu hình và tập bắt chước.
Kỹ năng nhận thức và cảm xúc
Khả năng nhận thức của trẻ đang thay đổi từng ngày. Em bé có thể nhận ra những khuôn mặt quen thuộc hàng ngày chăm sóc bé, chơi đùa cùng bé, thậm chí là cười khanh khách, vươn người ra đòi mẹ bế. Mặt khác, trẻ có thể ngoảnh mặt đi, chạy trốn, khóc nhè khi tiếp xúc với người lạ hay khi bị quát mắng.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ 9 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi, nhiều trường hợp cha mẹ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe của bé. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất:
Trẻ 9 tháng tuổi bị sốt
Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với trẻ 9 tháng tuổi, sốt có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như trẻ mọc răng sữa, nhiễm vi khuẩn, virus, viêm phế quản, cảm lạnh, sau khi tiêm phòng,… Đôi khi, có trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân. Khi trẻ có biểu hiện sốt trên 39oC, kéo dài không hạ, hoặc cơ thể có biểu hiện bất thường như ngủ li bì, quấy khóc nhiều, co giật,… mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị táo bón, tiêu chảy
Táo bón và tiêu chảy là 2 dấu hiệu điển hình cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Cụ thể:
- Trẻ bị táo bón: Khi trẻ không đi ngoài trong khoảng thời gian từ 3 ngày trở lên hoặc phân rắn, như phân dê,… thì được coi là táo bón. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ chế độ ăn hàng ngày của trẻ thiếu chất xơ, thực phẩm khó tiêu, thiếu nước,…
- Trẻ bị tiêu chảy: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên hoạt động của hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn gây các vấn đề như đầy chướng bụng, tiêu chảy, phân nát, lẫn chất nhầy,… Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tiêu chảy ở trẻ 9 tháng tuổi là nhiễm khuẩn tiêu hóa, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh,…
Trẻ 9 tháng biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi là hiện tượng trẻ ăn ít hơn, không ăn hết khẩu phần ăn như bình thường. Trẻ có thể từ chối thức ăn bằng nhiều cách khác nhau như chạy trốn, quay mặt đi chỗ khác, quấy khóc, ngậm thức ăn lâu trong miệng không nuốt,… Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như học tập kỹ năng mới làm trẻ quên đi việc ăn uống, trẻ sợ hãi khi bị cha mẹ ép ăn quá nhiều hoặc do bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa,…
Biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và trẻ sẽ sớm quay trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm lớn, chậm tăng cân, dễ ốm vặt,… cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Trẻ 9 tháng bị ho, hắt hơi
Ho, hắt hơi là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc các vấn đề về đường hô hấp. Do ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển toàn diện, cơ thể trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… Đặc biệt, trẻ 9 tháng tuổi thường hay tò mò, khám phá bằng cách cho mọi thứ vào trong miệng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn trong điều kiện vệ sinh không tốt.
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi phát triển tốt
Để trẻ 9 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc nhiều hơn, từ bữa ăn đến giấc ngủ và kích thích phát triển trí tuệ. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Chế độ ăn uống
Bước sang tháng thứ 9, có lẽ em bé của bạn đã quá quen với việc ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Trên thực tế, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ là khác nhau, mẹ cũng cần đánh giá thể trạng của bé, sức khỏe, khả năng vận động và sở thích của bé để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Theo khuyến cáo, bé 9 tháng tuổi cần khoảng 750 – 900 calo mỗi ngày, trong đó khoảng 400 – 500 calo đến từ sữa (khoảng 720 ml sữa) còn lại đến từ chế độ ăn dặm. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính, kết hợp với bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Mỗi bữa chính nên cách nhau tối thiểu 3 – 4 giờ để bé có cảm giác đói và ăn được nhiều thức ăn hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý xây dựng thực đơn của bé sao cho đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất gồm có tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên thay đổi các món ăn mới, hoặc đa dạng cách chế biến để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Một số món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho trẻ 9 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo như cháo lươn, cháo cá hồi, cháo thịt bò, cháo khoai tây, cháo bí đỏ, cháo gà, súp tôm, cháo ngô,…
Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm mẹ nên xây dựng cho trẻ một thói quen ngủ khoa học. Để giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Cho bé đi ngủ đúng giờ giấc, nên để bé ngủ vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Khuyến khích bé vận động nhiều vào ban ngày nhưng không nên chơi đùa quá mức trước khi đi ngủ.
- Trước khi đi ngủ có thể cho bé tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng để em bé có cảm giác thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.
- Thay cho bé tã lót trước khi đi ngủ để bé không bị khó chịu do tã ướt, chật chội,…
- Cho bé ôm gấu hoặc đồ chơi yêu thích khi đi ngủ.
- Không nên cho bé bú sữa lúc nửa đêm để bé có một giấc ngủ trọn vẹn, mẹ cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Giữ an toàn cho bé
Khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần hết sức cảnh giác vì trẻ đã hiếu động hơn rất nhiều và chúng có thể di chuyển đến mọi nơi. Cha mẹ cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động an toàn, có thanh chắn cao và chắc chắn. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý để các đồ vật nhỏ ở xa tầm tay của bé, tránh để chúng nhặt và cho lên miệng rất dễ gây hóc, nghẹn.
Giúp bé phát triển trí não
9 tháng tuổi, khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều, mẹ nên dành thời gian tương tác và chơi với trẻ nhiều hơn. Một số trò chơi có thể giúp kích thích phát triển trí thông minh mà mẹ có thể chơi cùng bé là:
- Giấu đồ vật và đi tìm: Mẹ chọn lấy một đồ vật có âm thanh và giấu đồ vật đó đi, khuyến khích bé đi tìm nó.
- Trò chơi lăn bóng: Mẹ hãy lăn một quả bóng về phía trẻ và khuyến khích bé bắt lấy bóng. Ngược lại, mẹ cũng hướng dẫn bé đẩy bóng trở lại về phía mình.
- Vỗ tay và ca hát: Mẹ hãy mở một bài hát có giai điệu vui tươi, phù hợp với độ tuổi của bé, cùng trẻ hát theo giai điệu và vỗ tay, kể cả khi bé chưa thể nói được.
- Đưa bé đi dạo: Đưa trẻ đi dạo là hoạt động ngoài trời rất tốt cho bé. Ở ngoài trời, mọi thứ đều lạ lẫm và nhiều âm thanh lạ, đây là môi trường hiệu quả để bé phát triển cả nhận thức và các giác quan.
- Đọc sách cho bé: Bé có thể chưa hiểu được lời nói của mẹ, nhưng việc đọc sách cho trẻ nghe có thể giúp kích thích phát triển ngôn ngữ cho bé. Mẹ nên chọn quyển sách nhiều hình ít chữ, kết hợp vừa đọc vừa chỉ cho bé xem.
Chăm sóc trẻ 9 tháng biếng ăn
Đối với các bé 9 tháng tuổi có biểu hiện biếng ăn, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đa dạng thực đơn, thường xuyên thay đổi để đáp ứng khẩu vị của bé, ưu tiên những món ăn bé yêu thích.
- Trang trí món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để kích thích vị giác của bé, giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn.
- Không nên cho bé ăn vặt ngay trước bữa ăn chính, không cho bé xem TV, điện thoại trong khi ăn.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để bé không phải ăn quá nhiều một bữa mà vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi trẻ nhiều hơn, tránh quát mắng, thúc ép trẻ trong khi ăn vì sẽ làm chúng cảm thấy sợ hãi, càng biếng ăn hơn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung cho bé các vi chất dinh dưỡng như Lysine, Vitamin A, B, Kẽm, Sắt, Selen,… giúp kích thích cảm giác ngon miệng cho bé. Một sản phẩm siro ăn ngon dành cho bé biếng ăn đang được hàng ngàn mẹ tin dùng hiện nay mà cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé chính là Norikid Plus!

Siro Norikid Plus là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có bổ sung Aquamin F (chiết xuất từ tảo biển đỏ) cung cấp các vi chất quý giá như Canxi (30%), Magie (2,2%),… giúp nuôi dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, Norikid Plus còn cung cấp Lysine, Kẽm, Vitamin A, D3, K2,… giúp kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, Norikid Plus còn bổ sung Cao men bia và chất xơ hòa tan Inulin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy,… từ đó tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện!
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là những thông tin về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi và những kinh nghiệm chăm sóc giúp bé yêu phát triển tốt nhất. Nếu cha mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellfamily.com/your-9-month-old-baby-development-and-milestones-4172786
- https://www.whattoexpect.com/first-year/month-by-month/month-9.aspx