Nhiều mẹ khi thấy trẻ bị sụt cân thì khá thờ ơ và coi đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị sụt cân do bệnh lý thì lại rất nguy hiểm, nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau đây.
Mục lục
Sụt cân sinh lý là gì?
Sụt cân sinh lý là tình trạng trẻ bị tụt giảm không quá 10% so với số cân nặng lúc mới sinh. Tình trạng thường gặp ở nhóm đối tượng trẻ sơ sinh và sau khoảng 1-2 tuần số lượng cân nặng của trẻ trở lại lại như ban đầu.
Sụt cân bệnh lý là gì?
Trái ngược với sụt cân sinh lý thì sụt cân bệnh lý ở trẻ thường kéo dài, cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng và khó hồi phục so với lúc ban đầu. Đi cùng với đó, trẻ thường có những dấu hiệu bất thường liên quân đến bệnh lý như: biếng ăn, sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn, trẻ quấy khóc, vàng da…
Phân biệt sụt cân sinh lý và sụt cân bệnh lý
Tiêu chí | Sụt cân sinh lý | Sụt cân bệnh lý |
Độ tuổi thường gặp | Trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi | Trẻ từ 1-24 tháng tuổi |
Nguyên nhân | Do quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể | Có thể do trẻ bị nhiễm trùng, bệnh lý đường ruột, hoặc rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, dị ứng |
Triệu chứng/dấu hiệu | Không có các triệu chứng nổi bật, trẻ vẫn hoạt động và phát triển bình thường. | Triệu chứng bao gồm: trẻ bỏ ăn, mệt mỏi, quấy khóc, buồn nôn, vàng da… |
Mức độ nguy hiểm | Không | Rất nguy hiểm |
Khi nào cần gặp Bác sĩ? | Sau khoảng 1-2 tuần nếu trẻ vẫn bỏ ăn, bú ít và chưa hồi phục được cân nặng. | Khi thấy trẻ bị sụt cân và có các biểu hiện bất thường giống như trên thì cần cho gặp Bác sĩ ngay. |
Nguyên nhân gây sụt cân sinh lý và bệnh lý
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân sinh lý và sụt cân bệnh lý ở trẻ như:
1. Sụt cân sinh lý
– Do chế độ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ: Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên trong những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ có thể chưa về nhiều hoặc không đủ lượng. Điều này làm giảm chất dinh dưỡng mà trẻ được nhận dẫn đến sụt cân tạm thời.
– Do trẻ không biết ngậm ti mẹ đúng cách nên sẽ không bú được lượng sữa cần thiết và đủ cho nhu cầu phát triển dẫn tới giảm cân. Hoặc trong một số trường hợp trẻ ti sữa mẹ xong thường bị nôn làm cho em bé không cung cấp được lượng sữa vừa đủ cho cơ thể nên bị thiếu dinh dưỡng.
– Do trẻ ham ngủ: Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều hơn so với trẻ lớn, nhưng vẫn cần thức dậy để bú sữa mẹ khoảng từ 2-3 giờ/ngày. Nếu trẻ ngủ quá nhiều mà không bú sữa có thể dẫn đến tụt cân. Nên mẹ cần chú ý đánh thức trẻ để bú sữa mẹ đúng giờ và đầy đủ.
– Do thay đổi môi trường thích nghi: Nếu như trước đây, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé sẽ được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất cung cấp qua dây rốn và nhau thai thì giờ đây bé sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thông qua việc bú mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra đây cũng là khoảng thời gian bé phải tập làm quen với những yếu tố về môi trường bên ngoài như âm thanh, nhiệt độ, trẻ học cách thích nghi với cuộc sống. Qúa trình này khiến bé có nhiều bỡ ngỡ và chưa quen nên cơ thể phát triển bị chững lại, chậm hơn.
2. Sụt cân bệnh lý
Tình trạng sụt cân bệnh lý ở trẻ thường xuất phát từ các nguyên nhân liên quan đến bệnh nền hoặc do trẻ bị gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dẫn đến trẻ bị ốm yếu, không đủ sức đề kháng và sụt giảm cân nặng.
– Do trẻ biếng ăn: đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt từ 1 đến 3 tuổi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng và bị sụt cân.
– Do các vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng như trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bị bệnh đường ruột… làm cho không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể.
– Do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm da… là một trong những nguyên nhân khiến bé bị sụt giảm cân trầm trọng. Bởi chúng gây ra các triệu chứng khó chịu, sốt, ho, mệt mỏi khiến trẻ bị mệt mỏi, ăn ngủ không ngon nên không nạp đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.
– Do trẻ bị stress hoặc gặp vấn đề về tâm lý: những yếu tố này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây sụt cân.
Để xác định được nguyên nhân chính xác gây ra sụt cân bệnh lý, các cha mẹ tốt nhất nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế hoặc các Bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và hỗ trợ điều trị cho trẻ kịp thời. Tránh những tình trạng để lâu dài quá vừa ảnh hưởng đến cân nặng và quá trình phát triển sau này của trẻ.
Các triệu chứng sụt cân sinh lý và bệnh lý
Dưới đây là các triệu chứng phân biệt tình trạng sụt cân sinh lý và sụt cân bệnh lý ở trẻ:
Sụt cân sinh lý
– Trẻ không ham ăn, kén ăn, bú ít nhưng lại rất ham ngủ.
– Cân nặng của trẻ bị giảm từ từ chứ không giảm đột ngột.
– Trẻ vẫn tham gia vào các hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, không mắc các vấn đề gì liên quan đến các bệnh lý như nhiễm trùng, sốt, bệnh tiêu hóa…
– Trẻ có khả năng hồi phục lại cân nặng ngay sau khoảng 3-4 ngày hoặc trong giai đoạn cụ thể.
Sụt cân bệnh lý
-Trẻ bị sụt cân hoặc mất cân đột ngột không rõ lý do, đây là dấu hiệu đặc biệt quan trọng.
– Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, yếu đuối và từ chối tham gia các hoạt động cùng với mọi người.
– Trẻ bỏ ăn, không muốn ăn hoặc gặp khó khăn trong vấn đề nhai nuốt, tiêu hóa.
– Xuất hiện các triệu chứng bất thường như: sốt, co giật, buồn nôn, da vàng, cơ thể bị gầy xanh xao…
Cách xử lý khi thấy trẻ bị sụt cân
Tùy từng trường hợp và nguyên nhân khác nhau ở mỗi trẻ mà ba mẹ nên bình tình đưa ra những cách xử lý phù hợp cụ thể như sau:
Đối với trẻ bị sụt cân sinh lý
Đây là tình trạng thay đổi tự nhiên của cơ thể trẻ nên cha mẹ không cần can thiệp các biện pháp y tế mà nên tập trung vào cách chăm sóc và hỗ trợ giúp trẻ tập thích nghi. Từ đó sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục cân nặng và phát triển lại như bình thường.
– Mẹ bổ sung thêm đầy đủ các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của mẹ và bé giúp cung cấp lượng sữa dồi dào, đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Tăng cường các cữ bú cho bé, tránh tình trạng để bé bỏ bữa hoặc bú không đủ liều lượng. Trường hợp bé mà ham ngủ mẹ cũng cần đánh thức bé dậy để nạp đầy đủ năng lượng.
– Phương pháp bú cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà mẹ cần giúp bé thích nghi đúng cách, từ đó cung cấp được lượng sữa đầy đủ và giúp bé phát triển lấy lại cân nặng ổn định.
– Tăng cường vận động cho trẻ: khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động để con khỏe khoắn và tăng cường sự hấp thụ calo, tăng cường cơ bắp.
– Cuối cùng, thường xuyên theo dõi sức khỏe và cân nặng của trẻ theo từng chu kỳ để nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy thông báo cho Bác sĩ khắc phục kịp thời.
Đối với trẻ bị sụt cân bệnh lý
Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng của sụt cân bệnh lý thì cha mẹ cần nhanh chóng khắc phục kịp thời và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được các Bác sĩ có chuyên môn kiểm tra chính xác nhất.
– Bác sĩ sẽ cần tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác các nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn và từ đó đưa ra các hướng điều trị.
– Về phía cha mẹ, cần phối hợp với các bác sĩ trong việc điều trị bệnh cho trẻ như: chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, vệ sinh cơ thể, thay đổi môi trường… để giúp trẻ tăng sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh.
– Làm công tác tư tưởng liên quan đến tâm lý cho trẻ, thường xuyên động viên, khích lệ trẻ ăn uống hoặc tham gia hoạt động vận động bên ngoài để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần giữ vững tâm lý, tránh bị hoang mang quá mà gây ảnh hưởng ngược lại với trẻ. Nếu như trong quá trình chăm sóc bé, ba mẹ có gặp khó khăn thì nên nói chuyện trực tiếp với các Bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.