Chỉ sau 6 tháng ngắn ngủi, em bé đã có sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Vậy, chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi như thế nào để con phát triển khỏe mạnh? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Trẻ 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
6 tháng tuổi là giai đoạn đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Em bé đã trải qua nửa năm đầu đời và có nhiều sự thay đổi thú vị khiến nhiều cha mẹ ngạc nhiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển vượt trội cả về thể chất, kỹ năng vận động và nhận thức. Cụ thể:
Về thể chất

Trong những tháng đầu đời, bé vẫn tăng trưởng đều đặn với tốc độ khoảng 140g-200g cân nặng mỗi tuần và 1,5-2,5cm chiều dài mỗi tháng. Khi chạm mốc 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể của bé ít nhất đã gấp đôi so với khi mới chào đời. Qua cột mốc này, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, trung bình một tháng cân nặng tăng thêm khoảng 85-140g và chiều cao tăng thêm khoảng 1cm.
Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, khi được 6 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ là:
- Bé trai: Cân nặng trung bình 7,9kg và chiều cao trung bình 67,6cm.
- Bé gái: Cân nặng trung bình 7,3kg và chiều cao trung bình 65,7cm.
Về nhận thức và các giác quan
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ đã có sự thay đổi nhiều về nhận thức, các giác quan cũng trở nên nhạy bén hơn. Chúng sẽ dễ dàng nhận ra những khuôn mặt quen thuộc và có thể khóc khi thấy người lạ. Em bé cũng thích nhìn vào trong gương để nhìn ngắm chính mình. Chúng trở nên tò mò hơn, muốn khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách cố gắng vươn tay nắm lấy mọi thứ.
Về cảm xúc
Có thể cha mẹ sẽ ngạc nhiên nhưng em bé 6 tháng tuổi đã nhận biết được cảm xúc của cha mẹ, đồng thời chúng cũng đang học cách thể hiện cảm xúc của mình. Khi cha mẹ cười với bé, bé cũng sẽ nhoẻn miệng cười đáp lại. Khi cha mẹ cho chúng chơi những món đồ chơi yêu thích, chúng sẽ tỏ ra thích thú. Tuy nhiên, nếu chơi một trò chơi quá lâu, trẻ sẽ không còn thích thú nữa mà quay đi chỗ khác, ném đồ vật ra xa,… thậm chí là trở nên cáu kỉnh, quấy khóc.
Khả năng vận động

Trẻ 6 tháng tuổi đã biết làm nhiều thứ hơn nhờ khả năng vận động phát triển.
- Bé đã quá quen với động tác lật người, chúng có thể lăn qua lăn lại khắp mọi nơi trên giường.
- Một số em bé đã có những động tác chuẩn bị tập bò, trẻ có thể chống 2 tay xuống đất và đung đưa qua lại, tuy nhiên hầu hết sẽ không bò cho đến khi chúng được khoảng 9-10 tháng tuổi.
- Em bé có thể ngồi dậy khi có sự hỗ trợ, theo thời gian khi phần cơ và xương cổ phát triển cứng cáp hơn, em bé có thể tự chống tay và ngồi dậy.
Giao tiếp và ngôn ngữ
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bập bẹ học nói. Bé có thể lặp lại theo cha mẹ những từ đơn giản như “ba-ba”, “ma-ma”,… Bên cạnh đó, em bé sẽ lắng nghe lời nói của bạn và tự xây dựng vốn từ vựng cho mình.
Các vấn đề cơ bản khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi
Chế độ ăn của trẻ 6 tháng tuổi
Ở các tháng trước đó, bé chủ yếu được cung cấp dinh dưỡng qua sữa mẹ. Khi tròn 6 tháng tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ nên tập cho bé bắt đầu ăn dặm do hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể của bé. Để biết cơ thể trẻ đã sẵn sàng với thức ăn đặc hay chưa, mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Trọng lượng cơ thể của trẻ đã tăng lên gấp 2 lần so với khi mới chào đời.
- Trẻ biết đưa môi dưới ra phía trước khi được mẹ bón.
- Bé có thể giữ cho đầu thẳng và ngồi được khi có sự hỗ trợ.
- Không còn phản xạ đẩy lưỡi khi đưa thức ăn vào miệng.
Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng với bé, mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ phải làm sao?

Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi
Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thời gian ngủ có thể khác nhau ở một số trẻ, trung bình thường kéo dài từ 12-16 tiếng. Trẻ 6 tháng tuổi thường ngủ 2-3 giấc mỗi ngày, trong đó giấc ngủ ban đêm thường kéo dài gần 10 tiếng. Đây là thời điểm thích hợp để cha mẹ xây dựng cho bé một thói quen ngủ khoa học.
Một số vấn đề sức khỏe thường gặp
Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý:
- Trẻ mọc răng: Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ có thể bắt đầu mọc răng sữa. Cha mẹ có thể nhận thấy vùng nướu của bé sưng đỏ và những chiếc răng đầu tiên nhú ra, bé thường chảy nhiều nước dãi, quấy khóc, khó chịu, một số trường hợp sốt cao.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Mặc dù hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để tập ăn dặm nhưng không phải loại thực phẩm nào bé cũng có thể tiêu hóa được. Do vậy, trẻ vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…
- Bệnh lý đường hô hấp: Trẻ 6 tháng tuổi dễ gặp các vấn đề về hô hấp do hệ miễn dịch còn khá non nớt. Trẻ thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt,… hay gặp nhất khi thời tiết giao mùa do đây là giai đoạn các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) phát triển mạnh mẽ.
- Bé biếng ăn, lười bú: Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi, nhất là trong giai đoạn tập ăn dặm. Nguyên nhân là do trẻ chưa kịp thích nghi với món ăn mới, dẫn đến lười ăn, biếng ăn hoặc do cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu do gặp các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, mọc răng,…
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh!
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Chăm sóc dinh dưỡng và các bữa ăn

Như đã đề cập ở trên, cha mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ chậm lớn, chậm tăng cân. (☛ Chi tiết: Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất!)
Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm theo cách sau:
- Nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước và sau khi ăn dặm để bé không bị đói và cảm thấy khó chịu.
- Bắt đầu từ một lượng nhỏ (nửa thìa hoặc ít hơn) để cơ thể bé tập làm quen với dạng thức ăn mới, lượng thức ăn tăng dần theo nhu cầu của bé để giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
- Cho bé ăn thức ăn từ lỏng đến đặc để cơ thể dễ dàng thích nghi, tránh để bé bị nghẹn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
- Khi cho bé tập làm quen với một loại thực phẩm mới, mẹ nên kiên nhẫn cho bé ăn từng ít một, nếu bé không thích thì có thể thử lại vào một thời điểm khác và không nên cố ép trẻ ăn vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
- Xây dựng thực đơn với đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Theo dõi phản ứng của bé khi tiếp xúc với một số thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành,….
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm quá cứng, quá đặc tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa và dẫn đến một số vấn đề như tiêu chảy, táo bón,…
- Lưu ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến món ăn dặm cho bé.
- Các dụng cụ ăn uống của bé cũng nên vệ sinh thường xuyên để tránh nguy cơ gây bệnh cho bé.
Ban đầu, bé có thể có biểu hiện bối rối hoặc từ chối thức ăn dặm. Cha mẹ cũng đừng quá lo lắng và hãy kiên nhẫn tiếp tục cho bé ăn, sau khi bé tập quen với chế độ ăn mới, chúng sẽ sớm ăn uống trở lại bình thường.
Đối với các trường hợp trẻ 6 tháng biếng ăn, lười bú kéo dài, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé Siro ăn ngon Norikid Plus – giải pháp giúp bé yêu ăn ngon miệng hơn! Norikid Plus cung cấp các vi chất thiết yếu như Lysine, Kẽm, Vitamin A, D3, K2, Canxi, Magie,… giúp kích thích vị giác, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể và củng cố hệ miễn dịch.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Giúp bé có một giấc ngủ ngon
Mẹ nên xây dựng cho bé một lịch trình ngủ khoa học. Bé nên có giấc ngủ khoảng 10 tiếng vào ban đêm và 1-3 tiếng vào ban ngày. Để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, mẹ có thể áp dụng cách biện pháp sau:
- Trước khi đi ngủ có thể tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng để bé tự cảm thấy buồn ngủ.
- Cho bé đi ngủ vào một khung giờ cố định.
- Phòng ngủ đảm bảo đủ tối, đủ yên tĩnh, thông thoáng và sạch sẽ.
- Nếu bé tỉnh dậy giữa đêm, mẹ không nên vội dỗ dành bé ngay lập tức, mà nên chờ khoảng 30 giây để bé tự học cách ngủ lại.
- Tập cho bé thói quen cai sữa vào ban đêm sẽ giúp cả mẹ và bé có giấc ngủ ngon.
Chăm sóc răng miệng cho bé
Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, việc chăm sóc răng miệng càng cần chú trọng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng cho bé kể cả khi bé chưa mọc răng. Cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc răng miệng cho trẻ dưới dây:
- Vệ sinh nướu và lưỡi: Dùng một miếng gạc sạch bọc quanh ngón trỏ rồi chấm vào nước muối sinh lý, chà nhẹ lên vùng nướu và bề mặt lưỡi của bé, mỗi ngày nên thực hiện 2 lần.
- Chăm sóc răng sữa: Khi răng mới nhú, cha mẹ có thể thực hiện tương tự như cách vệ sinh nướu nhưng cần chú ý lau sạch sẽ cả trong và ngoài răng, nếu không chăm sóc cẩn thận trẻ rất dễ bị sâu răng. Có thể sử dụng bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em để làm sạch răng.

Chọn cho bé quần áo phù hợp
Trẻ 6 tháng tuổi đã hiếu động hơn rất nhiều và vận động nhiều hơn trước. Cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho bé những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi giúp bé có nhiều không gian vận động hơn mà không bị gò bó, khó chịu. Lúc này, da của em bé vẫn vô cùng nhạy cảm nên lựa chọn quần áo có chất liệu 100% từ vải cotton. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý sử dụng các loại bột giặt, nước giặt, nước tẩy rửa dành do có thành phần dịu nhẹ với da để tránh gây kích ứng da bé.
Trò chuyện và chơi đùa với bé
Để giúp bé yêu phát triển nhận thức, ngôn ngữ và trí tuệ, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện và chơi đùa với bé nhiều hơn. Lúc này, trẻ rất thích nghe những âm thanh xung quanh, cha mẹ nên nói thật chậm rãi với những từ ngữ đơn giản để bé tập làm quen và học cách bắt chước theo.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé tiếp xúc với các món đồ chơi chuyển động, đồ chơi treo,… không chỉ giúp phát triển thị giác mà còn giúp bé cảm thấy thích thú và kích thích trí tò mò ở trẻ, đồng thời tăng cường khả năng vận động cho bé.
Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi để có cách chăm sóc bé yêu phát triển khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellfamily.com/your-6-month-old-baby-development-and-milestones-4172585
- https://www.babycenter.com/baby/month-by-month/6-month-old-baby-milestones-and-development_721